Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài trang chủ

6289. Đôi điều về Ảnh nghệ thuật

Hình ảnh
Đôi điều về Ảnh nghệ thuật Bài và ảnh: Ngọc Dương/PNTB                           Làng Choản Thèn - Y Tý, Lào Cai Đ ể làm rõ khái niệm Ảnh Nghệ thuật , trước hết cần điểm lại thể loại ảnh . Thể loại ảnh được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn của Bộ môn Nhiếp ảnh. Còn ít có bài viết bàn chung về thể loại, nhưng sự khác nhau về thể loại “ ảnh nghệ thuật” và “ ảnh báo chí” thì đã có khá nhiều ý kiến đề cập.   Trong thực tế, chúng ta nghiễm nhiên công nhận một số thể loại ảnh như: ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí, ảnh dịch vụ, ảnh tư liệu khoa học … Rồi chia theo hình thức kỹ thuật như ảnh màu, đơn sắc... Hoặc chia theo chuyên đề như ảnh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, lao động sản xuất, ảnh “nuy”, thời trang... Ở nhiều cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật, chúng ta được chứng kiến những cuộc tranh luận, hoặc phàn nàn đôi khi rất bức xúc rằng, tại sao lại thiên về ảnh báo chí – thời sự, thiếu quan tâm đến ảnh nghệ thuật? Có ý kiến còn cho rằng việc thẩm định ả

6287. "Trứng khôn hơn vịt"

Hình ảnh
  “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t” Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt). Nó thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. Và người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là ( có quyền ) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!      Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không c

6286. Bệnh hình thức

Hình ảnh
Bệnh hình thức PNTB “Hình thức” là biểu hiện bề ngoài cần thiết chứa đựng & phản ánh nội dung của sự vật, con người... Nhưng bằng ý thức chủ quan, phóng đại hình thức lên quá mức màu mè, nhằm che đậy sự thật bên trong thì nó là bệnh hình thức .   “Bệnh hình thức”, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cả từ một cá nhân con người đến những tổ chức xã hội. Ví dụ như hình thức ăn mặc của một cá nhân, hình thức về tiêu chuẩn cán bộ, về việc đánh giá cán bộ; hình thức tổ chức sự kiện; hình thức xây dựng đời sống văn hóa; hình thức truyền thông, tuyên truyền… Triệu chứng của Bệnh hình thức là cố làm cái vẻ bề ngoài, để che đậy cái sơ sài bên trong.   Chỉ riêng công tác cán bộ, bệnh hình thức đã giúp nhiều kẻ lừa bịp, che đậy bản chất con người. Quốc nạn tham nhũng trong những năm gần đây có phần minh chứng cho bệnh hình thức này.   Bài “Chữa bệnh hình thức” trên báo Đại đoàn kết có đoạn: “ Dư luận xã hội bất bình trước những quy định rất hình thức, vì nó sẽ tạ

6285. Bên giàn hoa mướp

Hình ảnh
Bên giàn hoa mướp PNTB Một hôm, mình và Công Thế đi “kinh lý” trên đèo Tả Phời. Gặp một giàn hoa mướp của gia đình một người dân ven đường. Mình bảo Nhà văn đứng lại chụp cho lão già một “pô”. Chụp xong mình hỏi: “Chú thấy hoa mướp có đẹp không?”. “Đẹp anh ạ”. “Đúng rồi, chẳng những đẹp mà còn sang nữa. Nó là mầu y phục độc quyền của các Hoàng đế ngày xưa đấy”. Công Thế bảo: “Bác nhận xét chí phải, nhưng tiếc là cái “màu hoàng đế” lại chỉ là hoa của thứ rau quả nhà quê, mang cái tên cũng rất quê mùa…” “Đúng vậy, về ngôn ngữ, nghe đến từ “mướp” là ta đã hình dung ra một người đàn bà đã sinh nở nhiều, ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, vú vê sệ xuống bụng, suốt ngày chỉ quanh quẩn góc nhà, lo tương cà mắm muối…. Xưa nay những tay đàn ông “chán cơm, thèm phở”, cứ hễ mở mồm là “con mẹ mướp nhà tôi…”! Vì thế, cố Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ đã viết: “Anh yêu cánh hoa mua tím ngắt sườn đồi Đừng quên nhé hoa mướp vàng trước cửa Hoa mua rụng chỉ trơ c

6284. Bảo tồn vốn cổ

Hình ảnh
Bảo tồn vốn cổ PNTB Khi vào thăm bản Làng My, xã Xuân Quang, h. Bảo Thắng, Lào Cai, nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Tuyển, tôi được biết có những thầy cúng đã lưu giữ, bảo tồn sách cổ nôm Dao từ nhiều đời. Đó là những bài cúng, những truyền thuyết, những lời răn dạy, những truyện cổ… của người Dao Tuyển. Những thầy cúng có thể là nghệ nhân dân gian luôn có ý thức giữ gìn sách cổ (viết bằng chữ Nôm Dao).   

6283. Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc

Hình ảnh
Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc PNTB Người vợ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý và con gái đầu của Nhà Thơ Bùi Minh Quốc - Bùi Dương Hương Ly - trước ngày chị vào Nam (Ảnh tư liệu gia đình), báo Công Thương, ngày 8/3/2019 trong bài: “Có một nữ phóng viên hy sinh ngày 8/3” : https://congthuong.vn/co-mot-nu-phong-vien-hy-sinh-ngay-83-116732.html Hồi còn công tác, tôi là mẫu người ít giao lưu, chơi bời, thăm thú…bởi suốt ngày cứ chúi mũi vào công việc. Nhưng khi được giao quản lý văn nghệ địa phương, đôi lúc cũng đi đây đi đó, rồi cũng “tiếp khách” giao lưu. Ở lĩnh vực văn nghệ đố anh nào sống biệt lập được. Gần 20 năm trước, chả nhớ rõ năm nào, một hôm tôi nhận được điện thoại của anh em bên An ninh: “Xin thông báo để bác biết, ngày mai có ông nhà thơ Bùi Minh Quốc sẽ đến chỗ bác đấy!…”. “Vâng, thế có vấn đề gì không chú?”. “Ông nhà thơ này có nhiều vấn đề ‘phức tạp’, bác phải thận trọng…”. Tôi bảo: “Giới văn nghệ sĩ họ đến với Hội văn nghệ là thường tình, chỉ vì cái tình đồng nghiệp và v

6279. Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình.

Hình ảnh
Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Cuối năm 2002 tình cờ Trần Hữu Sơn, Giám đốc sở Văn hóa Thông tin, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Lào Cai đưa cho tôi cuốn truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc , NXB Văn học 2002, của Phạm Duy Nghĩa , giáo viên dạy văn Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Tôi đọc và rất ngỡ ngàng vì Nghĩa chưa phải Nhà văn (theo cách hiểu của mọi người, “Nhà văn” phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). Thậm chí đến năm ấy, 29 tuổi, Phạm Duy Nghĩa chưa từng đứng tên trong một tổ chức “hội” nào cả. Đơn giản, anh chỉ là một thầy giáo dạy văn, còn trẻ, chưa vợ! Nhưng tập truyện ngắn đã ám ảnh tôi và thôi thúc tôi phải gặp Nghĩa. Tôi bảo, chú rất ngạc nhiên khi đọc tập truyện ngắn đầu tay của Nghĩa. Chú nghĩ chỉ cần một tập truyện đó, tác giả đã thừa tiêu chuẩn để làm Hội viên Hội VHNT tỉnh. Nhưng anh có thích vào Hội không? Vốn rất ít nói, Nghĩa chỉ “vâng, được vậy thì tốt chú ạ”.  Khởi nghiệp từ sinh viên tốt nghiệp khoa

6276. Ngày ấy có một cán bộ như thế

Hình ảnh
Ngày ấy có một cán bộ như thế (Ký ức về anh Nông Trung ký của Nguyễn Ngọc Dương Hồi công tác ở Hội VHNT tỉnh, một lần gặp lại GS Đặng Nghiêm Vạn (1930 – 2016), khi ông là Phó viện trưởng viện Dân tộc học, Viện trưởng viện Tôn giáo, người thầy đã giảng về Tôn giáo cho chúng tôi trước kia, tôi có hỏi về anh Nông Trung. GS Đặng Nghiêm Vạn nói: “Anh Nông Trung trước đây là cán bộ nghiên cứu của Viện tôi. Anh là một người đức độ, có nhiều triển vọng trở thành một nhà khoa học.”. TS Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc sở Văn hóa – TT & DL Lào Cai, nay là Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, từng là thuộc cấp của Nông Trung, có lần nhắc lại ý kiến của GS-TS Bế Viết Đẳng (1930 – 1998), nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học đã nói về Nông Trung: “Anh Nông Trung, dân tộc Giáy, mặc dù xuất thân ở một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai, nhưng anh đã học qua đại học khoa Sử, bộ môn dân tộc học và tỏ ra là một người rất có năng khiếu nghiên cứu…”. Tuy nhiên, c

6275 - Cánh cò

Hình ảnh
Cánh cò trên cánh đồng Mường Qua  PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Ảnh: Ngọc Dương Một lần tôi cùng NSNA Phạm Ngọc Bằng đi chụp ảnh Cò ở Mường Qua (Huyện Bát Xát, Lào Cai), nơi chủ yếu là cộng đồng người Giáy đã sinh sống lâu đời, chỉ cách T.P Lào Cai chừng hơn chục km về phía Bắc. Bằng bảo, ở Lào Cai chỉ nơi đây mới nhiều Cò. Đến Mường Qua, tôi bỗng nhớ cố nhà thơ Lò Ngân Sủn. Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé ấy sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Từ nhỏ, Lò Ngân Sủn đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, của sườn non xanh và cánh đồng lúa vàng … nơi quê hương xứ sở. Mường Qua là xã vùng cao nằm ở phía hữu ngạn con sông Cái. Đó là một điểm nằm trên đoạn sông Hồng, biên giới Việt Trung, có độ dài 70 km bắt đầu từ Lũng Pô đến TP. Lào Cai. Bài thơ “Chiều biên giới” được Lò Ngân Sủn sáng tác năm 1980, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh 17/02/1979 mà ngay sáng sớm hôm đó, tại đâ

6273. Đúng, Sai (?)

Hình ảnh
Đúng, Sai (?) PNTB   Nhiều khi Đúng hay Sai là những cuộc cãi vã vô tiền khoáng hậu và bất phân thắng bại (hình 1). TS Nguyễn Ngọc Chu trong bài viết gần đây đã nêu một luận điểm: “Đừng tốn công vô ích chứng minh đúng cho điều đã được thực tiễn chứng minh là sai”. Điều đó rất đúng với phương pháp luận biện chứng duy vật của Karl Marx, khi ông khẳng định: Thực tiễn là thước đo, là tiêu chuẩn của chân lý. Tuy nhiên, trước thực tiễn của đất nước, của thế giới nhân loại hay trước một hiện tượng thực tế của địa phương, đã có những nhãn quan khác nhau. Nhãn quan khác nhau đi đến những kết luận khác nhau, trong khi Thực tiễn/ thực tế chỉ có Một. Ông bí thư đảng ủy xã mỗi lần đứng trước người dân đều hết lời: “chưa bao giờ xã ta được như bây giờ”! Trong khi đó, những người phải bỏ quê lên thành phố làm thuê, những bà chạy chợ buôn bán vặt, những ông thợ cày suốt ngày bám đít trâu… thì lại kêu oai oái, “ở ta thời buổi này sao mà nhiễu nhương thế…! ”…. Hồi giữa tháng 10 vừa qua, có một

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.

Hình ảnh
Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao. PNTB Mấy ngày nay, trên truyền thông có quá nhiều bài viết hé lộ những tình tiết hấp dẫn của vụ kit test Việt Á… Tuy nhiên, tôi cho rằng có hai vấn đề đáng chú ý:   Một là, hàng loạt câu hỏi liên quan trách nhiệm của những quan chức trong vụ Việt Á ‘thổi giá’ kit test. Tuy nhiên họ đang có vẻ giả vờ “bình chân như vại”, như kiểu ta đây chẳng liên quan gì! Nhưng nhân dân thì biết. Kín mấy dân cũng biết. Trên MXH ngay từ đầu đã có nhiều câu hỏi đặt ra dẫn đến bản chất sự việc. Nay đã chính thức được Đại biểu Quốc hội, thay mặt cử tri lên tiếng bằng một loạt câu hỏi. Liệu có ai trả lời không? Chẳng lẽ ĐBQH hỏi mà cũng không ai trả lời? Nhưng nếu không có người trả lời thì cũng là những gợi ý để Bộ Công an mở rộng đối tượng điều tra? https://tienphong.vn/vu-viet-a-thoi-gia-kit-test-hang-loat-cau-hoi-lien-quan-trach-nhiem-cac-bo-can-lam-ro-post1406650.tpo?fbclid=IwAR3vhcMv07598LKR-LTrDG5YJsQrUTacLxhhG_6Iib5rpMBPO0LlFvbiJKY   ĐBQH Phan Văn