Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý kiến

6248. Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ?

Hình ảnh
Vẫn cần bàn thêm: Giữ hay bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” ? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, thực ra cũng chỉ mới xuất hiện ở khắp các trường, lớp học trong vài chục năm nay, chứ thời chúng tôi còn đi học (từ lớp 1 đến lớp 10 – hết cấp 3) không thấy có. Cho đến năm 2018, trên báo Giáo dục Việt Nam (nay là Tạp chí Giáo dục Việt Nam) có bài của tác giả Bùi Nam với tiêu đề “Một lần nữa lại phải bàn về giữ hay bỏ “tiên học lễ, hậu học văn ”. Với tiêu đề bài báo đã chứng tỏ câu này từng trải qua những cuộc tranh cãi “bất phân thắng bại” cho nên mới “lại phải bàn…”. Tất nhiên, tác giả Bùi Nam cũng vẫn ủng hộ việc giữ khẩu hiệu này https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/mot-lan-nua-lai-phai-ban-ve-giu-hay-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-van-post192238.gd Tại sao có chuyện đó? Tôi dám chắc vì (vô tình hay hữu ý) có những cách hiểu khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nội hàm câu ‘khẩu hiệu’. Khi tranh luận một vấn đề mà không thống nhất nội hàm khái niệm, tức là vi phạm ti

6247. Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái.

Hình ảnh
Tiếng Việt – lan man Cái và Con, Con và Cái Nguyễn Ngọc Dương/PNTB   Từ hồi còn đi học, nhớ có lần GS Trần Quốc Vượng giải thích từ “Cái” trong câu “Con dại Cái mang” nghĩa là Mẹ, (con dại, người mẹ phải chịu). Từ này có từ thời mẫu hệ, khi đó người mẹ là quyền lực nhất, lớn nhất, nên “Cái” được tôn vinh thực sự, không cần đến một ngày trong năm dành cho nữ giới. Vì thế tất cả những cái gì lớn nhất đều kèm theo từ Cái. “thúng cái”, “trống cái”, “đường cái” … Rồi khi ghép “cái” với “con”, thành “con cái” thì mang nghĩa bao quát nói chung là những đứa con: “Chúng mày là con cái nhà ai ?”… Từ “Cái”, nếu thời mẫu hệ được “tôn vinh” để chỉ những vật to tát (như trên) thì đến thời phụ hệ nó bị “hạ cấp” để chỉ những gì bé nhỏ, yếu thế? Những con vật như con cò con vạc, con bống, trong nhiều bài ca dao bị gọi là “cái”. “Cái cò, cái vạc, cái nông…” hay “Cái cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non…” hoặc “ Cái bống là cái bống bình /Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi/ Dọn

6240. TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG?

Hình ảnh
TẠI ANH TẠI Ả, TẠI CẢ ĐÔI ĐẰNG? Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh 9 năm trường nhân dân ta làm chiến thắng cuối cùng Điện Biên phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 10 năm (tính từ năm 1965, người Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, năm 1975 chúng ta kết thúc cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước. 10 năm nữa, (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và Bộ đội Việt Nam rút khỏi chiến trường K Cũng 10 năm (1979-1989) kết thúc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược. Nhưng, chúng ta có hơn 10 năm nay chưa xong Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Hàng ngày hàng giờ con mãng xà chết vắt thây trên đầu người dân đi qua đi lại. Làm tiếp không được, đập đi không xong. Đội vốn lên gần gấp 2 lần. Tiền của nhân dân chẳng khác gì như gió vào nhà trống, trong khi đó chúng ta còn rất nghèo. Con mãng xà bê tông chết cứng không chỉ gây khó khăn cho giao thông, phải đốn chặt bao nhiêu cây xanh dọc đường Nguyễn Trãi, mà còn làm xấu bộ mặt thủ đô

6239. Tác giả “khóc” tác phẩm

Hình ảnh
Tác giả “khóc” tác phẩm PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Khi đạo diễn “sáng tạo quá đà” làm thay đổi ý tưởng nhân văn của kịch bản văn học, khiến tác giả phải thốt lên: “Tôi đã phải “khóc” tác phẩm của mình!”. Ở thị xã Đồ Sơn (nay là quận Đồ Sơn) TP Hải Phòng có ngôi đền Bà Đế đã được người dân xây dựng lâu đời. Tôi từng chứng kiến nhà viết kịch Trần Tuấn Tiến suốt hơn bốn năm lặn lội đi lại nhiều lần nơi đây để tìm hiểu cặn kẽ nhiều nguồn tư liệu về “Truyền thuyết Bà Đế” , để viết ra kịch bản sân khấu chèo. Khi vở chèo “nổi tiếng”, thì tác giả lại gặp “nỗi buồn phát khóc”.    Sau khi trao đổi với Trần Tuấn Tiến và được sự đồng ý, tôi (NND) xin phản ánh lại câu chuyện của anh.   Tóm tắt Cốt truyện và lịch sử ngôi đền Ở vùng biển Đồ Sơn có gia đình thuyền chài họ Đào , nghèo khó, sống nhân hậu, tuổi đã cao mà không có con. Ông bà cầu tự mãi mới sinh hạ được một người con gái. Tương truyền, khi đẻ ra đứa trẻ tỏa mùi thơm ngát , nên ông bà đặt tên là Hương. Lớn lên, Hương trở th

6237. Tổ quốc *

Hình ảnh
Tổ quốc * “Tổ quốc” là gì? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng có thể có nhiều người hiểu khác nhau, thậm chí chưa chính xác. Tổ quốc, theo định nghĩa trong bộ Từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên, được Giải thưởng nhà nước năm 2005: “Tổ quốc là Đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.” Định nghĩa đó cho thấy, Tổ quốc  không của riêng một thời đại nào. Tổ quốc hình thành từ thủa khai thiên lập địa. Tổ quốc là lãnh thổ, lãnh hải, không phận, có biên giới với nước khác, gắn với Dân tộc (cộng đồng người sinh sống ở đó) trong suốt tiến trình lịch sử. Như vậy, khi nói Tổ quốc cũng đã bao hàm Dân tộc. Tuy nhiên trong thực tế, để cho rõ ràng hơn, người ta thường nói ‘Tổ quốc và Dân tộc’… Tổ quốc Việt Nam đã trải ‘bốn nghìn năm lịch sử’, qua rất nhiều thời kỳ, rất nhiều hình thức nhà nước, từ thời tiền sử đến thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Những ai sinh ra giữa thế kỷ XX hẳn còn nhớ: sau năm 1954, khi

6235. Có công bằng không /Đôi lời nói thêm

Hình ảnh
CÓ “CÔNG BẰNG” KHÔNG? PNTB 1. Tóm tắt câu chuyện: Bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, ngụ chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, TP phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là nhân vật chính trong vụ “Người phụ nữ bị cưỡng chế test covid-19” xôn xao trên mxh. Trước đó, VOV đã đưa tin, Ban quản trị Block B3, B4 chung cư Ehome 4  nhiều lần phát phiếu và thông báo mời đi test COVID-19 nhưng bà Lan đều từ chối với lý do sợ lây chéo nên đã tự mua que test tại nhà cho mình và con trai 7 tuổi. Ngày 28/9, chung cư Ehome 4 tổ chức xét nghiệm diện rộng, yêu cầu 100% người dân xuống test làm căn cứ để thành phố Thuận An công bố “vùng xanh” nhưng bà Lan vẫn không hợp tác với lý do trên và đóng cửa ở trong phòng. Do đó, ông Võ Thanh Quan, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 phường Vĩnh Phú đã chỉ đạo lực lượng chức năng (LLCN) mời thợ khóa đến mở cửa, cưỡng chế bà Lan ra test nhanh Covid-19 và sau đó tiến hành lập biên bản “vi phạm quy định phòng, chống dịch” đối với bà Lan. Cùn