Bài đăng

6291. Văn hóa gì?!

Hình ảnh
Văn hóa gì?!   PNTB Có lẽ Việt Nam hiện nay là một trong những nước sính “to tát”, sính “hoành tráng”, bất chấp nó là thứ văn hóa gì! Một lần tới Băng Cốc, tôi vào phòng ăn sáng của khách sạn dễ có đến 500 người. Đông như thế, nhưng thực khách không ai nói to. Trong mâm, họ nói chuyện với nhau rất nhỏ nhẹ mà không bị bất kỳ tiếng ồn nào che lấp. Hơn nữa, tiếng nhạc du dương được lắp đặt trong một hệ thống loa nhỏ rải khắp phòng ăn. Ngồi chỗ nào cũng thưởng thức một giai điệu thanh thoát, nhẹ nhàng. Người ta vừa ăn vừa thưởng thức thứ âm nhạc như vậy. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tôi được dự nhiều sự kiện mà trong đó thường có “Chương trình văn nghệ chào mừng”. Điều phản cảm nhất là tiếng nhạc, tiếng hát bị những anh thợ âm li chỉ thích vặn to volum. Khi bật nhạc lên là hành hạ người nghe. Tiếng nhạc, tiếng hát có hay đến mấy, khách mời cũng muốn chuồn ra khỏi hội trường. Nếu giữ lịch sự, cố ngồi lại thì phải lấy ngón tay bịt lỗ tai. Ở khu dân cư, có những nhà thích mở

6290. Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo

Hình ảnh
Chợ phiên vùng cao – đa dạng văn hóa truyền thống độc đáo                                                     Chợ Cán Cấu-Si Ma Cai, Lào Cai Ở vùng cao, thường vài xã mới có một cái chợ. Xuất phát từ địa hình đồi núi nên cư dân thưa thớt. Các bản làng không quần tụ trong những lũy tre khép kín như làng cổ truyền vùng đồng bằng Bắc bộ. Các hộ gia đình vùng cao thường ở cách xa nhau, hiếm thấy hai nhà chung nhau “cái dậu mùng tơi”… Do vậy, người vùng cao ít có điều kiện giao lưu trong phạm vi làng xã… Nhưng giao lưu vốn là bản tính con người. Từ thượng cổ, người Kinh ở đồng bằng Bắc bộ, mỗi làng đều có một ngôi đình để làm nơi hội tụ. Người Tây Nguyên có ngôi nhà Rông cũng là nơi gặp gỡ giao lưu của dân làng… Ngày nay, khắp nơi đều có “nhà văn hóa” của làng bản, khu dân cư… Nhưng xem ra có rất nhiều nơi “nhà văn hóa” chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Vì thế, chợ phiên vùng cao, ngoài việc mua bán trao đổi hàng hóa cho sinh hoạt thì nó còn mang chức năng quan tr

6289. Đôi điều về Ảnh nghệ thuật

Hình ảnh
Đôi điều về Ảnh nghệ thuật Bài và ảnh: Ngọc Dương/PNTB                           Làng Choản Thèn - Y Tý, Lào Cai Đ ể làm rõ khái niệm Ảnh Nghệ thuật , trước hết cần điểm lại thể loại ảnh . Thể loại ảnh được hình thành và phát triển trong quá trình thực tiễn của Bộ môn Nhiếp ảnh. Còn ít có bài viết bàn chung về thể loại, nhưng sự khác nhau về thể loại “ ảnh nghệ thuật” và “ ảnh báo chí” thì đã có khá nhiều ý kiến đề cập.   Trong thực tế, chúng ta nghiễm nhiên công nhận một số thể loại ảnh như: ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí, ảnh dịch vụ, ảnh tư liệu khoa học … Rồi chia theo hình thức kỹ thuật như ảnh màu, đơn sắc... Hoặc chia theo chuyên đề như ảnh phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, lao động sản xuất, ảnh “nuy”, thời trang... Ở nhiều cuộc thi, liên hoan ảnh nghệ thuật, chúng ta được chứng kiến những cuộc tranh luận, hoặc phàn nàn đôi khi rất bức xúc rằng, tại sao lại thiên về ảnh báo chí – thời sự, thiếu quan tâm đến ảnh nghệ thuật? Có ý kiến còn cho rằng việc thẩm định ả

6288. Ở quán cà phê

Hình ảnh
Ở quán cà phê Thơ Đỗ Trung Lai Anh bạn trẻ mặt buồn rười rượi kể tôi nghe chuyện chỗ anh làm - Học như thế mà giáo sư, tiến sĩ đời bây giờ sao lắm kẻ ăn gian!   - Ồ! - tôi hỏi - Sao anh không học họ để bây giờ ngồi than vãn cùng tôi? Anh bạn trẻ thở dài và bảo: - Dạ thưa anh! Tôi còn muốn làm người!   Mặt giời lặn trong cà phê đen nhánh chúng tôi ngồi, không nói gì thêm Một ngày nọ, làm người, không muốn nữa sẽ thế nào, anh bạn trẻ ngồi bên?  

6287. "Trứng khôn hơn vịt"

Hình ảnh
  “T r ứ n g  k h ô n  h ơ n  v ị t” Tranh minh họa: Ngọc Diệp, báo Dân trí Đó là khẩu ngữ ý nói, trứng (mà đòi) khôn hơn vịt hay trứng (mà đòi) khôn hơn rận. (Từ điển tiếng Việt). Nó thường được áp dụng vào tình huống những người sinh ra trước, mặc nhiên coi là phải khôn hơn người sinh ra sau. Và người có vị thế xã hội, nắm quyền trong tay thường tự coi mình là ( có quyền ) khôn hơn kẻ bề dưới. Quan niệm dù chỉ đúng một phần, nhưng người ta đã tuyệt đối hóa, khiến bề trên luôn tự phụ, quyết không bao giờ nghe bề dưới, vì “trứng không thể khôn hơn vịt”!      Nhà nghiên cứu văn hóa Sần Cháng mới đây nhắc lại một giai thoại từ mấy chục năm trước. Cuộc triển lãm hội họa Việt Bắc 1952, Sĩ tốt, họa sĩ quân đội có bức tranh thằng bé cưỡi con lợn đặt trên chiếu hoa… Ông Phó ban tuyên huấn (PBTH) Khu yêu cầu bỏ ra không cho treo, với lý do: người ta cưỡi ngựa, chứ ai lại cưỡi lợn bao giờ! Hs Sỹ Tốt giải thích đây là nghệ thuật… Nhưng ông PBTH dứt khoát: “Tôi không cho treo là không c

6286. Bệnh hình thức

Hình ảnh
Bệnh hình thức PNTB “Hình thức” là biểu hiện bề ngoài cần thiết chứa đựng & phản ánh nội dung của sự vật, con người... Nhưng bằng ý thức chủ quan, phóng đại hình thức lên quá mức màu mè, nhằm che đậy sự thật bên trong thì nó là bệnh hình thức .   “Bệnh hình thức”, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cả từ một cá nhân con người đến những tổ chức xã hội. Ví dụ như hình thức ăn mặc của một cá nhân, hình thức về tiêu chuẩn cán bộ, về việc đánh giá cán bộ; hình thức tổ chức sự kiện; hình thức xây dựng đời sống văn hóa; hình thức truyền thông, tuyên truyền… Triệu chứng của Bệnh hình thức là cố làm cái vẻ bề ngoài, để che đậy cái sơ sài bên trong.   Chỉ riêng công tác cán bộ, bệnh hình thức đã giúp nhiều kẻ lừa bịp, che đậy bản chất con người. Quốc nạn tham nhũng trong những năm gần đây có phần minh chứng cho bệnh hình thức này.   Bài “Chữa bệnh hình thức” trên báo Đại đoàn kết có đoạn: “ Dư luận xã hội bất bình trước những quy định rất hình thức, vì nó sẽ tạ

6285. Bên giàn hoa mướp

Hình ảnh
Bên giàn hoa mướp PNTB Một hôm, mình và Công Thế đi “kinh lý” trên đèo Tả Phời. Gặp một giàn hoa mướp của gia đình một người dân ven đường. Mình bảo Nhà văn đứng lại chụp cho lão già một “pô”. Chụp xong mình hỏi: “Chú thấy hoa mướp có đẹp không?”. “Đẹp anh ạ”. “Đúng rồi, chẳng những đẹp mà còn sang nữa. Nó là mầu y phục độc quyền của các Hoàng đế ngày xưa đấy”. Công Thế bảo: “Bác nhận xét chí phải, nhưng tiếc là cái “màu hoàng đế” lại chỉ là hoa của thứ rau quả nhà quê, mang cái tên cũng rất quê mùa…” “Đúng vậy, về ngôn ngữ, nghe đến từ “mướp” là ta đã hình dung ra một người đàn bà đã sinh nở nhiều, ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, vú vê sệ xuống bụng, suốt ngày chỉ quanh quẩn góc nhà, lo tương cà mắm muối…. Xưa nay những tay đàn ông “chán cơm, thèm phở”, cứ hễ mở mồm là “con mẹ mướp nhà tôi…”! Vì thế, cố Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Thọ đã viết: “Anh yêu cánh hoa mua tím ngắt sườn đồi Đừng quên nhé hoa mướp vàng trước cửa Hoa mua rụng chỉ trơ c

6284. Bảo tồn vốn cổ

Hình ảnh
Bảo tồn vốn cổ PNTB Khi vào thăm bản Làng My, xã Xuân Quang, h. Bảo Thắng, Lào Cai, nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Tuyển, tôi được biết có những thầy cúng đã lưu giữ, bảo tồn sách cổ nôm Dao từ nhiều đời. Đó là những bài cúng, những truyền thuyết, những lời răn dạy, những truyện cổ… của người Dao Tuyển. Những thầy cúng có thể là nghệ nhân dân gian luôn có ý thức giữ gìn sách cổ (viết bằng chữ Nôm Dao).   

6283. Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc

Hình ảnh
Một lần gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc PNTB Người vợ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý và con gái đầu của Nhà Thơ Bùi Minh Quốc - Bùi Dương Hương Ly - trước ngày chị vào Nam (Ảnh tư liệu gia đình), báo Công Thương, ngày 8/3/2019 trong bài: “Có một nữ phóng viên hy sinh ngày 8/3” : https://congthuong.vn/co-mot-nu-phong-vien-hy-sinh-ngay-83-116732.html Hồi còn công tác, tôi là mẫu người ít giao lưu, chơi bời, thăm thú…bởi suốt ngày cứ chúi mũi vào công việc. Nhưng khi được giao quản lý văn nghệ địa phương, đôi lúc cũng đi đây đi đó, rồi cũng “tiếp khách” giao lưu. Ở lĩnh vực văn nghệ đố anh nào sống biệt lập được. Gần 20 năm trước, chả nhớ rõ năm nào, một hôm tôi nhận được điện thoại của anh em bên An ninh: “Xin thông báo để bác biết, ngày mai có ông nhà thơ Bùi Minh Quốc sẽ đến chỗ bác đấy!…”. “Vâng, thế có vấn đề gì không chú?”. “Ông nhà thơ này có nhiều vấn đề ‘phức tạp’, bác phải thận trọng…”. Tôi bảo: “Giới văn nghệ sĩ họ đến với Hội văn nghệ là thường tình, chỉ vì cái tình đồng nghiệp và v

6282. Học nhiều chắc gì hơn học ít?

Hình ảnh
Học nhiều chắc gì hơn học ít? PNTB Kể từ sau khi Đất nước giành được độc lập (1945), chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) chỉ có 9 năm. Nhưng đến năm 1956, nhà nước bắt đầu áp dụng Chương trình GDPT 10 năm và sách giáo khoa (SGK) phổ thông 10 năm do Nha Giáo dục phổ thông ấn hành lần thứ nhất. Cũng năm đó, tôi bắt đầu vào học lớp 1. Và tôi học đến lớp 8 (1964) thì SGK phổ cũng in lần thứ 8. Hằng năm SGK in lại nhưng nội dung chủ yếu vẫn như cũ, chỉ gia thêm số lượng, rất hiếm trường hợp “đính chính” bổ sung. Trước khi vào học lớp 1, tôi chỉ được học lớp Vỡ lòng 3 tháng để nhận mặt chữ cái và tập đánh vần. Những lớp vỡ lòng ở trong làng chỉ do một thầy/ cô giáo biết chữ quốc ngữ dạy, không lương, chỉ có một chút thù lao. Sau này có htx nông nghiệp thì htx trả cho ít thóc. Họ cũng không cần phải học để có bằng cấp, học vị, thậm chí bằng đại học để dạy mầm non như bây giờ! Đặc biệt là 10 năm học phổ thông, không bao giờ học sinh được học cả ngày. Nếu học sáng thì chiều phải đi ch

6281. Đọc và ngẫm

Hình ảnh
Đ ọ c    v à     n g ẫ m Ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác Nguyễn Cao Kỳ Duyên … Khi quay chương trình “Tôi Là Người Việt Nam 2”. Tôi được gặp nhiều nhân tài người Việt xuất sắc vượt trội trong các lãnh vực từ khoa học kỹ thuật đến nghệ thuật, nhưng có một điểm trùng hợp là họ đều giống nhau ở sự khiêm nhường. Ví dụ như Ông Trịnh Tiến Tinh, người sáng chế máy Dưỡng Sinh Động (Rotating Wall Bioreactor) đã được giải “NASA's Inventor of The Year 1992”. Ông là người Sáng Chế giỏi nhất năm 1992, nhưng năm 2011 NASA mới chính thức đưa tên ông vào NASA's Hall of Fame. Đây là một vinh dự hiếm quý trong đời người. Thế mà sau cuộc phỏng vấn trên sân khấu, ông Trịnh Tiến Tinh cứ một mực xin anh Ngạn cho phỏng vấn lại. Lý do? Vì anh Ngạn dùng chữ “Khoa học gia” khi giới thiệu ông. Ông cứ mãi đi theo hỏi "Anh Ngạn à... anh dùng chữ “Khoa học gia'” nghe to tát quá... mình có gì đâu"?! Trung tá Thomas Nguyễn là Cử nhân tại West Point. Học viện quân sự hàng đầ

6280. Lan man miền Tây, tùy bút đặc sắc của nhà văn Nguyên Ngọc [kỳ cuối]

Hình ảnh
Lan man miền Tây, tùy bút đặc sắc của nhà văn Nguyên Ngọc [kỳ cuối] Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) Tôi lại còn một chuyến đi miền Tây nữa, cũng rất kỳ thú, lần này do anh Tư Mau, một nhân vật huyền thoại của Đường mòn trên Biển Đông tổ chức. LTS:  "Dọc đường" là tập ghi chép vừa mới ra mắt của  nhà văn Nguyên Ngọc  (Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam liên kết phát hành); tập hợp những ghi chép, suy tư về văn chương, giáo dục, đất nước. Được sự đồng ý của Công ty CP Truyền thông Nhã Nam và tác giả, báo  NNVN  xin trích đăng một phần cuốn sách này để gửi đến bạn đọc. Số là đến năm 1972, lần đầu tiên hải quân Sài Gòn công khai vây đánh một tàu không số của ta trên vùng biển quốc tế, mạn từ Balaban của Indonesia, vòng qua sát ranh giới hải phận Thái Lan, định đâm về Cà Mau; chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu hy sinh, thuyền trưởng Lê Hà và tất cả thủy thủ bị bắt. Chiến thuật dùng tàu sắt cao tốc, đi vòng thật xa, lởn vởn trên vùng biển quốc tế, nơi theo luật họ không được đánh ta, đến