Bài đăng

6279. Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình.

Hình ảnh
Phạm Duy Nghĩa cứ lầm lũi bước trên con đường của mình PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Cuối năm 2002 tình cờ Trần Hữu Sơn, Giám đốc sở Văn hóa Thông tin, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Lào Cai đưa cho tôi cuốn truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc , NXB Văn học 2002, của Phạm Duy Nghĩa , giáo viên dạy văn Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Tôi đọc và rất ngỡ ngàng vì Nghĩa chưa phải Nhà văn (theo cách hiểu của mọi người, “Nhà văn” phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). Thậm chí đến năm ấy, 29 tuổi, Phạm Duy Nghĩa chưa từng đứng tên trong một tổ chức “hội” nào cả. Đơn giản, anh chỉ là một thầy giáo dạy văn, còn trẻ, chưa vợ! Nhưng tập truyện ngắn đã ám ảnh tôi và thôi thúc tôi phải gặp Nghĩa. Tôi bảo, chú rất ngạc nhiên khi đọc tập truyện ngắn đầu tay của Nghĩa. Chú nghĩ chỉ cần một tập truyện đó, tác giả đã thừa tiêu chuẩn để làm Hội viên Hội VHNT tỉnh. Nhưng anh có thích vào Hội không? Vốn rất ít nói, Nghĩa chỉ “vâng, được vậy thì tốt chú ạ”.  Khởi nghiệp từ sinh viên tốt nghiệp khoa

6278. Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về việc xây cầu Long Biên

Hình ảnh
Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer  về việc xây cầu Long Biên   Cầu Long Biên, một cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng năm 1898 là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó không chỉ thể hiện sức mạnh về kinh tế mà nó còn là niềm kiêu hãnh về khoa học kỹ thuật hiện đại của người Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Dưới thời Pháp thuộc cầu Long Biên còn có tên gọi là cầu Doumer, tên của Toàn quyền Đông Dương (Paul Doumer) có nhiệm kỳ tại Đông Dương đúng bằng thời gian xây dựng cầu (1897-1902). Để góp phần tìm hiểu lịch sử cây cầu này, xin giới thiệu những dòng hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết về việc xây cầu Long Biên và một vài cây cầu khác trên đất nước Việt Nam, do Nguyễn Văn Trường, công tác tại Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trích dịch từ cuốn hồi ký Đông Dương thuộc Pháp của Paul Doumer, in tại Paris, nhà xuất bản Vuibert & Nony, năm 1930. ***** “Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắ

6277. HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN

Hình ảnh
HỌC SỬ, SỬ HỌC VÀ NHÀ NGUYỄN (Bài của Truong Huy San, t rên dòng thời gian f.b Thứ Hai,13/6/2022) Nhà thơ Nguyễn Duy Ngày 10-6-2022, phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhà thơ Nguyễn Duy kể: “Tháng 8-1998, tôi và anh Tô Văn Trường (Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam), tháp tùng Cụ Sáu (Cố vấn Võ Văn Kiệt) đi Tứ Giác Long Xuyên. Bên bờ kênh Vĩnh Tế, gợi nhiều câu chuyện về Nhà Nguyễn… vậy mà, tên tuổi các Chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đều bị xóa, cả một triều đại lớn của dân tộc bị hạ bệ, bị vong ơn… Tôi đề xuất: Phải làm cuộc hội thảo quốc gia về Nhà Nguyễn. Cụ Sáu hưởng ứng và “xắn tay áo” cùng với tôi lao vào cuộc vận động. Nhưng làm ở đâu? Và ai làm? Sài Gòn thì không thể được rồi. Huế cũng không. Tôi đề nghị Thanh Hoá. Chỉ Thanh Hoá mới có thể làm được. Trầy trật gần 10 năm. Trước kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng đi mở cõi (1558-2008). Cụ Sáu vận động Hội Khoa học lịch sử (GS Phan Huy Lê lúc ấy đương kim chủ tịch) lo phần nội dung. Tôi

6276. Ngày ấy có một cán bộ như thế

Hình ảnh
Ngày ấy có một cán bộ như thế (Ký ức về anh Nông Trung ký của Nguyễn Ngọc Dương Hồi công tác ở Hội VHNT tỉnh, một lần gặp lại GS Đặng Nghiêm Vạn (1930 – 2016), khi ông là Phó viện trưởng viện Dân tộc học, Viện trưởng viện Tôn giáo, người thầy đã giảng về Tôn giáo cho chúng tôi trước kia, tôi có hỏi về anh Nông Trung. GS Đặng Nghiêm Vạn nói: “Anh Nông Trung trước đây là cán bộ nghiên cứu của Viện tôi. Anh là một người đức độ, có nhiều triển vọng trở thành một nhà khoa học.”. TS Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc sở Văn hóa – TT & DL Lào Cai, nay là Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, từng là thuộc cấp của Nông Trung, có lần nhắc lại ý kiến của GS-TS Bế Viết Đẳng (1930 – 1998), nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học đã nói về Nông Trung: “Anh Nông Trung, dân tộc Giáy, mặc dù xuất thân ở một vùng quê nghèo tỉnh Lào Cai, nhưng anh đã học qua đại học khoa Sử, bộ môn dân tộc học và tỏ ra là một người rất có năng khiếu nghiên cứu…”. Tuy nhiên, c

6275 - Cánh cò

Hình ảnh
Cánh cò trên cánh đồng Mường Qua  PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Ảnh: Ngọc Dương Một lần tôi cùng NSNA Phạm Ngọc Bằng đi chụp ảnh Cò ở Mường Qua (Huyện Bát Xát, Lào Cai), nơi chủ yếu là cộng đồng người Giáy đã sinh sống lâu đời, chỉ cách T.P Lào Cai chừng hơn chục km về phía Bắc. Bằng bảo, ở Lào Cai chỉ nơi đây mới nhiều Cò. Đến Mường Qua, tôi bỗng nhớ cố nhà thơ Lò Ngân Sủn. Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé ấy sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Từ nhỏ, Lò Ngân Sủn đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, của sườn non xanh và cánh đồng lúa vàng … nơi quê hương xứ sở. Mường Qua là xã vùng cao nằm ở phía hữu ngạn con sông Cái. Đó là một điểm nằm trên đoạn sông Hồng, biên giới Việt Trung, có độ dài 70 km bắt đầu từ Lũng Pô đến TP. Lào Cai. Bài thơ “Chiều biên giới” được Lò Ngân Sủn sáng tác năm 1980, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh 17/02/1979 mà ngay sáng sớm hôm đó, tại đâ

6274 - S A P A

Hình ảnh
S A P A (PNTB) - Là người Lào Cai đến Sa Pa lần đầu tiên năm 1967, tôi đã có lần viết một stt mang tên: “Sa Pa không lặng lẽ”. Trong đó, tôi có kể về nguyên Chủ tịch rồi Bí Thư tỉnh ủy Lào Cai Bùi Quang Vinh khi ông từng lượn đi lượn lại Cộng hòa Pháp, trực tiếp làm việc với các trường Đại học danh tiếng của vùng Aquitaine để thực hiện quy hoạch Sa Pa những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI… Nhưng nay đọc bài này thì thấy tác giả Nguyễn Lân Thắng nói kỹ hơn về “sự yên nghỉ của một giấc mơ” của anh.  ****    6/9/2019 Nguyễn Lân Thắng Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7 h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng

6273. Đúng, Sai (?)

Hình ảnh
Đúng, Sai (?) PNTB   Nhiều khi Đúng hay Sai là những cuộc cãi vã vô tiền khoáng hậu và bất phân thắng bại (hình 1). TS Nguyễn Ngọc Chu trong bài viết gần đây đã nêu một luận điểm: “Đừng tốn công vô ích chứng minh đúng cho điều đã được thực tiễn chứng minh là sai”. Điều đó rất đúng với phương pháp luận biện chứng duy vật của Karl Marx, khi ông khẳng định: Thực tiễn là thước đo, là tiêu chuẩn của chân lý. Tuy nhiên, trước thực tiễn của đất nước, của thế giới nhân loại hay trước một hiện tượng thực tế của địa phương, đã có những nhãn quan khác nhau. Nhãn quan khác nhau đi đến những kết luận khác nhau, trong khi Thực tiễn/ thực tế chỉ có Một. Ông bí thư đảng ủy xã mỗi lần đứng trước người dân đều hết lời: “chưa bao giờ xã ta được như bây giờ”! Trong khi đó, những người phải bỏ quê lên thành phố làm thuê, những bà chạy chợ buôn bán vặt, những ông thợ cày suốt ngày bám đít trâu… thì lại kêu oai oái, “ở ta thời buổi này sao mà nhiễu nhương thế…! ”…. Hồi giữa tháng 10 vừa qua, có một