Bài đăng

6211. Chủ tịch Quốc hội nói thật

Hình ảnh
Chủ tịch Quốc hội nói thật PNTB    Ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, từ đầu năm đến nay, “Tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước tương đối ổn định, và có giảm so với cùng kỳ năm trước ”. Bộ Công an đã báo cáo 501 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội ở một số địa phương… Mới nghe thấy có vẻ “phấn khởi” vì “Tình hình khiếu nại, tố cáo “tương đối ổn định” và “giảm so với cùng kỳ năm trước” (!) Nhưng Chủ tịch Quốc hội  Vương Đình Huệ  cho rằng, “Các đồng chí báo cáo khiếu nại, tố cáo giảm là do dịch bệnh , các địa phương tránh tập trung đông người, chứ chắc gì do ở dưới làm tốt và do chúng ta giải quyết tốt . Giãn cách xã hội nên thế thôi, chứ tình hình phức tạp lắm ”. “ Trong 500 vụ việc phức tạp mà Bộ Công an báo cáo thì có tới 73 - 75% liên quan tới đất đai hoặc tài nguyên khoáng sản . Nhiều vụ việc nổi cộm, “có tổ chức, có người đứng đầu, có luật sư hẳn hoi” , tình hình giải quyết

6210. Tầm nhìn nhà văn

Hình ảnh
Tầm nhìn nhà văn PNTB Phùng Mộng Long Tình cờ, bắt gặp một statut của Phạm Lưu Vũ, trong đó có đoạn ông ca ngợi  Phùng Mộng Long ( 馮夢龍 ,1574 -1646) là tác giả tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc nổi tiếng.  Phùng Mộng Long đã có những sáng tạo vô tiền khoáng hậu, mà thế giới cổ kim hiếm có ai viết ra được những điều tương tự. Phạm Lưu Vũ dẫn dụ một chi tiết: “Câu chuyện Việt vương Câu Tiễn nếm phân của Ngô Phù Sai, mà suốt mười năm đồng cam cộng khổ với dân, miệng vẫn thơm tho. Đến khi diệt được Phù Sai, lên ngự ngai vàng thì mồm mới thở ra mùi cứt…”. Đó là chi tiết tài tình của nhà văn, nhưng Phùng Mộng Long chưa dừng ở đấy. Vua còn bắt tất cả các quan trong triều phải nhai một thứ lá, để cùng thở ra mùi thối giống vua (!). Hóa ra, cũng con người ấy, khi hàn vi phải sống với dân, thì dù miệng có phải nếm cứt vẫn thơm. Nhưng khi lên ngự ngai vàng - cái chế độ xã hội Phong kiến thối nát thì anh ta biến thành một kẻ hoàn toàn khác, và thậm chí còn bắt quần thần phải “nhai một thứ lá,

6209. Lên voi, xuống chó

Hình ảnh
Lên voi, xuống chó PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương   Bị cáo Hoàng Ngọc và bị cáo Phùng Hữu Mạnh  trước phiên tòa Đó là hiện tượng không hiếm trong “thời kỳ đổi mới” ở xứ ta. Câu chuyện sau đây là một ví dụ. Lên voi Năm 2006, Hoàng Ngọc (sinh năm 1978 – 28 tuổi), nổi lên là một doanh nhân trẻ thành công với kế hoạch start-up thông minh, sáng tạo. Là một trong những người đặt nền móng đầu tiên, là linh hồn của Câu lạc bộ Thanh niên Việt Nam tiến bộ (CT06 thành lập tháng 10/2006) với mục đích đưa những ý tưởng khả thi trở thành hiện thực và tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ còn gặp nhiều khó khăn hoặc muốn khẳng định mình trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, tin học… Câu lạc bộ CT06 trở thành nơi tin cậy của những bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp khi liên tục tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức tập thể, tự đào tạo và giúp đỡ lẫn nhau… Sau đó, Ngọc cùng 25 thành viên Câu lạc bộ đã sáng lập ra một công ty chuyển phát nhanh mang tên Công ty Cổ phần Dịch vụ Gió Nam - tiền thân của thương hiệu

6208. “Thực hành tiết kiêm, chống lãng phí”

Hình ảnh
“Thực hành tiết kiêm, chống lãng phí” PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương K Lâu lắm rồi, nay mới được nghe lại cụm từ quen thuộc này từ Hội trường Diên Hồng. Thời Bác Hồ được nói đến nhiều. Chính Cụ Hồ là một tấm gương không có một hậu duệ nào học nổi, mặc dù ‘hô khẩu hiệu’ học Cụ thì rất to. Tôi vừa được ông bạn chí cốt ở Hải Phòng, là Nghệ sĩ - tác giả sân khấu gửi cho bản thảo kịch bản lịch sử tái hiện “dấu ấn 9 lần cụ Hồ về thăm Thành phố” kể từ khi Cụ là Chủ tịch nước. Có một chi tiết là, năm 1960, Cụ về thăm tỉnh Kiến An (lúc đó chưa nhập với Hải Phòng). Mặc dù đã được bố trí cẩn thận, nhưng các ngả mọi người kéo về đông, một cán bộ cố tình giẫm vào dép của Cụ Hồ. Một chiếc dép cao su bật quai. (Hình như có sẵn “kịch bản”?). Cán bộ nhanh chóng lấy đôi dép của mình thế vào chân cụ, cũng dép cao su nhưng “sịn” hơn. Cán bộ nói: Thưa Bác, cháu xin lỗi, Bác đi tạm đôi dép này để cháu mang dép của Bác đi sửa. Cụ nói luôn: Này chú, sửa xong chú phải mang trả lại Bác đấy nhé. Sau khi nói c

6207. VI HÀNH THỜI @

Hình ảnh
Vi hành thời @ PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Trong cuộc chiến chống đại dịch cô vít vừa có chuyện hiếm thấy: Một Lãnh đạo Chính phủ vào cuộc từ MXH - statuts “Thầy cô ơi!”. Vị Lãnh đạo CP (bài báo không nói rõ tên) đã cho hay rất xúc động , sau khi ông biết một cô gái có cha mất nhưng không có tiền mai táng giữa đại dịch. Ông đã lập tức trao đổi điện thoại với lãnh đạo TP HCM và có ngay một chủ trương: Từ nay, trong giai đoạn dịch hoành hành, bất kỳ người dân TP.HCM nào qua đời mà người thân không đủ tiền mai táng, chính quyền sẽ lo toàn bộ phần chi phí. https://plo.vn/thoi-su/lanh-dao-chinh-phu-va-tphcm-vao-cuoc-tu-status-thay-co-oi-1005809.html Câu chuyện chỉ có thế, nhưng đọc bài báo này, tôi đã trào nước mắt ! Không phải tôi chỉ khóc cho hoàn cảnh khốn cùng của một người dân. Tôi còn khóc bởi trước cử chỉ hiếm thấy: Một lãnh đạo Chính phủ đã xử lý thông tin từ MXH, và ông đã “rất xúc động” trước hoàn cảnh thương tâm của một người dân. Nếu không có trái tim nhân hậu, nếu vô cảm

6206. Trung Quốc tự đóng cửa: cơ hội cho các nước dân chủ

Hình ảnh
Trung Quốc tự đóng cửa: cơ hội cho các nước dân chủ (Nguồn: RFI, Đăng ngày: 07/08/2021/ Thụy My) Ảnh minh họa: Màn hình lớn trước một trung tâm thương mại chiếu biểu tượng búa liềm tại Thiên An Môn nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 01/07/2021.   AP - Andy Wong Theo Le Point, sau bốn thập niên phát triển ngoạn mục, Trung Quốc bắt đầu một lối rẽ thoái trào, và đây là cơ hội thực sự cho các quốc gia dân chủ. Tác giả Nicolas Baverez nhắc lại, hồi thế kỷ thứ 15, Trung Quốc và châu Âu tách rời nhau. Trung Hoa thời đó là đại cường số một thế giới, chủ trương bế quan tỏa cảng, năm 1433 đột ngột kết thúc những chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) từ Đông Nam Á đến bán đảo Ả Rập và phía đông châu Phi. Cùng lúc đó, châu Âu tiến hành toàn cầu hóa lần đầu, hướng về một nền kinh tế tư bản thâm dụng. Đế quốc Trung Hoa đóng cửa và bắt đầu suy tàn, trong khi phương Tây nắm quyền kiểm soát lịch sử. Mao là người giành được chủ quyền đất nước, còn Đặng Tiểu

6205. Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt?

Hình ảnh
Tại sao người Nhật có nhiều cái tốt? PNTB/Ngọc Dương Karl Marx có một luận điểm: “Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh”. Có thể hiểu: Con người (về mặt bản chất) được sinh ra và lớn lên ở mỗi quốc gia – dân tộc với một chế độ xã hội nhất định thì tất yếu sẽ bị chi phối bởi chế độ xã hội đó. Theo Marx, tuyệt nhiên không có con người nói chung , dù đều là xương là thịt, là trái tim khối óc…, mà chỉ có những con người cụ thể trong một xã hội lịch sử - cụ thể. Do vậy, về nhân cách, phẩm chất, đạo đức, lối sống, hành xử văn hóa … của con người ở những chế độ xã hội khác nhau thì nhìn chung không giống nhau. Thành ngữ Việt từ xưa đã có câu: “Rau nào sâu ấy”. Lâu nay truyền thông cho hay, có rất nhiều bài viết về văn hóa ứng xử của người Nhật rất “khác người”. Kể từ 2011, khi nước Nhật bị thảm họa kép, thì những phẩm chất tuyệt vời của người Nhật được bộc lộ càng rõ. Trong một bài viết trên báo Nhân dân có đoạn: “Từ bàng hoàng xúc động trước cản

6204. NỖI SỢ, NÔ LỆ VÀ TỰ DO

Hình ảnh
NỖI SỢ, NÔ LỆ VÀ TỰ DO PNTB SỢ HÃI vốn là bản năng của con người. Nỗi sợ phụ thuộc vào sự hiểu biết khách thể (thiên nhiên và xã hội). Mọi hiện tượng khi con người chưa hiểu về nó thì sinh ra nỗi sợ, e dè hoặc chấp nhận thái độ nô lệ. Khi chưa hiểu bản chất của sấm sét, thiên tai, rừng, núi, biển cả… thì con người cho rằng ở đó có một sức mạnh siêu nhiên và buộc người ta phải thờ cúng, cầu xin … Khi biết rõ bản chất khách thể thì con người có thể chế ngự được những điều tưởng như thần thánh, nghĩa là được GIẢI THIÊNG và vượt qua nỗi sợ hãi… Đơn giản như khi mới gặp một người lạ, nhất là người đó lại ít nói, ít bộc lộ nội tâm thì nói chung ta vẫn thấy e ngại, thậm chí có cảm giác hơi sợ... Từ khi xuất hiện nhà nước, dân chúng luôn sợ hãi quyền lực nhà nước, răm rắp tuân theo những kẻ nắm quyền. Điển hình là nhà nước Nô lệ, Phong kiến và nói chung là các kiểu nhà nước độc tài. Tại sao các hoàng đế phải bưng bít sự thật, phải giữ gìn “thâm cung bí sử”? Bởi nếu sự thật trần trụi bị phơi b

6203. Thấy gì qua vụ TISCO?

Hình ảnh
Thấy gì qua vụ TISCO? Các bị cáo tại phiên tòa 1.Tóm tắt sự việc Năm 2005, Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là HĐQT Tổng công ty thép Việt Nam (VNS). Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). (Hì hì…lại là Trung Quốc!) Căn cứ kết quả đấu thầu, ngày 12/7/2007, Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng, cùng Tổng Giám đốc MCC ký một hợp đồng có giá trị hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng). Đây là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đã bao gồm các loại thuế được xác định trong hợp đồng, các chi phí cần thiết để thực hiện hợp đồng theo phương thức Tổng thầu EPC. Theo hợp đồng, MCC phải hoàn thành dự án sau 30 tháng nhưng sau 11 tháng khởi công vẫn chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầ

6202. KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN

Hình ảnh
KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng (Văn hóa Nghệ An)  ( LỜI TÒA SOẠN : Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh). PHAN VĂN THẮNG:   Thưa Ts, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều trí thức, nhà giáo dục ở VN kêu gọi nền giáo dục VN cần thực hiện theo triết lý giáo dục khai phóng. Gần đây