Bài đăng

6175. Mợ tôi

Hình ảnh
Mợ tôi Nguyễn Ngọc Dương / PNTB Đầu thập niên 60, cậu tôi đã từng là bộ đội. Sau Cậu phục viên và Cậu Mợ đã có hai con gái. Cuộc sống tuy còn nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Mợ là đảng viên, tham gia công tác trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Đến năm 1968, “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” trở nên ác liệt, nhất là sau “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân”, Nhà nước động viên thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu. Nhiều người viết đơn tình nguyện, sẵn sàng cầm súng ra trận. Lẽ ra, đã từng hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Cậu không thuộc đối tượng ‘động viên’. Nhưng một hôm Mợ về nói với Cậu: “Nhà mình là gia đình cách mạng, cả miền Bắc đang “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, anh hãy vì em, vì gia đình, vì Tổ quốc tiếp tục lên đường theo tiếng gọi của Đảng… Em là cán bộ đảng viên đang vận động người khác, lẽ gì mình không gương mẫu?...”. Mợ nghẹn ngào nói trong nước mắt. Cậu bảo: “Anh hiểu rồi, chỉ thương em từ ngày lấy chồng chưa được đoàn tụ bao nhiêu…”. Trong không khí cả

6174. BÀI PHÁT BIỂU SÁNG NAY CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: NGUYỄN LÂN HIẾU

Hình ảnh
BÀI PHÁT BIỂU SÁNG NAY CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: NGUYỄN LÂN HIẾU   Kính thưa Quốc Hội,   Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.   Đó chính là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng như những vòng tay bao bọc cho con người hàng nghìn năm nay. Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương. Vừa trở về từ miền trung hôm kia, tôi thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột yêu thương, nhưng thảm hỏa sẽ xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay lõi rừng hay thủy điện cóc vẫn ti

6173. KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ “NHẠY CẢM”.

Hình ảnh
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ “NHẠY CẢM”.   TS Võ Đại Lược Gọi là vấn đề “nhạy cảm” là những cái mà lâu nay Đảng muốn quyết tâm giữ, không muốn thay đổi, bởi sợ rằng, thay đổi là mất CNXH, mất chế độ v.v… Trong cuộc đổi mới lần thứ nhất (1986), cái cực kỳ nhạy cảm là “Kinh tế thị trường”. Trước đó nhiều cán bộ, đảng viên nhìn Kinh tế thị trường như “con hủi”, chỉ muốn xa lánh… Nhưng rồi TBT Trường Chinh nói “đổi mới hay là chết?”, mà đổi mới thì phải đưa Kinh tế thị trường vào vận hành nền kinh tế đất nước. Thế nên trong cuộc lựa chọn giữa Sống & Chết, Đại hội đã chấp nhận Kinh tế thị trường, tuy nhiên vẫn hơi sợ nên phải thêm mệnh đề “định hướng XHCN” (cho nó chắc ăn, khỏi chệch hướng?). Thế rồi sau đó thế nào mọi người đã biết, thiết nghĩ chả phải nói thêm. Trong mấy chục gần đây có mấy cái “nhạy cảm” là “Đất đai sở hữu toàn dân”, “lấy kinh tế nhà nước làm chủ chủ đạo”, “đổi mới hệ thống chính trị”. Những cái này đã có rất nhiều nhân sĩ, trí thức, thậm chí cả cán bộ cao cấp cũn

6172. Cứu trợ kiểu Thủy Tiên

Hình ảnh
Cứu trợ kiểu Thủy Tiên Nhà báo Nguyễn Tấn Tường đã mô tả cách tiếp cận và chi tiền của Thủy Tiên như sau: Coi Thủy Tiên đi cứu trợ phong thái chị Hai rất thú vị. Vô nhà coi coi xong rồi nói, tụi em sẽ xây cho chị cái nhà mới (*). Dứt lời tay vừa đếm ngoắt đưa 5 triệu, chị cầm lấy đi chợ trong những ngày tới nhé. Vậy là xong. Ghé nhà cô học trò nghèo và nói, con cứ đi học, đóng tiền sao nhắn tài khoản nhà trường cho cô, mỗi năm cô chuyển khoản cho trường ha! Xong, liếc cái mái nhà thủng hỏi, giờ lợp lại mái nhà này 10 triệu có đủ không, miệng nói tay đếm, ngoắt đưa 10 triệu, vậy là xong. Chị Hai Nam Bộ chơi sảng khoái thiệt. Giờ chị Hai ra Hà Tĩnh đi Ngân hàng rút tiền, ôm cái va li giữa trời mây trắng bay thoải mái luôn. Một chuyện đặc biệt khiến dư luận bàn tán, là việc phóng tay tặng ngay 200 triệu cho một nông dân. Người đàn ông này ở Hà Tĩnh đã bị cuốn trôi nhà cửa, cá nuôi, trong khi ông vay ngân hàng 200 triệu mà không còn khả năng trả nợ. Sau khi xác minh thông tin, Th

6171. Vào tù, vì muốn “giải quyết khâu oai”?

Hình ảnh
Vào tù, vì muốn “giải quyết khâu oai”? Nguyễn Văn Sướng Vào tù, vì muốn “giải quyết khâu oai”? Một Giám đốc Công ty ở Bắc Ninh hồi tháng 5/2020 do va chạm giao thông trên đường, đã rút súng lục chĩa thẳng vào mặt đối phương dọa: “Mày thích chửi tao không”? Nhiều người cho rằng, hành vi đó chưa hẳn là thực sự muốn giết người mà cái chính là để dọa, để khoe ta có súng, mà có súng thì phải có vị trí, chức tước gì, chứ chả phải dân thường, nghĩa là để “giải quyết khâu oai”?…Điều đó khiến đối phương phải…bỏ chạy cho lành. Nhưng rất đáng tiếc, đó là hành vi vi phạm pháp luật. Sáng nay 29/10, TAND TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Văn Sướng (52 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hàm Long) 18 tháng tù về tội đe dọa giết người. Cha mẹ đặt cho cái tên Sướng mà chả muốn sướng, muốn vào tù! Xem thêm: https://plo.vn/phap-luat/phat-tu-giam-doc-rut-sung-doa-ban-nguoi-ngay-giua-duong-946909.html

6170. "GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN"

Hình ảnh
"GIÁ CHÚNG TA GIỮ ĐƯỢC TÂY NGUYÊN NHƯ BHUTAN" Nhà văn Nguyên Ngọc PNTB: Tôn trọng thiên nhiên – sống khiêm nhường với trời đất   ------- Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này. Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự

6169. Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA

Hình ảnh
Trong THIÊN TAI có NHÂN HỌA Tác giả Đỗ Ngà (Trích)   Hai bản đồ trong bộ phim Đức “Việt Nam vẻ đẹp dễ vỡ” cho thấy, rừng Việt Nam trước 1945 và hiện nay. Điều đáng nói là miền Bắc không bị chiến tranh hủy diệt nhưng rừng Việt Bắc & Tây Bắc bị phá gần hết (Ảnh Internet Trời ban cho con người mùa mưa mùa khô, mùa mưa nước trút xuống, còn mùa khô làm nước cạn kiệt. Trời ban cho rừng để con người giữ nước mùa mưa mà cấp cho mùa khô nhờ đó con nước dữ được biến nó thành nguồn sống cho cây trồng, vật nuôi và con người vào mùa khô. Mưa và rừng là một bộ không thể thiếu, nếu thiếu một trong hai thì tất đó sẽ là họa chứ không còn phúc nữa. Nếu thiếu mưa thì rừng khô cây chết và đất hóa hoang mạc, nếu thiếu rừng thì nước thành một sức mạnh tàn phá chứ không còn phục vụ nữa. “Thuận thiên” là từ xuất hiện từ buổi bình minh nhân loại, và cho đến nay khi con người đã có máy bay, tên lửa, internet, công nghệ xây dựng đập phát triển vượt bậc nhưng người ta vẫn đặt mục tiêu bảo vệ môi trư

6168. Khi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Hình ảnh
Khi “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” Trích đoạn Youtube: Không có cái gọi là “Thái độ Trung lập” giữa Thiện và Ác ( Thời sự chọn lọc – T new) Ảnh chụp màn hình Youtube   Ngày 28/10/2018, một chiếc xe buýt đã lao xuống sông Dương Tử ở thành phố Trùng Khánh Trung Quốc, 15 người gồm cả tài xế và hành khách đã chết trong vụ tai nạn. Nguyên nhân của vụ tai nạn là do một hành khách bỏ lỡ điểm dừng của cô ấy và yêu cầu tài xế dừng xe để cho cô xuống. Tài xế từ chối vì không có điểm dừng xe buyt ngay lúc đó. Cuộc tranh cãi nảy lửa đã dẫn đến một cuộc xô xát. Tài xế mất lái khiến chiếc xe buýt rơi xuống sông… Tất nhiên, thông tin điều tra cho thấy trong 5 phút đầu xung đột giữa hành khách và tài xế không ai khác trên xe tìm cách can thiệp. Họ chỉ ở ngoài im lặng nhìn cuộc xung đột và để cho thảm kịch diễn ra. Câu chuyện trên đây đáng buồn là cho thấy tâm lý rất phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Tâm lý thờ ơ này phổ biến đến nỗi từ tận năm 2001 đã có một bộ phim ngắn nổi tiếng gây

6167. Nơi gửi gắm lòng tin

Hình ảnh
Nơi gửi gắm lòng tin PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Lòng tin là thứ quý giá nhất đối với bất kể chế độ nào, bất kể một quan chức nào trong chế độ đó. Đảng CSVN, lực lượng duy nhất lãnh đạo dân tộc Việt Nam suốt hơn 70 năm qua đã trải nhiều bước thăng trầm nhưng đã đem lại những “chiến công hiển hách” nhất là trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đó là nhờ lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Điển hình như trong điều kiện nghèo xơ xác, người dân vẫn thắt lưng buộc bụng góp người, góp của như khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” thủa nào… Tuy nhiên kể từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ca khúc khải hoàn, non sông về một dải, công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình thì dần dần đây đó lòng tin của Nhân dân có lúc như bị nhạt nhòa. Lịch sử của xã hội mới, chưa bao giờ phát sinh nhiêu mâu thuẫn giữa Cán bộ và Nhân dân như thời kỳ này. Hơn 70 năm qua, chưa bao giờ chúng ta thấy có nhiều sự “phản kháng” bằng lời lẽ với những quan chức hư hỏn

6166. Đại hội 13: Đảng cần có cơ chế khuyến khích ‘xã hội dân sự’ phát triển

Hình ảnh
Đại hội 13: Đảng cần có cơ chế khuyến khích ‘xã hội dân sự’ phát triển Tác giả: TS. Phạm Quý Thọ / 2020-10-23/RFA Hình minh hoạ: Người dân mang hàng cứu trợ do Hội Chữ Thập Đỏ phân phát  đi qua cây cầu sập do lở đất ở Quảng Trị hôm 21/10/2020 Thực trạng lũ lụt ở miền Trung là nghiêm trọng và công tác cứu trợ đang rất cấp bách và khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền, thì phong trào ‘hướng về miền Trung’ đang cho thấy vai trò tích cực và sự đóng góp to lớn của các nhóm và cá nhân thiện nguyện. Một số hoạt động của họ đã trở thành “hiện tượng”, thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận. Đằng sau những sự kiện, các hoạt động cứu trợ này đang phản ánh vấn đề lớn hơn liên quan đến cải cách thể chế. Đó là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự. Vai trò của họ ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vì vậy họ cần có cơ chế để phát triển. ‘Hiện tượng’ Dải đất miền Trung Việt Nam đầy cát sỏi, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, ưỡn mình ra Biển Đông

6165. Bản chất Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hiện đại (*)

Hình ảnh
Bản chất Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hiện đại (*) Tác giả Lưu Hiểu Ba (**) Lưu Hiểu Ba (1955 - 2017) Trong một bài viết vào năm 2006, tác giả đã nhận xét về chủ nghĩa dân tộc từ lâu đã thuộc về chương trình nghị sự hằng ngày ở Đại lục. Ông đã viết như sau:   “Giờ khắc phục hưng của dân tộc Trung Hoa vĩ đại đang đến hay thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc (TQ) hoặc TQ sắp thay thế Hoa Kỳ đứng đầu thế giới. Cả báo chí nhà nước lẫn những cái miệng của giới tinh hoa chính trị đều không ngừng tuôn ra những đại ngôn như vậy.   Cái chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt được mọi phong trào phản Mỹ, phản Nhật, phản Đài ủng hộ thường sặc mùi máu. Mỗi khi có xung đột Trung – Mỹ, Trung – Nhật xuất hiện, hay có sự kiện Trung – Đài nào xảy ra, trên mạng lập tức có những kẻ đồng thanh đòi nợ máu. Nhiều người chuyên gia cũng thường xuyên hòa giọng vào dàn đại hợp xướng khiêu khích chiến tranh đó. Thành tựu của mọi người Trung Hoa ở phương tây bất kể là công dân đại lục hay chỉ cần gốc Hoa đều như một thứ