Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội

6228. Đừng đổ hết tội cho delta

Hình ảnh
Đừng đổ hết tội cho delta Bài của Nhà báo Trần Quang Vũ   Delta là chủng virus lây lan mạnh. Nhiều quốc gia cảnh báo điều này. Nhưng, từ 28/4/2021, ngày ghi nhận đợt bùng phát dịch thứ tư ở VN thì nó tàn phá với tốc độ khủng khiếp về: địa giới bùng phát, tốc độ lây lan, số người mắc bệnh, số người tử vong. So với các chỉ số tương ứng của các nước thì tốc độ ở VN cao hơn và khả năng kìm chế dịch thấp hơn. Delta có tội, nhưng đừng đổ hết tội cho nó. 1. Những điểm cần lưu ý về đợt bùng phát thứ tư.   - Đồng loạt ở ba nơi: bệnh viện, khu kinh tế tập trung và nơi có nhiều người TQ cư trú bất hợp pháp. - Đảng và nhà nước cần bảo vệ lĩnh vực nào thì dịch bùng phát trầm trọng ở lĩnh vực đó. Thể hiện rõ nhất ở hai lĩnh vực y tế và kinh tế. Y tế đã khủng hoảng đến mức độ, toàn bộ năng lực và trí tuệ tập trung cho chống dịch. Chức năng y tế thời bình đã bị phá vỡ. Người bệnh, trừ cấp cứu còn bảo vệ sức khỏe đã không còn khả năng. Có những bệnh viện chỉ còn nhận bn cấp cứu. BS lv luâ

6226. Phát ngôn 'dậy sóng' về phim 'Phán xử'

Hình ảnh
Phát ngôn 'dậy sóng' về phim 'Phán xử' Có một bạn phây gọi điện hỏi: “Ông nhận xét gì về phát ngôn ‘dậy sóng’ về phim ‘Phán xử’?”. Mình ú ớ vì… có xem phim đâu! Nói thật vậy có thể ai đó bảo là “cái ông này cà tẩm”. Nhưng dầu sao, vì nó là ‘vấn đề’ của nghệ thuật, lĩnh vực xưa nay mình thường quan tâm… nên cũng đi tìm hiểu và chia sẻ đôi lời. Đó là phát ngôn của ông thiếu tướng Lê Tấn Tới - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội - “cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân”, gây chú ý trên MXH. Thực ra, sau phát ngôn, đặc biệt cho rằng “Phim ‘Người phán xử’ làm gia tăng tội phạm xã hội đen”, nên không phải chỉ trên MXH có nhiều kẻ “phản động, chống đối” phản ứng, mà cả đến báo chí chính thống, có kiểm duyệt cũng không thể “im lặng”. Hình ảnh trong phim Phán xử Báo Tuổi trẻ online cho hay, đạo diễn Charlie Nguyễn - đặt câu hỏi: "Chẳng lẽ khi tội phạm bị bắt, ai cũng nói vì họ coi phim  Người phán xử ?" (!) Và “Đạo diễn Marcus Mạnh Cường V

6225. Tóm lược sự phát triển giai cấp gần 200 năm qua

Hình ảnh
TÓM LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP GẦN 200 NĂM QUA PNTB Giai cấp – đại bi kịch của loài người kể từ khi xã hội có nhà nước. Nói nôm na là trong xã hội phân hóa thành hai tầng lớp đối lập Giàu/ Nghèo: “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Người nghèo khổ không tự lý giải được nguyên nhân khốn khó của mình, chỉ biết đổ cho “số phận”, do ông Trời “bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao” . Các nhà hoạt động xã hội có đầu óc nhân văn luôn nghĩ làm sao để xã hội không còn giai cấp (giàu - nghèo). Marx – Enghel cũng vậy. Nhưng các ông chủ trương phải tập hợp Giai cấp vô sản toàn thế giới lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực , đánh đổ CNTB, xây dựng xã hội không giai cấp: CNCS (giai đoạn đầu là CNXH) … Tuy nhiên, sau khi F. Engel mất ( 1895 ) , Quốc tế II có sự sửa đổi một số quan điểm của Marx – Engel, điển hình là ông Eduard Bernstein , một chính trị gia từng chịu nhiều ảnh hưởng của K. Marx , F. Engels ,   K. Kautsky … Tư tưởng đó tóm gọn: 1. Đề cao đấu

6224. QUYỀN VÀ THỰC QUYỀN

Hình ảnh
Quyền và thực quyền PNTB Thực tế cuộc sống khiến ta phải suy nghĩ về hai khái niệm: Quyền và Thực quyền. Có lẽ ai cũng hiểu đơn giản Quyền  là có quyền, nhưng chỉ trên danh nghĩa, còn Thực quyền là có quyền trong thực tế. Ví dụ: Tập thể Ban chấp hành  của một tổ chức nào đó (như đoàn thể…) thì Điều lệ nào cũng quy định BCH có quyền cao nhất  giữa hai nhiệm kỳ, cao hơn Ban thường vụ, Thường trực  và cá nhân người đứng đầu  (Bí thư, Chủ tịch…). Nhưng thực quyền thì ngược lại : Quyền lớn nhất vẫn là người đứng đầu, tập thể càng lớn, càng rộng, quyền lực càng giảm,  thậm chí có nơi đến mức mất quyền. Cũng như Quyền sở hữu đất đai , được quy định là toàn dân , giao Nhà nước thay mặt quản lý, nhưng thực quyền sở hữu  lại là người đứng đầu tổ chức Đảng hay Chính quyền địa phương. Ở đây, hầu hết cá nhân lạm dụng (thao túng) quyền lực  khi lấy danh nghĩa “thay mặt tập thể”, “thay mặt Nhà nước” thậm chí “thay mặt Nhân dân”, nhưng thực tế thì anh ta chỉ thay mặt cho chính mình ! Do đó m

6222. Chưa từng có tiền lệ

Hình ảnh
Chưa từng có tiền lệ (Từ Fb Nguyễn Xuân Diện)   PNTB - Sau kiến nghị 5 điểm của TS Nguyễn Xuân Diện về việc chống dịch cô vít trên fb, gần như có phản hồi ngay của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, một sự việc chưa có tiền lệ.   Bài  dưới đây, TS Diện ‘bạch hóa’ sự việc qua bài viết của BBC (ND) *** Nguyễn Xuân Diện: Tối qua, PV Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt đã hỏi chuyện tôi về việc Bí thư Thành uỷ Hà Nội gọi điện và trao đổi với tôi về Kiến nghị 5 điểm của tôi. *** Covid-19: Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi với TS Nguyễn Xuân Diện Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vào tối 7/9 vừa yêu cầu UBND TP điều chỉnh việc cấp và kiểm tra “giấy đi đường”, sau một chỉ thị gây tranh cãi mà Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành chỉ khoảng 24 giờ trước đó. Vào buổi sáng ngày 7/9, ông Đinh Tiến Dũng đã điện thoại trao đổi với một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội về một kiến nghị được đưa lên Facebook cũng liên quan đến chỉ thị này. TS Nguyễn Xuân Diện, nhà ng

6211. Chủ tịch Quốc hội nói thật

Hình ảnh
Chủ tịch Quốc hội nói thật PNTB    Ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, từ đầu năm đến nay, “Tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước tương đối ổn định, và có giảm so với cùng kỳ năm trước ”. Bộ Công an đã báo cáo 501 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội ở một số địa phương… Mới nghe thấy có vẻ “phấn khởi” vì “Tình hình khiếu nại, tố cáo “tương đối ổn định” và “giảm so với cùng kỳ năm trước” (!) Nhưng Chủ tịch Quốc hội  Vương Đình Huệ  cho rằng, “Các đồng chí báo cáo khiếu nại, tố cáo giảm là do dịch bệnh , các địa phương tránh tập trung đông người, chứ chắc gì do ở dưới làm tốt và do chúng ta giải quyết tốt . Giãn cách xã hội nên thế thôi, chứ tình hình phức tạp lắm ”. “ Trong 500 vụ việc phức tạp mà Bộ Công an báo cáo thì có tới 73 - 75% liên quan tới đất đai hoặc tài nguyên khoáng sản . Nhiều vụ việc nổi cộm, “có tổ chức, có người đứng đầu, có luật sư hẳn hoi” , tình hình giải quyết

6208. “Thực hành tiết kiêm, chống lãng phí”

Hình ảnh
“Thực hành tiết kiêm, chống lãng phí” PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương K Lâu lắm rồi, nay mới được nghe lại cụm từ quen thuộc này từ Hội trường Diên Hồng. Thời Bác Hồ được nói đến nhiều. Chính Cụ Hồ là một tấm gương không có một hậu duệ nào học nổi, mặc dù ‘hô khẩu hiệu’ học Cụ thì rất to. Tôi vừa được ông bạn chí cốt ở Hải Phòng, là Nghệ sĩ - tác giả sân khấu gửi cho bản thảo kịch bản lịch sử tái hiện “dấu ấn 9 lần cụ Hồ về thăm Thành phố” kể từ khi Cụ là Chủ tịch nước. Có một chi tiết là, năm 1960, Cụ về thăm tỉnh Kiến An (lúc đó chưa nhập với Hải Phòng). Mặc dù đã được bố trí cẩn thận, nhưng các ngả mọi người kéo về đông, một cán bộ cố tình giẫm vào dép của Cụ Hồ. Một chiếc dép cao su bật quai. (Hình như có sẵn “kịch bản”?). Cán bộ nhanh chóng lấy đôi dép của mình thế vào chân cụ, cũng dép cao su nhưng “sịn” hơn. Cán bộ nói: Thưa Bác, cháu xin lỗi, Bác đi tạm đôi dép này để cháu mang dép của Bác đi sửa. Cụ nói luôn: Này chú, sửa xong chú phải mang trả lại Bác đấy nhé. Sau khi nói c

6204. NỖI SỢ, NÔ LỆ VÀ TỰ DO

Hình ảnh
NỖI SỢ, NÔ LỆ VÀ TỰ DO PNTB SỢ HÃI vốn là bản năng của con người. Nỗi sợ phụ thuộc vào sự hiểu biết khách thể (thiên nhiên và xã hội). Mọi hiện tượng khi con người chưa hiểu về nó thì sinh ra nỗi sợ, e dè hoặc chấp nhận thái độ nô lệ. Khi chưa hiểu bản chất của sấm sét, thiên tai, rừng, núi, biển cả… thì con người cho rằng ở đó có một sức mạnh siêu nhiên và buộc người ta phải thờ cúng, cầu xin … Khi biết rõ bản chất khách thể thì con người có thể chế ngự được những điều tưởng như thần thánh, nghĩa là được GIẢI THIÊNG và vượt qua nỗi sợ hãi… Đơn giản như khi mới gặp một người lạ, nhất là người đó lại ít nói, ít bộc lộ nội tâm thì nói chung ta vẫn thấy e ngại, thậm chí có cảm giác hơi sợ... Từ khi xuất hiện nhà nước, dân chúng luôn sợ hãi quyền lực nhà nước, răm rắp tuân theo những kẻ nắm quyền. Điển hình là nhà nước Nô lệ, Phong kiến và nói chung là các kiểu nhà nước độc tài. Tại sao các hoàng đế phải bưng bít sự thật, phải giữ gìn “thâm cung bí sử”? Bởi nếu sự thật trần trụi bị phơi b

6202. KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN

Hình ảnh
KHAI PHÓNG GIÁO DỤC: KHAI PHÓNG CHÍNH MÌNH. KHAI PHÓNG MỖI CÁ NHÂN Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng (Văn hóa Nghệ An)  ( LỜI TÒA SOẠN : Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh). PHAN VĂN THẮNG:   Thưa Ts, trong mấy năm gần đây, đã có nhiều trí thức, nhà giáo dục ở VN kêu gọi nền giáo dục VN cần thực hiện theo triết lý giáo dục khai phóng. Gần đây