6224. QUYỀN VÀ THỰC QUYỀN

Quyền và thực quyền

PNTB


Thực tế cuộc sống khiến ta phải suy nghĩ về hai khái niệm: Quyền Thực quyền.

Có lẽ ai cũng hiểu đơn giản Quyền là có quyền, nhưng chỉ trên danh nghĩa, còn Thực quyền là có quyền trong thực tế.

Ví dụ: Tập thể Ban chấp hành của một tổ chức nào đó (như đoàn thể…) thì Điều lệ nào cũng quy định BCH có quyền cao nhất giữa hai nhiệm kỳ, cao hơn Ban thường vụ, Thường trực và cá nhân người đứng đầu (Bí thư, Chủ tịch…). Nhưng thực quyền thì ngược lại: Quyền lớn nhất vẫn là người đứng đầu, tập thể càng lớn, càng rộng, quyền lực càng giảm, thậm chí có nơi đến mức mất quyền.

Cũng như Quyền sở hữu đất đai, được quy định là toàn dân, giao Nhà nước thay mặt quản lý, nhưng thực quyền sở hữu lại là người đứng đầu tổ chức Đảng hay Chính quyền địa phương. Ở đây, hầu hết cá nhân lạm dụng (thao túng) quyền lực khi lấy danh nghĩa “thay mặt tập thể”, “thay mặt Nhà nước” thậm chí “thay mặt Nhân dân”, nhưng thực tế thì anh ta chỉ thay mặt cho chính mình ! Do đó mới xảy ra mâu thuẫn (quá nhiều khiếu nại, kiện cáo…). Tuy nhiên, trong cuộc họp đố ai dám hé răng vì nói ra rất dễ bị trừng trị, hóa “xôi hỏng, bỏng không”. Trong bối cảnh của chúng ta chưa có chỗ cho người / lời nói thật.

Mọi người biết cả nhưng tự an ủi: “một điều nhịn là chín điểu lành”. Nguyên nhân sâu xa là trong xã hội chưa có dân chủ thực sự, mới có dân chủ hình thức.

Hoặc lớn hơn nữa như Hiến pháp quy định: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Dân nhân, vì Nhân dân” (Khoản 1 – Điều 2- HP 2013); “Nước CHXHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2 – Điều 2 – HP 2013). Nhưng thực tế, chưa được như quy định và mong muốn của người dân. Nhiều trí thức góp ý không được tiếp thu, có khi còn bị “chụp mũ” là “chống phá” hay “thế lực phản động” !

Rốt cuộc là người được giao quyền ( là tập thể, lớn nhất là Nhân dân), nghe rất “vui cái bụng”, nhưng trong thực thế không có thực quyền. 

Nhiều người nghĩ rằng, thà cứ gai hẳn quyền cho người đứng đầu các cấp, và cơ chế kiểm soát quyền lực bằng pháp luật, người đó phải chịu trách nhiệm trước tập thể, trước nhân dân. Khi hỏng việc, tập thể, nhân dân có quyền phê bình, góp ý, tố cáo và yêu cầu Pháp luật phải xử lý (mà không bị quy chụp). Thế có khi lại hay hơn cái quyền trên danh nghĩa?.

(Hình ảnh minh họa: Khi quyền lực bị tha hóa – Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/khi-quyen-luc-bi-tha-hoa-455015.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.