Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử

6229. ĐÀI LOAN CÓ ‘GỐC’ TỪ TRUNG QUỐC ?

Hình ảnh
ĐÀI LOAN CÓ ‘GỐC’ TỪ TRUNG QUỐC ? Bộ tộc Bunun ở Đài Loan, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia/TaiwanNews. PNTB - Đọc bài này mới thấy mình ‘bé cái nhầm’! **** ĐÀI LOAN LƯỢC SỬ KỲ I – THÂN PHẬN THUỘC ĐỊA BY TRỊNH HỮU LONG – 25 SEP 2021 –  VIEW ONLINE → (Theo Luật Khoa) (Luật Khoa trân trọng giới thiệu loạt bài về lịch sử Đài Loan của tác giả Trịnh Hữu Long. Bài viết gồm nhiều phần, sẽ được đăng liên tục vào thứ Bảy hàng tuần).  Người Việt Nam ngày nay biết tới Đài Loan như là mảnh đất lành cho lao động phổ thông và cho cả những cô dâu Việt Nam. Nhiều người cũng biết Đài Loan có một mối quan hệ căng thẳng và phức tạp với Trung Quốc, và rằng Đài Loan là một nước dân chủ thịnh vượng. Nhưng hòn đảo xinh đẹp này từng có một quá khứ rất nhọc nhằn. Sử gia J. Bruce Jacobs tổng kết rằng tồn tại một góc nhìn lịch sử Đài Loan thời kỳ trước năm 1988 là lịch sử thuộc địa, khi hòn đảo này chịu sự cai trị của sáu thế lực thực dân, bao gồm cả chế độ độc tài của Quốc dân Đảng. [1] Góc nhìn nà

6225. Tóm lược sự phát triển giai cấp gần 200 năm qua

Hình ảnh
TÓM LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP GẦN 200 NĂM QUA PNTB Giai cấp – đại bi kịch của loài người kể từ khi xã hội có nhà nước. Nói nôm na là trong xã hội phân hóa thành hai tầng lớp đối lập Giàu/ Nghèo: “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Người nghèo khổ không tự lý giải được nguyên nhân khốn khó của mình, chỉ biết đổ cho “số phận”, do ông Trời “bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao” . Các nhà hoạt động xã hội có đầu óc nhân văn luôn nghĩ làm sao để xã hội không còn giai cấp (giàu - nghèo). Marx – Enghel cũng vậy. Nhưng các ông chủ trương phải tập hợp Giai cấp vô sản toàn thế giới lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực , đánh đổ CNTB, xây dựng xã hội không giai cấp: CNCS (giai đoạn đầu là CNXH) … Tuy nhiên, sau khi F. Engel mất ( 1895 ) , Quốc tế II có sự sửa đổi một số quan điểm của Marx – Engel, điển hình là ông Eduard Bernstein , một chính trị gia từng chịu nhiều ảnh hưởng của K. Marx , F. Engels ,   K. Kautsky … Tư tưởng đó tóm gọn: 1. Đề cao đấu

6218. Quả cam Trần Quốc Toản

Hình ảnh
Quả cam Trần Quốc Toản PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Hội nghị Bình Than thời Nhà Trần chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII có một hình ảnh xuyên suốt lịch sử hơn 7 thế kỷ, mà nay vẫn chưa nguôi. Đó là người thiếu niên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam mà không biết, khi bị Triều đình coi là “trẻ con”, không cho tham gia bàn việc nước. Ngày nay, Trung Quốc ngông nghênh tự vẽ “đường lưỡi bò” hòng chiếm đoạt gần hết Biển Đông (mà họ gọi là biển Hoa Nam của họ). Rồi chỉ trong vòng mấy chục năm, TQ đã cưỡng chiếm QĐ Hoàng Sa và một phần QĐ Trường sa của Việt Nam, thành lập những đơn vị hành chính ở Hoàng Sa và ra sức quân sự hóa Biển Đông…   Nay họ lại ra cái gọi là “luật bảo đảm an toàn giao thông hàng hải” (có hiệu lực từ 01/09/2021), với những điều khoản tự tung tự tác, bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa tự do hàng hải: (https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-de-doa-tu-do-hang-hai-bien-dong-2021083121552749.htm/) Biển Đông là cái “cửa chính” của “ngôi nhà Việt Nam” hình chữ S. “Ngô

6192. Nhớ tết xưa

Hình ảnh
Tết Nguyên đán vốn là đề tài bất tận, nhiều người viết rồi. Tôi chỉ xin tản mạn sơ lược vài chuyện về Tết xưa. “Xưa” ở đây là những gì tôi được chứng kiến, trở thành kí ức của mình, nay chia sẻ để ngõ hầu bạn đọc tạp chí Xuân Tân Sửu. Đó là những cái Tết cách nay chưa lâu, chỉ khoảng vài chục năm. 1.. Ăn tết Quan trọng nhất của Tết là ĂN. Người ta hỏi nhau, năm nay cô, (bác, anh,   chị…) ĂN TẾT ở đâu?; các cháu nhà bác công tác ở xa có về ĂN TẾT   không?... Không phải ngẫu nhiên, “ĂN TẾT” là một từ dùng chung cho việc vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống… trong những ngày tết. Nói đến Tết, trước hết là Ăn. Thành ngữ có câu: “Có thực mới vực được đạo”, muốn gì thì gì, Tết phải lo cái ăn đã. Nhưng bữa ăn tết phải khác bữa ăn ngày thường. Nghèo mấy thì bữa ăn ngon nhất cũng dành cho những ngày tết. Dân gian nhạo báng những “thầy bói nói dựa” rằng: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ba mươi tết có thịt treo trong nhà”. Khoảng 9 - 10 tuổi trở lên, tôi từng chứng kiến và hiểu cái sự “ăn” của tế

6175. Mợ tôi

Hình ảnh
Mợ tôi Nguyễn Ngọc Dương / PNTB Đầu thập niên 60, cậu tôi đã từng là bộ đội. Sau Cậu phục viên và Cậu Mợ đã có hai con gái. Cuộc sống tuy còn nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Mợ là đảng viên, tham gia công tác trong Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Đến năm 1968, “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” trở nên ác liệt, nhất là sau “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân”, Nhà nước động viên thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu. Nhiều người viết đơn tình nguyện, sẵn sàng cầm súng ra trận. Lẽ ra, đã từng hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Cậu không thuộc đối tượng ‘động viên’. Nhưng một hôm Mợ về nói với Cậu: “Nhà mình là gia đình cách mạng, cả miền Bắc đang “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, anh hãy vì em, vì gia đình, vì Tổ quốc tiếp tục lên đường theo tiếng gọi của Đảng… Em là cán bộ đảng viên đang vận động người khác, lẽ gì mình không gương mẫu?...”. Mợ nghẹn ngào nói trong nước mắt. Cậu bảo: “Anh hiểu rồi, chỉ thương em từ ngày lấy chồng chưa được đoàn tụ bao nhiêu…”. Trong không khí cả

6155. Mẩu chuyện cũ về vụ nông dân Thái Bình “nổi loan”

Hình ảnh
Mẩu chuyện cũ về vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn” PNTB Ông Phạm Thế Duyệt …Năm 1997, một lần đi công tác ở Ban Dân vận Trung ương (105B Quán Thánh – HN), làm việc với các vụ chức năng xong, tôi lên gõ cửa phòng Trưởng ban Phạm Thế Duyệt. Vào đúng giờ ăn trưa, thấy trên bàn làm việc của ông có một hộp “cơm bụi”, ai đó vừa mua cho ông. Tôi hỏi: “suất ăn trưa của bác đây à?”. Ông đáp: “Mình muốn ra quán, nhưng anh em nó không cho đi. Buổi trưa nó mua cho một suất cơm hộp. Ăn xong nghỉ một lát chiều còn làm việc”. Có lần anh Trịnh Xuân Giới, Phó ban thường trực nói nhỏ với tôi: “Anh Duyệt đúng là một mẫu hình về cán bộ dân vận. Anh ấy giản dị lắm, vừa làm Bí thư Hà Nội chuyển về nhưng phong cách như nông dân, thật thà, gần gũi…”. Cũng trong chuyến đi đó, tôi được nghe ông Phạm Thế Duyệt chia sẻ về việc xử lý vụ nông dân Thái Bình “nổi loạn”. Ông cho chúng tôi xem một băng video quay rất chi tiết và chuyên nghiệp những hình ảnh hàng nghìn nông dân ở Quỳnh Phụ biểu tình dọc quốc lộ, ti

6153. Vài lời về sự chụp mũ “lật sử”

Hình ảnh
Vài lời về sự chụp mũ “lật sử” PNTB Năm 2017, khi tái bản bộ Lịch sử VN, có một số điểm mới, trong đó các nhà sử học đã bỏ thuật ngữ “ngụy quân”, “ngụy quyền”, thay vào đó là “Chính quyền Sài Gòn” hay “Quân đội Sài Gòn”… Từ đó, nhiều người “bên thắng cuộc” cũng nhận ra, không nói ngụy quân, ngụy quyền nữa. Nhưng có một số người cho rằng, đó là “lật sử”. Nói vậy liệu có xúc phạm các nhà sử học? Đặc biệt là ý kiến của Hoàng Kiền, một thiếu tướng quân đội NDVN phát ngôn trên báo chí: “Bỏ “ngụy quân”, “ngụy quyền” công nhận “Việt Nam cộng hoà” là một âm mưu, một sai lầm lịch sử của những nhà sử học đang lật sử và sẽ lật tiếp…” (*). Đọc bài viết tôi cảm thấy ngạc nhiên về một tướng lĩnh từng làm Tư lệnh Binh chủng Công binh, anh hùng Lực lượng vũ trang, mà có vẻ chỉ biết đánh nhau chứ không sâu sắc về khoa học và chính trị? Lật sử là một khái niệm mới sinh ra, chưa có bộ từ điển tiếng Việt nào giải thích. Tuy nhiên có thể hiểu những người đặt ra từ này là nhằm đả phá, quy chụp sự

6141. Cảm nhận về thông điệp của bộ phim...

Hình ảnh
  Cảm nhận về thông điệp của bộ phim... Tôi đã dành thời gian xem lại bộ phim tài liệu: “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”, được phát trên VTV1 tối 11/8/2020. Nghe giọng đọc hùng tráng mà xúc động trào nước mắt... Đó là vì đã lâu, nay mới nhận thấy những thông điệp rất mới trong những hình ảnh, sự kiện cũ. Ngoài hai thông điệp như RFA bình luận là ‘Ý Đảng lòng dân hội tụ’ và ‘Thông điệp cho Trung Quốc’, thì tôi còn nhận ra một thông điệp nữa dành cho Campuchia và ông Hun-Sen. Thứ nhất là, ‘Ý ĐẢNG LÒNG DÂN HỘI TỤ’. Tôi ngỡ ngàng nhận ra bộ phim cho thấy Đảng nói rõ sức mạnh của Nhân dân, của Dân tộc Việt Nam, không phải chỉ là truyền thống, chỉ là trong chiến tranh, vì điều đó đã quá rõ. Điều đáng nói là Đảng đã thừa nhận sức mạnh của nhân dân ngay trong xây dựng đất nước. Chính nhân dân đã sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống, giúp Đảng đổi mới để cứu Dân tộc và cứu Đảng. Đoạn cuối của phim, sau khi chiến thắng trong chiến tranh Tây Nam và Biê