Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn An ninh

6004. TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM

Hình ảnh
TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM Nguyễn Quang Thiều Tôi là người biết cái thị xã Hà Đông này khi còn rất nhỏ. Tôi sống ở làng Chùa, cách thị xã Hà Đông 30km. Thi thoảng vào dịp nghỉ hè, cha tôi lại cho mấy anh chị em tôi ra Hà Đông chơi đặc biệt vào những dịp mồng 2 tháng 09 có bắn pháo hoa. Một trong những thứ mà tôi nhớ nhất của thị xã Hà Đông là đường tàu điệ n từ Hà Đông ra bờ hồ. Với mấy xu vé là chúng tôi lên chiếc tàu điện chạy ra tận trung tâm thủ đô để ăn một vài que kem sữa hay uống một cốc si-rô màu đo đỏ rất ngọt bằng những cái cốc thủy tinh sủi đầy tăm do công nghệ thổi thủy tinh gia công rồi lại trở về Hà Đông. Thế rồi tàu điện biến mất. Cho dù lúc đó đã lớn và đã đi làm nhưng mỗi khi đạp xe dọc đường nguyễn trãi tôi lại nhớ những chuyến tàu điện thuở nhỏ. Và đến một ngày, người ta xây dựng tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Thú thực lúc đầu tôi cũng hồi hộp xem cái đường sắt trên cao ấy như thế nào. Nhưng khi n

6002. Chất vấn ông thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải.

Hình ảnh
CHẤT VẤN ÔNG THỨ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Trần Đăng khoa (Trích) Nhà thơ viết: “Ông thứ trưởng ấy là ông Nguyễn Nhật, người đã đưa Dự án đường cao tốc Bắc Nam ra xin ý kiến Quốc hội. Đây cũng là vấn đề nóng mà người dân rất quan tâm. Hầu như ở đâu, đến đâu, từ nơi sang trọng nhất là diễn đàn Quốc hội đến nơi bình dân nhất là quán nước vỉa hè, ở đâu người ta cũng bàn về vấn đề này. Ông Thứ trưởng Nguyễn Nhật có nói đại ý rằng: Các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực làm công trình này. Và nước ngoài thì chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc mặn mà mà thôi. Như vậy, ông muốn nói với Quốc hội rằng: Chỉ có Trung Quốc mới làm được đường cao tốc Bắc Nam của Việt Nam, ngoài ra đừng hy vọng nhà thầu nào khác!

5999. Nguy cơ hiện hữu đối với chủ quyền quốc gia nhìn từ câu chuyeenj về Nhật Cương software

Hình ảnh
NGUY CƠ HIỆN HỮU ĐỐI VỚI CHỦ QUYỀN QUỐC GIA   Nhìn từ câu chuyện về Nhật Cường software (Tác giả: Đại tá Lê Thế Mẫu – Trích)   Đại tá Lê Thế Mẫu Trong mấy ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm theo dõi câu chuyện liên quan tới Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (gọi tắt là Công ty Nhật Cường), trong đó Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Bộ Công an đã ra quyết định truy nã trên toàn quốc đối với bị can Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc công ty này. Cục cảnh sát điều tra cũng sẽ đề nghị Interpol truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy. Lệnh truy nã Bùi Quang Huy khiến các cơ quan điều tra cũng như dư luận đặc biệt quan tâm tới một câu chuyện khác liên quan tới Công ty con của Công ty Nhật Cường có tên là “Nhật Cường software”- chuyên sản xuất phần mềm cho các hệ thống công nghệ thông tin . Giám đốc Nhật Cường software cũng là bị can Bùi Quang Huy.

5968. Mark Zuckerberg: Không đặt máy chủ ở những nước đàn áp nhân quyền, chấp nhận bị chặn

Hình ảnh
Mark Zuckerberg: Không đặt máy chủ ở những nước đàn áp nhân quyền, chấp nhận bị chặn “Chúng tôi không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có truyền thống vi phạm nhân quyền như quyền riêng tư và quyền tự do biểu đạt”, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố trong một  thông báo  đầy bất ngờ ngày 7/3. “Nếu chúng tôi xây dựng trung tâm dữ liệu và lưu dữ liệu nhạy cảm ở những nước này, thay vì chỉ lưu dữ liệu không nhạy cảm trong bộ nhớ đệm [nguyên văn: caching non-sensitive data], các chính phủ sẽ dễ dàng lấy dữ liệu của người dùng hơn”, ông Zuckerberg nói. Chính sách này sẽ được áp dụng cho không chỉ mạng xã hội Facebook mà còn các dịch vụ khác của Facebook như Messenger, Instagram, bên cạnh một dịch vụ vẫn được mã hoá khắt khe lâu nay là WhatsApp.

5906. Cơ quan phòng chống tội phạm làm "bình phong", tội phạm suýt nữa thống lĩnh không gian mạng

Hình ảnh
CƠ QUAN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM LÀM "BÌNH PHONG", TỘI PHẠM SUÝT NỮA THỐNG LĨNH KHÔNG GIAN MẠNG Bị cáo Phan Văn Vĩnh trước tòa Chỉ sau một ngày thẩm vấn, dân chúng đủ thấy rõ rằng, CNC không phải là "công ty bình phong" cho C50 mà C50 - Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - là bình phong cho CNC. Tội phạm (đánh bạc nghìn tỷ) cũng không diễn ra bởi sự tha hoá của các cá nhân đơn lẻ. Nó được "báo cáo", "bút phê" từ người lãnh đạo cao nhất của Ngành lúc đó. Điều mà nếu như "cả hệ thống chính trị" suy nghĩ một cách có trách nhiệm sẽ phải rất giật mình là, chính nhà tổ chức sới bạc nghìn tỷ Nguyễn Văn Dương đồng thời lại là người lên “kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng”. Kế hoạch này đã được thông qua hoặc “bút phê” từ Cục trưởng Nguyễn Thanh Hoá, cho tới Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh... và cả Bộ trưởng Trần Đại Quang. Nếu không có thay đổi nhân sự và phương thức lãnh đạo ở B

5899. Khách “lạ”, chuyện lớn về mối lo lớn

Hình ảnh
Khách “lạ”, chuyện lớn về mối lo lớn Vũ Kim Hạnh   Treo bảng “hồn nhiên” hoán đổi và mua bán nhân dân tệ trên đường phố Nha Trang (sao không thấy phạt?) Sáng nay xin ghi lại tin tức về một vấn đề đang “nóng” từ diễn đàn Liên hiệp Quốc, tới Hồng Kông và tới cả thành phố Nha Trang. DU KHÁCH BIẾN THÀNH LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho biết trong 9 tháng đầu năm, có hơn 1,4 triệu khách Trung Quốc đã đến Khánh Hòa, tăng hơn 56% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 70% lượng khách quốc tế đến tỉnh này. Và thời gian đó, chính quyền TP cũng phát hiện 314 người TQ nhập cảnh để du lịch rồi ở lại lao động bất hợp pháp. Chính quyền phải phạt hành chính 227 người với tổng tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng. Người dân địa phương than, một mất mười ngờ, đâu chỉ hơn 300 người này lao động không phép, giờ họ tràn ngập đường phố, ra mặt tiền đường treo bảng đổi ngoại tệ công khai sao không thấy bị phạt?

5887. Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM

Hình ảnh
Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM Kỹ sư Dương Thái Gửi cho BBC từ Silicon Valley Các đại biểu Quốc hội Việt Nam ấn nút bỏ phiếu cho Luật An ninh mạng tại phiên họp hôm 12/6/2018 Bình luận của Trương Duy Nhất:   Nếu các bạn đang lo lắng, thậm chí sợ hãi trước luật An ninh mạng sắp hiệu lực (gần nhất là dự thảo nghị đ ịnh hướng dẫn thực thi luật An ninh mạng), thì nên đọc bài này. Bài viết của một chuyên gia bảo mật đang làm việc tại Silicon Valley, kỹ sư Dương Thái.  Bài khá dài, nhưng nên đọc (hiếm khi, share và đọc kỹ một bài viết dài đến thế). Đọc, để hiểu rằng: - Nỗi lo lắng và sợ hãi nếu có, thuộc về chính phủ.  - Các cây bút phản biện, những nhà hoạt động dân chủ và bất đồng chính kiến, sẽ hoàn toàn yên tâm. Dù có 10, hay 100 bộ luật thế, cũng không thể buộc các doanh nghiệp Mỹ (cụ thể là Facebook, Google, Apple... ) cung cấp “dữ liệu cá nhân” của ngừoi dùng cho chính phủ Việt Nam. Hoặc, nếu họ buộc phải cung cấp “dữ liệu” cho Vi

5843. TÔI “LIÊN LỤY” BÙI TÍN

Hình ảnh
TÔI “LIÊN LỤY” BÙI TÍN Bài của Phạm Xuân Nguyên Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

5802. CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ

Hình ảnh
CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ (Mình được người bạn gửi cho bài này, đăng lên cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Thanks). Đất nước chúng ta từng có vụ “nạn kiều” vào những năm 70 của thế kỷ 20. Lúc ấy giữa ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông, vận động khai mình là người Tàu, mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ năm 1956… và vận động người Hoa biểu tình, vận động người Hoa trở về nước.

5797. Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Hình ảnh
Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã   (Hình minh họa của TTHN) Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

5795. Tại sao Liên Xô tan rã?

Hình ảnh
TẠI SAO LIÊN XÔ TAN RÃ? Duyệt binh của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở Quảng trường Đỏ. PNTB: Bài của PGS.TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.     Những nguyên nhân sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, dưới nhãn quan của ông tuy có hạt nhân hợp lý, nhưng đó mới là những  nguyên nhân trực tiếp . Có thể vì lý do nào đó, ông không đi đến cùng. -    Xét dưới góc độ triết học (phép biện chứng của Karl Marx) thì cần phân tích sâu hơn, tìm nguyên nhân sâu xa từ sai lầm về mô hình xã hội, thể chế chính trị, mô hình nhà nước… mà các Đảng Cộng sản đã thiết lập, không riêng có ở Liên Xô… dẫn đến những khuyết tật trong đảng  khi đất nước yên bình, đời sống khá giả...  như tham nhũng, mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền, coi thường quần chúng, để mất lòng dân...

5794. Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền?

Hình ảnh
Chu Mộng Long - Chi 300.000 đồng/ người có thể xúi giục được bạo loạn, lật đổ chính quyền? Chu Mộng Long Ảnh minh họa Xem các clip bạo động ở Phan Rí, thấy có già trẻ, gái trai với một lực lượng rất đông tấn công cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động không biết trước đó ứng xử thế nào, chỉ thấy khi bị đám đông tấn công mãnh liệt đã hoàn toàn bất lực và kết cục là giải giáp. Xe cộ của cơ quan công quyền bị đốt cháy và đổ vỡ nhiều thứ. Báo đài công bố kết luận điều tra, rằng thì là có sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch bên ngoài. Điều này có thể. Nhưng cái nội dung bọn thù địch chi cho mỗi người chỉ có 300.000 đồng để cả một đám đông gây bạo loạn lật đổ chính quyền thì thật khó hiểu. Mấy hôm nay nghĩ mãi không ra cái lý của nó. 300.000 đồng thì sống được bao lâu mà dân Phan Rí nhận lấy để đánh cược sinh mệnh của mình cho một cuộc bạo loạn, lật đổ?

5792. BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM

Hình ảnh
BẠCH HOÀN: VÀI LỜI VỚI TỔNG BIÊN TẬP BÁO PHỤ NỮ TP.HCM Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê  Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo phụ nữ TP.HCM. Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu... Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại! Dù chị là Tổng Biên tập hay có là cái quần gì đi nữa, thì hôm nay, tôi cũng phải tự hạ mình xuống thấp hơn, đưa mắt nhìn xuống và nói với chị ta vài lời. Hãy đọc đoạn này xem...

5788. AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI?

Hình ảnh
LƯU TRỌNG VĂN: AI CẢN TRỞ VIỆC RA LUẬT BIỂU TÌNH VÀ LUẬT THÀNH LẬP HỘI? Gã mấy năm trước cùng các nhân sĩ trí thức và các lão thành cách mạng đi biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo mà cứ lén lút như ăn trộm. Có lãnh tụ Phong trào HSSV chống Mỹ trước đây như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu cũng phải dùng mẹo chống cảnh sát VNCH để thoát khỏi nhà đi biểu tình. Hôm qua 10/6 hàng trăm ngàn người dân khắp nước biểu tình chống Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Có nơi yên ổn, có nơi biến thành bạo động, máu đổ. Dù máu của người dân hay máu của các anh an ninh cũng đều là máu của dân mình. Đau. Đau lòng vô cùng.

5785. Bài bị gỡ: Nguyên Bộ trưởng Đặng Hữu gửi Quốc hội 4 khuyến nghị về luật An ninh mạng

Hình ảnh
Bài bị gỡ: Nguyên Bộ trưởng Đặng Hữu gửi Quốc hội 4 khuyến nghị về luật An ninh mạng Dự thảo luật An ninh mạng đang gây ra những ý kiến khác nhau - Ảnh minh họa Dân Luận :  Bài viết này có vẻ đụng chạm đến tử huyệt của nhóm lợi ích mong muốn thông qua Luật An Ninh Mạng, do đó nó bị gỡ xuống chỉ sau ít phút. Sau đó trang Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều bài tấn công bài viết này và chỉ ra Osin Huy Đức là người đứng đằng sau cho việc vận động hủy bỏ dự luật: Bức thư gửi ngày 2.6 được ký bởi giáo sư Đặng Hữu, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, thay mặt nhóm chuyên gia từng được Chính phủ giao đánh giá và chuẩn bị đưa internet vào Việt Nam những năm 1990, gồm giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông và Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Trong bức thư, nhóm chuyên gia cho rằng rủi ro tấn công mạng đang ngày càng gia tăng, đồng thời chia sẻ những lo lắng của Quốc h

5784. GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”

Hình ảnh
GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”   Nguyễn Ngọc Dương : Có lẽ đa số người dân Việt Nam đều hiểu được như GS Vũ Đức Nghiệu phân tích dưới đây. Tuy nhiên nói cho rành mạch, khúc triết, sâu sắc và dễ hiểu thì bài viết này thật sự thuyết phục, lôi cuốn. Dù cuộc “bấm nút” đặc khu có hoãn lại kỳ họp sau hay sau nữa…bài viết này vẫn có giá trị. Tôi cầu mong có được các vị đại biểu Quốc hội, nhất là những người chủ trương và trực tiếp làm “Dự luật Đặc Khu” đọc được bài này để mở mang đầu óc rồi sớm… thôi cái vụ đặc khu này đi. GS Phạm Quang Long : Bạn tôi GS Vũ Đức Nghiệu là người gần như không quan tâm đến những chuyện gì ngoài chuyên môn Ngôn ngữ học mà anh đã dành cả đời cho nó. Trưa nay anh gọi cho tôi, giọng rất khó chịu “anh có thể đăng vài ý kiến của tôi lên trang của anh không vì tôi không chơi FB và cũng chỉ nói một lần này thôi. Mở FB cho mình thì không đáng". Tôi đồng ý. Và đây là ý kiến của GS Vũ Đức Nghiêu. GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “

5782. Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam

Hình ảnh
Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam FB Châu Đoàn /7-6-2018 Ảnh: internet Tôi rất buồn và uất ức khi cảm nhận rằng dự thảo luật đặc khu sẽ được thông qua. Thường khi tôi bức xúc, tôi cần làm điều gì đấy để giải toả. Có lúc tôi cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể, có cố gắng thì kết quả cũng vậy nhưng tôi viết stt này để mong có được sự chú ý của các bạn. Tôi biết nhiều bạn trong danh sách FB của tôi hoàn toàn im lặng với vấn đề này, trong suốt bao stt tôi viết về đặc khu, không hề có một like, cmt, còn share thì là điều xa xỉ đối với họ, tôi không dám mơ. Đấy là những con người “khôn ngoan” “thức thời”, không nên mơ hồ mà trông đợi vào họ.

5781. NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN !

Hình ảnh
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN ! NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chiều ăn cơm với nhà văn Hoàng Quốc Hải tại Vũng Tàu, thấy anh nói vừa viết xong bài đau lòng về 3 dự án đặc khu kinh tế của đất nước. Mong nước ta sẽ dừng lại... Nguyễn Ngọc Dương:  Tôi đã khóc khi đọc bài viết thống thiết này. ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế. Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa. Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0

5780. GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu? Gã mò trên cổng Thông tin của tỉnh Quảng Ninh thì giật mình đọc thông tin: Ngày 19/3/2014 tại Hạ Long diễn ra Hội thảo về Đặc khu Kinh tế do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức. Gã đọc rõ thông tin: phát biểu chỉ đạo Hội thảo bà Nguyễn Thị Kim Ngân UV BCT đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thâm Quyến trong việc tổ chức hội thảo. Điều đó càng khẳng định thêm mối quan hệ gắ n bó mật thiết giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố nước bạn.

5779. Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN

Hình ảnh
Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN Nguyễn Ngọc Dương Đảo Phú Quốc Mấy hôm nay mạng mẽo nóng giẫy đành đạch vì cái vụ ĐẶC KHU KINH TẾ. Đa số phản ứng trái chiều (mang tính phản biện): không tán thành nếu Quốc Hội thông qua “Luật Đặc khu”, sẽ nhấn nút vào giữa tháng Sáu này.  Tất nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ Lãnh đạo thượng đỉnh là làm đặc khu sẽ rất tốt cho phát triển kinh tế đất nước, khắc phục được những yếu kém về quản trị đất nước trong mấy chục năm đổi mới vừa qua…, giúp đất nước “cất mình”, trở thành những con Rồng, con Hổ. Hơn nữa ai bảo làm đặc khu là bán nước cho Tàu? Nói láo. Có văn bản nào nói bán nước cho Tàu đâu? Sao tự dưng các vị đổ tiếng xấu cho Đảng thế? Cũng không có chữ nào nói đặc khu dành riêng cho Tàu. Đặc khu là để có chính sách ưu đãi đặc biệt, kêu gọi các NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (không riêng gì Tàu) vào đó kinh doanh, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Rõ chửa?.