Bài đăng

6273. Đúng, Sai (?)

Hình ảnh
Đúng, Sai (?) PNTB   Nhiều khi Đúng hay Sai là những cuộc cãi vã vô tiền khoáng hậu và bất phân thắng bại (hình 1). TS Nguyễn Ngọc Chu trong bài viết gần đây đã nêu một luận điểm: “Đừng tốn công vô ích chứng minh đúng cho điều đã được thực tiễn chứng minh là sai”. Điều đó rất đúng với phương pháp luận biện chứng duy vật của Karl Marx, khi ông khẳng định: Thực tiễn là thước đo, là tiêu chuẩn của chân lý. Tuy nhiên, trước thực tiễn của đất nước, của thế giới nhân loại hay trước một hiện tượng thực tế của địa phương, đã có những nhãn quan khác nhau. Nhãn quan khác nhau đi đến những kết luận khác nhau, trong khi Thực tiễn/ thực tế chỉ có Một. Ông bí thư đảng ủy xã mỗi lần đứng trước người dân đều hết lời: “chưa bao giờ xã ta được như bây giờ”! Trong khi đó, những người phải bỏ quê lên thành phố làm thuê, những bà chạy chợ buôn bán vặt, những ông thợ cày suốt ngày bám đít trâu… thì lại kêu oai oái, “ở ta thời buổi này sao mà nhiễu nhương thế…! ”…. Hồi giữa tháng 10 vừa qua, có một

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.

Hình ảnh
Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao. PNTB Mấy ngày nay, trên truyền thông có quá nhiều bài viết hé lộ những tình tiết hấp dẫn của vụ kit test Việt Á… Tuy nhiên, tôi cho rằng có hai vấn đề đáng chú ý:   Một là, hàng loạt câu hỏi liên quan trách nhiệm của những quan chức trong vụ Việt Á ‘thổi giá’ kit test. Tuy nhiên họ đang có vẻ giả vờ “bình chân như vại”, như kiểu ta đây chẳng liên quan gì! Nhưng nhân dân thì biết. Kín mấy dân cũng biết. Trên MXH ngay từ đầu đã có nhiều câu hỏi đặt ra dẫn đến bản chất sự việc. Nay đã chính thức được Đại biểu Quốc hội, thay mặt cử tri lên tiếng bằng một loạt câu hỏi. Liệu có ai trả lời không? Chẳng lẽ ĐBQH hỏi mà cũng không ai trả lời? Nhưng nếu không có người trả lời thì cũng là những gợi ý để Bộ Công an mở rộng đối tượng điều tra? https://tienphong.vn/vu-viet-a-thoi-gia-kit-test-hang-loat-cau-hoi-lien-quan-trach-nhiem-cac-bo-can-lam-ro-post1406650.tpo?fbclid=IwAR3vhcMv07598LKR-LTrDG5YJsQrUTacLxhhG_6Iib5rpMBPO0LlFvbiJKY   ĐBQH Phan Văn

6271. Ấn tượng câu nói của Tổng Bí thư

Hình ảnh
Ấn tượng câu nói của Tổng Bí thư PNTB Năm 2021, TBT Nguyễn Phú Trọng, kiêm Trưởng Ban chống tham nhũng trung ương, người được nhân dân phong danh hiệu “Người đốt lò vĩ đại” đã đọc nhiều bài diễn văn trên các diễn đàn để giáo dục đội ngũ cán bộ. Nhưng hầu như các bài diễn văn dài dòng, (có thể do thư ký chấp bút) với những lời lẽ quen thuộc như “cán bộ phải rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống suy thoái, chống diễn biến tư tưởng” … thì hầu như ít ai nhớ, nó vào tai này rồi lại ra tai kia, trơn tuột như nước đổ lá môn, cấm để lại dấu ấn gì. Nhưng gần đây, thấy ông hay dùng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thậm chí cả những câu thơ, câu Kiều để dạy cán bộ. Đại loại như: “Người trên ở chẳng chính ngôi/ để cho bên dưới chúng tôi hỗn hào” , ý bác bảo những anh đứng đầu phải gương mẫu. Hoặc “Nghĩ mình phương diện quốc gia / Quan trên trông xuống, người ta trông vào” , có lẽ bác muốn bảo mọi hành động trong công tác, lối sống trước hết phải nghĩ đến cái vị thế của mình, đừng tự bôi nh

6270. Ngôi biệt thự bỏ hoang

Hình ảnh
Ngôi biệt thự bỏ hoang PNTB/NND   Thoạt nhìn như một công trình kiến trúc cổ phương Tây, mà ấn tượng nhất là những cửa sổ hình vòm dáng dấp của kiến trúc Vatican? …     Cao 3 tầng lầu, nghe đâu còn một tầng hầm đang xây dở? Nếu so sánh với cả dãy biệt thự, thì có vẻ nó là “đàn anh” cả về độ cao, cả về phong cách kiến trúc, dù chưa được hoàn thiện đã phải bỏ. Đây là khu đất “vàng” dành cho các biệt thự ở trung tâm. Mặt tiền qua hành lang thênh thang hàng chục mét, trồng cây to, cạnh đại lộ lớn nhất thành phố. Tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang nhiều năm như một cái bào thai chết lưu hóa đá… Cây dại, cỏ lau đã mọc lút nhiều tầng, mọc cả trên gác thượng. Không ai biết chính xác nguyên nhân của sự hoang hóa. Cũng không ai biết chủ nhân của nó. Xung quanh hiện tượng này, người ta đồn thổi, thêu dệt nhiều câu chuyện huyền bí, khó tin. Nhưng ngôi biệt thự bỏ hoang là có thật. Mình chỉ chụp lại vài hình ảnh bề ngoài để minh chứng sự hiện hiện của nó.   Ngôi biệt thự giống một công tử sa cơ

6269. Thông Cào chửi Phây

Hình ảnh
Thông Cào chửi Phây Ảnh minh họa Bài này của Thông Cào chửi phây búc còn hay hơn bà chửi mất gà ngày xưa. Dưng mà hay nhất là Thông Cào chửi cả hộ mình và chửi hộ cả làng phây nữa luôn. "Đả phây búc Sau gần chục ngày bị bọn phây búc khóa nhà bằng ổ khóa T.àu và vứt chìa xuống ao, giờ (sáng 23.12) nhà cháu mới về lại được cái tổ con con của mình. Sự vắng mặt vô duyên lúc thế sự bỏng rẫy, quả thật chả ai muốn tí nào. Nhời đầu tiên nhẽ ra phải tỏ sự mừng vui, nhưng nhà cháu muốn sòng phẳng với thằng phây, mong các cụ thông cảm. Sự bức bội dồn nén đã lâu, phải tính sổ nó trước đã. Này phây, mày đừng tưởng mày đẻ ra cái mạng ni thì mày muốn làm gì thì làm, mày cua cậy càng, cá cậy vây. Mày đừng tưởng nhiều người xây nhà trên đất mày phát hoang thì mày muốn khóa hay mở thế nào cũng được, đừng thấy đỏ mà tưởng chín. Dù đất đai của mày không phải kiểu sở hữu toàn dân vớ vẩn như người ta, nhưng có phát canh thu tô cũng phải một vừa hai phải, biết điều, chứ cứ kiểu khố xanh khố đỏ hoạnh họe

6268. Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng

Hình ảnh
Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng. Nhà Nguyễn có công vô cùng to lớn trong mở rộng lãnh thổ Việt Nam. Điểm qua vài dữ liệu để biết ơn tiền nhân, không quên lịch sử. Từ năm 1611 – 1816 vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi từ Phú Yên cho đến tận Hà Tiên. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, vua chúa nhà Nguyễn lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711. Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh qua đời. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm (25/5/1791-20/1/1841) lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Minh Mạng là một vị vua tài giỏi siêng năng, thức khuya dậy sớm, thắp đèn đọc sớ chương đến canh ba mới ngh

6267. BÀI HỌC GÌ Ở VỤ VIỆT Á?

Hình ảnh
BÀI HỌC GÌ Ở VỤ VIỆT Á? PNTB/ Nguyễn Ngọc Dương Nhiều người từng đặt câu hỏi: Tại sao ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây có quá nhiều tội phạm liên quan đến kinh tế, khiến ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn làm chủ tịch QH phải buồn bã thốt lên: “kỷ luật hết thì lấy ai làm việc!”. Còn ông Trương Tấn Sang trên vị trí Chủ tịch nước lúc đó từng nói đại ý: tham nhũng như cả “một bầy sâu”, nghĩa là không phải chỉ “một con sâu bỏ rầu nồi canh”!. Hiện nay chỉ một vụ liên quan đến kit xét nghiệm covid-19 của Việt Á, có thể nói đã có cả một bầy sâu nhung nhúc, bắt được đến đâu thì bắt thôi. “Đằng sau sai phạm của Việt Á có thể cả một dây chuyền nhiều người tham gia” – một trong những cái title trên báo chí không phải chỉ “cảnh báo” riêng vụ này. Phân tích nguyên nhân của nó, trong trả lời phỏng vấn báo VOV, bác sĩ Nguyễn Văn Phúc nói: “Một cái lại quả 20% thì đấy là một con số khủng khiếp. Nó tạo ra một cái tâm lý mà chúng ta hãy tưởng tượng rằng, khi một người đi trên đường mà nhìn thấy cục và

6266. Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn?

Hình ảnh
Phát triển bền vững phụ thuộc cung cách làm ăn? Nguyễn Ngọc Dương/ PNTB   Kể từ sau “đổi mới” 1986, Việt Nam đã chuyển sang một cung cách làm ăn hoàn toàn khác thời kỳ trước đó. Cung cách ấy là một nội dung của “Đổi mới”. Nó đã có tác dụng tức thời tháo gỡ những bế tắc trong nền kinh tế “tập trung quan liêu bao cấp”, khiến nền kinh tế kéo theo chế độ xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ, cho nên Tổng Bí thư trường Chinh phải phải đặt lên bàn câu hỏi “Đổi mới hay là chết?”… Đại hội VI (1986) là dấu ấn cực kỳ quan trọng cứu vãn đất nước… Nhưng sau 35 năm, nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển đất nước nay đã “hết dư địa”, cần phải tiếp tục đổi mới. Và sự đổi mới lần 2, sẽ có rất nhiều việc phải làm. Một trong những việc đó là sự “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” mà cả trong chủ trương của Đảng, Nhà nước và phát biểu của nhiều vị lãnh đạo lâu nay từng nói, nhưng chưa làm được. Phát triển bền vững, nói nôm na là “ăn bữa hôm phải lo bữa mai”, là phải tránh xa thói “ăn xổi ở thì” … dẫn đến sự

6265. THÁNH RẮC KIT

Hình ảnh
THÁNH RẮC KIT Bài của Lê Thiếu Nhơn Mấy ngày nay, thiên hạ xúm vào chửi Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Á, rất dữ dội. Mình ngạc nhiên quá. Phan Quốc Việt sinh năm 1980. Một gã trai Quảng Nam không phải con ông Sáu cháu ông Tư, mà chỉ trong vòng mười mấy tháng đã kiếm được 4000 tỷ đồng, thì là thiên tài đấy chứ. Mình là viên chức, lọ mọ đi công tác, muốn được thanh toán 100 nghìn đồng cũng gian nan vô cùng. Tiền của Nhà nước, khó lấy lắm. Các cán bộ quản lý đều có lập trường kiên định và chuyên môn vững vàng, cho nên phải loại ngay cái thuyết âm mưu là có ai đó dựng lên một tên vô lại như Phan Quốc Việt để tha hồ đục khoét ngân sách. Phan Quốc Việt được sự ủng hộ nhiệt liệt của Bộ Khoa học & Công nghệ lẫn Bộ Y tế để sản xuất và kinh doanh kit test thuận lợi, chứng tỏ gã trai ấy có một bản lĩnh vô song. Thực sự, Phan Quốc Việt xứng đáng được xưng tụng là Thánh Rắc Kit tầm cỡ nhân loại. Thổ Nhĩ Kỳ tự hào về Thánh Rắc Muối, thì tại sao Việt Nam không tự hào về Th

6264. NHẬN HOA HỒNG TRẢ CÁI GÌ?

Hình ảnh
NHẬN HOA HỒNG TRẢ CÁI GÌ? “Có gan nhận tiền, có gan vào tù. 30% hoa hồng là kịch khung đấy. Nhận và trả, nó đều có giá cả ông ạ”. - Tôi có mối muốn mua thiết bị vật tư  y tế , ông chào giá bán đi! - Họ muốn mua cái gì? - Mua cái gì chả được, quan trọng là hoa hồng gửi lại thế nào? - Được được, loại thiết bị vật tư cấp bách, loại thiết bị vật tư cần dùng, loại không thể không mua…, loại nào tôi cũng có. Tùy loại và tùy giá, thì hoa hồng nội hoặc ngoại, vậy thôi. Ông thích hồng cổ Sapa hay hồng Pháp, hồng Hà Lan là tùy ông chọn. - Thôi nội ngoại gì, tôi thích hoa hồng biểu tượng bằng con số, 30%, nói thế cho nhanh, ông đồng ý thì vào cuộc. - Giá thổi lên thế nào không hạn chế phải không? - Không, đã cấp bách thì hạn chế thế nào được, ai dám không mua, ai dám nhìn bệnh nhân chết? - Ok ok, vậy chốt đơn này. Hoa hồng không có gai (không đâm vào tay chảy máu), không hương (chả sợ bị ai phát hiện), hoa hồng ba mươi phần trăm, từ nay tôi gọi nó là vậy. Một cái tên loài hoa ấn t

6263. “CẠNH TRANH BẨN”

Hình ảnh
“CẠNH TRANH BẨN” PNTB - Nguyễn Ngọc Dương Một trong những quy luật của nền kinh tế chế thị trường là quy luật CẠNH TRANH. Trong cạnh tranh có CẠNH TRANH LÀNH MẠNH và CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH.   CẠNH TRANH LÀNH MẠNH là sự cạnh tranh dựa trên nghệ thuật kinh doanh với trí tuệ của chủ doanh nghiệp. Người có tài năng sẽ chiếm được thị trường, kẻ bất tài phải chịu thua cuộc. Trong nhiều Doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng thì DN nào sản xuất / dịch vụ… có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ…, được xã hội yêu thích, chấp nhận sẽ thắng những DN cho ra những sản phẩm kém chất lượng, giá cao... Đó là CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, CƠ CHẾ CẠNH TRANH TRONG MỘT XÃ HỘI VĂN MINH.   CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH, ở đây tôi tạm dùng thuật ngữ CẠNH TRANH BẨN.   “Cạnh tranh bẩn” thì trái lại. Đó là những kẻ bất tài nhưng chiếm được thế “thượng phong” trong kinh doanh. Để chiếm được thị trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi, chúng không đi bằng con đường “cạnh tranh lành mạnh”. Chúng đi bằng