Bài đăng

6190. Mưa Xuân

Hình ảnh
MƯA XUÂN Tuỳ bút của Nguyễn Xuân Diện Xuân đã đem mưa về giăng khắp Hà thành. Một năm bốn mùa luân chuyển, mỗi một mùa dường như có một cái gì đó nổi trội lên, mà qua đó người ta cảm nhận được bước đi của thời gian.Với hạ là nắng, thu là gió heo may, đông là sương giá, riêng với xuân, đó là mưa. Mưa xuân. Không biết mùa xuân nào trong thuở hồng hoang xa xăm, là mùa xuân đầu tiên trời gieo mưa xuống, để rồi thành thông lệ có lẽ đến muôn đời. Cũng không ai biết ai là người đầu tiên nhìn ra được, cảm nhận được cái ý vị của mưa xuân. Và ai mà biết được là có bao nhiêu bài thơ viết về mưa xuân. Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu, cũng không ồn ào, náo động như mưa rào tháng hạ. Mưa xuân êm êm giăng mắc bất ngờ. Mưa xuân như không rơi mà bay, bay lay phay như là bụi vậy. Thường thì mưa xuân vào lúc hạ tuần tháng chạp. Cứ ấy trời còn rét. Mưa vào đúng cái lúc người ta rộn ràng sắm tết. Mưa xuân đã đi vào trong tiềm thức của người ta và để lại dấu ấn đậm nét. Bạn cứ tư

6189. Củ khoai lang thời kim tiền

Hình ảnh
Củ khoai lang thời kim tiền PNTB   Nói đến khoai lang thì không ai lạ. Thời xưa đói khát, ngô, khoai, sắn là thứ ăn độn thay cơm để sống qua ngày. Ca dao có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai/ đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Có thể nói trong quá khứ, khoai lang chỉ là thứ dân giã, không đáng trọng, nếu không nói là bị khinh. Nhà địa chủ thuê thợ cày, sáng nhịn ăn, đến 9 giờ, cho người mang nước ra đồng cho thợ bao giờ cũng kèm theo dăm củ khoai lang. Cải cách ruộng đất có người tố khổ, chỉ mặt địa chủ: “Thằng kia, mày có biết tao là ai không? Tao vì đói mà phải đi cày thuê, cuốc mướn cho nhà mày. Nhưng đến nửa buổi mày cho con ở mang nước chè cho tao thì lại mang theo nửa rá khoai lang. Tao đói quá, tao ăn hết khoai, trưa về không ăn được cơm. Mày ác quá, mày tiếc cơm tiếc gạo, mày cho tao ăn khoai, mày có biết không?”…   Nhưng rồi những năm gần đây, tự dưng thấy khoai lang lên ngôi. Nhà hàng đặc sản, thậm chí chuyên phục vụ khách Tây, một đĩa rau khoai lang (thứ mà thời bao c

6188. GIÁO DỤC – “CHÂN NGOÀI DÀI HƠN CHÂN TRONG”

Hình ảnh
GIÁO DỤC – “CHÂN NGOÀI DÀI HƠN CHÂN TRONG” ẢNh minh họa:Dạy thêm Báo VTC New hôm nay cho hay: “ Thực tế đáng buồn là nhiều giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em hay tình yêu với nghề gõ đầu trẻ”. “Một đồng nghiệp ở Hà Nội khoe với tôi mỗi tháng dạy thêm có thể kiếm được 100 triệu - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của tôi cả năm. Được biết trung bình một lớp  dạy thêm  ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng”. “Còn một đồng nghiệp khác ở tỉnh, dạy cho vui mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng”. “Tôi hỏi vài đồng nghiệp đang dạy hợp đồng tại các trường công lập rằng sao không bỏ nghề khi mức lương thấp như vậy? Họ thật thà trả lời, bám trụ lại chẳng qua để lấy cái “mác” mở lớp dạy thêm bên ngoài, chứ mấy ai sống nhờ đồng lương”. “Mỗi mùa thi, một giáo viên dạy thêm có thể kiếm vài trăm triệu là chuyện bình thường. Đương nhiên không p

6187. CHỢ PHIÊN VÙNG CAO – CHỢ VĂN HÓA.

Hình ảnh
CHỢ PHIÊN VÙNG CAO – CHỢ VĂN HÓA   Một góc chợ Cán Cấu (Sin Ma Cai) Ở vùng cao, thường vài xã mới có một cái chợ. Xuất phát từ địa hình đồi núi nên cư dân thưa thớt. Các bản làng không quần tụ trong những lũy tre khép kín như làng cổ truyền vùng đồng bằng Bắc bộ. Các hộ gia đình thường ở cách xa nhau, không thấy hai nhà chung nhau “cái dậu mùng tơi”… Do vậy, người vùng cao ít có điều kiện giao lưu trong làng xã. Nhưng giao lưu vốn là bản tính con người. Vì thế, ngoài việc mua bán trao đổi hàng hóa cho sinh hoạt thì chợ phiên còn mang chức năng quan trọng là “tạo cớ” để con người gặp gỡ nhau. Việc mua – bán những vật dụng sinh hoạt ở chợ phiên vùng cao diễn ra đơn giản. Người nuôi được đàn gà, đàn vịt, bắt một con ôm trên tay đến chợ phiên bán đi để lấy tiền mua con dao, gói muối… Người nuôi được đàn lợn, chọn một con buộc dây vào cổ, đưa xuống chợ phiên bán, để mua quần áo mới cho con cháu. Người trồng được buồng chuối, vác xuống chợ phiên bán lấy tiền uống rượu… Mang vịt đi ch

6186. Chuyện thật mà đùa?

Hình ảnh
Chuyện thật mà đùa? PNTB Cái hình thù kì dị Trật ra giữa Thủ Đô Ngay bờ Hồ Hoàn Kiếm Nơi ngự của Cụ Rùa… Ai thấy cũng sợ hãi Bỗng đồng thanh la to Nên phải vội dỡ gấp Kẻo để nó… tô hô ! Đất ngàn năm văn hiến Chuyện thật mà như đùa?   Báo Tuổi trẻ viết: “Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều trên Facebook cá nhân sáng sớm nay viết ngay trên bờ hồ Gươm mà cho dựng lên một hình ảnh “quái dị” như thế là “bị làm sao ấy, không bình thường”. Ông nhắc lại một nỗi thất vọng cũ về sự thiếu óc thẩm mỹ của những người có trách nhiệm khi mấy năm trước có ý định dựng bức tượng King Kong khổng lồ từ một bộ phim Mỹ được quay ở Việt Nam bên hồ Gươm nhưng lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết “thi thoảng họ lại cho hiện ra giữa thủ đô một hình thù quái dị”. “Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết dù hiểu rằng tạo hình này chỉ là một trang trí trong tổng thể trang trí bên bờ hồ Gươm, xung quanh tượng đà

6185. ĐÔI LỜI VỀ CHỢ TRỜI BẰNG CẤP

Hình ảnh
Đôi lời về chợ trời bằng cấp   Trường ĐH Đông Đô, nơi cấp hàng trăm bằng cử nhân ngôn ngữ Anh giả  từ năm 2015-2017 - Ảnh: Nguyễn Hưởng/Người Lao động Chuyện mua bán bằng cấp ở xứ ta đã rỉ rả từ vài chục năm nay, nó như “chuyện thường ngày ở huyện”, nó có vẻ như một ‘tất yếu lịch sử’ của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiều người gọi là “nạn bằng giả”. Thậm chí người ta cảm thấy nói nhiều thành “nhàm”, bởi nói cứ nói, nạn bằng giả cứ diễn ra như một cái chợ đêm, nhưng ngày càng sầm uất. Pháp luật, báo chí, công luận, chính quyền và người dân hết thảy đều ghét cái nạn này, không một ai ủng hộ cái thứ bất công, dối trá ấy. Tuy nhiên đôi chỗ cũng chỉ bắt quả tang được vài trường hợp thuộc loại “tép riu” để báo chí có chuyện cho xôm trò thôi, chứ chả có biện pháp nào ăn thua… Cá biệt có dư luận một ông to “học giả”, nhưng vẫn thấy yên vị nên không ai dám bàn. Thế nhưng gần đây, lần đầu tiên “sự kiện Đại học Đông Đô” rộ lên như một cơn sóng lớn trên truyền thông m

6184. Tư pháp ở nước Tàu Cộng

Hình ảnh
Tư pháp ở nước Tàu Cộng PNTB:  “Ban ngày quan lớn như thần             Ban đêm quan lớn tần mần như ma”             (Thơ Nguyễn Công Trứ) (*) ------ “Vợ hai” của ông Vĩ Quân Tử - nguyên Bí thư thành ủy Cát Lâm, TQ - bị tố cáo phạm tội lừa đảo. Ở trên tòa, cô đã có một lời tự bào chữa vô cùng đặc sắc, có những câu nói đã khiến cho “quan tòa” nhục nhã không nói nên lời… Kính thưa ông chánh án! Cảm ơn quan tòa đã cho tôi cơ hội phát biểu sau cùng. Làm một người phụ nữ bán thân, đứng ở trước tòa án trang nghiêm này tôi cảm thấy thật sự rất nhục nhã. Tôi đã theo nghề bán tiếng cười mưu sinh này đã được 5 năm, lại từng làm “vợ hai”, cũng có thể là “vợ ba, vợ tư” của nguyên Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử. Nhưng mà, làm “vợ chung” của người ta quyết không phải là tâm nguyện của tôi, sở dĩ tôi phải đi theo con đường mang đến nỗi nhục lớn cho gia đình và bản thân này, quả thật là v

6183. “Mặt trái”

Hình ảnh
“Mặt trái” (Lan man về Triết học & Cuộc sống)   “Mặt trái” là các mặt “đối lập và thống nhất” mang tính phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội. Mặt này coi mặt kia là “trái”. Tư duy của người cổ đại đã phát hiện ra điều đó. Triết học Phương Đông có thuyết “âm – dương ngũ hành”. Triết học Phương Tây thế kỷ XIX thì có Phép biện chứng Hegel, trong đó có “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” của sự tồn tại và phát triển trong thế giới tinh thần. Chính Marx đã tiếp thu Hegel để hoàn thiện phương pháp Duy vật biện chứng của mình. Phép biện chứng Mac xít là nền tảng nhận thức, hạt nhân của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đã từng thu phục hàng trăm triệu người trên thế giới. Nhưng khi vận dụng vào đời sống xã hội bởi do vụ lợi hoặc do nhận thức nên đã không ít người “bóp méo” phép biện chứng, dẫn đến không thành công. Tạo hóa đã sinh ra vạn vật đều có mặt trái, mặt phải, mặt này tương tác với mặt kia. Loài người, và nói chung các loài sinh v

6182. Đại hội Nhà văn lần thứ X

Hình ảnh
Đại hội Nhà văn lần thứ X (Tường thuật 3 kỳ của tác giả Nguyễn Quang Vinh trước khi vào ĐH chính thức) KỲ 1: TÔI CỨ BẦU ANH HỮU THỈNH LÀM CHỦ TỊCH. DỨT KHOÁT VẬY ĐI! Ngày mai bắt đầu Đại hội Nhà văn Việt Nam. Tôi cứ bầu anh Hữu Thỉnh làm Chủ tịch. Dứt khoát vậy đi. Lý luận: Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ sức khoẻ, kiên nhẫn, háo hức khi nghe suốt những lời chế nhạo, chửi mắng lung tung tang tang của các hội viên như thế. Nhìn gương mặt anh ấy khi bị người khác mắng sao mà dễ mến, sao mà đắm say, sao mà mê tơi đến vậy. Vì chỉ anh Hữu Thỉnh mới chịu đựng để làm tờ trình, để báo cáo, để trình bày, đi lên đi xuống xin ngân sách ở mức ai nhỡ đi theo anh ấy dễ phát điên, với một ứng xử nhũn, với những âm điệu trình bày lúc cao vút lúc bi ai, khó ai có thể so bì được. Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ phấn khởi nghe thơ của hội viên, từ ngày này qua ngày khác, miền này qua miền khác, tỉnh này qua tỉnh khác, nghe mê đắm và mặn mà, ánh mắt chớp, hơi thở dồn, hai cánh tay giang rộng