Bài đăng

6185. ĐÔI LỜI VỀ CHỢ TRỜI BẰNG CẤP

Hình ảnh
Đôi lời về chợ trời bằng cấp   Trường ĐH Đông Đô, nơi cấp hàng trăm bằng cử nhân ngôn ngữ Anh giả  từ năm 2015-2017 - Ảnh: Nguyễn Hưởng/Người Lao động Chuyện mua bán bằng cấp ở xứ ta đã rỉ rả từ vài chục năm nay, nó như “chuyện thường ngày ở huyện”, nó có vẻ như một ‘tất yếu lịch sử’ của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiều người gọi là “nạn bằng giả”. Thậm chí người ta cảm thấy nói nhiều thành “nhàm”, bởi nói cứ nói, nạn bằng giả cứ diễn ra như một cái chợ đêm, nhưng ngày càng sầm uất. Pháp luật, báo chí, công luận, chính quyền và người dân hết thảy đều ghét cái nạn này, không một ai ủng hộ cái thứ bất công, dối trá ấy. Tuy nhiên đôi chỗ cũng chỉ bắt quả tang được vài trường hợp thuộc loại “tép riu” để báo chí có chuyện cho xôm trò thôi, chứ chả có biện pháp nào ăn thua… Cá biệt có dư luận một ông to “học giả”, nhưng vẫn thấy yên vị nên không ai dám bàn. Thế nhưng gần đây, lần đầu tiên “sự kiện Đại học Đông Đô” rộ lên như một cơn sóng lớn trên truyền thông m

6184. Tư pháp ở nước Tàu Cộng

Hình ảnh
Tư pháp ở nước Tàu Cộng PNTB:  “Ban ngày quan lớn như thần             Ban đêm quan lớn tần mần như ma”             (Thơ Nguyễn Công Trứ) (*) ------ “Vợ hai” của ông Vĩ Quân Tử - nguyên Bí thư thành ủy Cát Lâm, TQ - bị tố cáo phạm tội lừa đảo. Ở trên tòa, cô đã có một lời tự bào chữa vô cùng đặc sắc, có những câu nói đã khiến cho “quan tòa” nhục nhã không nói nên lời… Kính thưa ông chánh án! Cảm ơn quan tòa đã cho tôi cơ hội phát biểu sau cùng. Làm một người phụ nữ bán thân, đứng ở trước tòa án trang nghiêm này tôi cảm thấy thật sự rất nhục nhã. Tôi đã theo nghề bán tiếng cười mưu sinh này đã được 5 năm, lại từng làm “vợ hai”, cũng có thể là “vợ ba, vợ tư” của nguyên Bí thư thành ủy Vĩ Quân Tử. Nhưng mà, làm “vợ chung” của người ta quyết không phải là tâm nguyện của tôi, sở dĩ tôi phải đi theo con đường mang đến nỗi nhục lớn cho gia đình và bản thân này, quả thật là v

6183. “Mặt trái”

Hình ảnh
“Mặt trái” (Lan man về Triết học & Cuộc sống)   “Mặt trái” là các mặt “đối lập và thống nhất” mang tính phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội. Mặt này coi mặt kia là “trái”. Tư duy của người cổ đại đã phát hiện ra điều đó. Triết học Phương Đông có thuyết “âm – dương ngũ hành”. Triết học Phương Tây thế kỷ XIX thì có Phép biện chứng Hegel, trong đó có “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” của sự tồn tại và phát triển trong thế giới tinh thần. Chính Marx đã tiếp thu Hegel để hoàn thiện phương pháp Duy vật biện chứng của mình. Phép biện chứng Mac xít là nền tảng nhận thức, hạt nhân của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đã từng thu phục hàng trăm triệu người trên thế giới. Nhưng khi vận dụng vào đời sống xã hội bởi do vụ lợi hoặc do nhận thức nên đã không ít người “bóp méo” phép biện chứng, dẫn đến không thành công. Tạo hóa đã sinh ra vạn vật đều có mặt trái, mặt phải, mặt này tương tác với mặt kia. Loài người, và nói chung các loài sinh v

6182. Đại hội Nhà văn lần thứ X

Hình ảnh
Đại hội Nhà văn lần thứ X (Tường thuật 3 kỳ của tác giả Nguyễn Quang Vinh trước khi vào ĐH chính thức) KỲ 1: TÔI CỨ BẦU ANH HỮU THỈNH LÀM CHỦ TỊCH. DỨT KHOÁT VẬY ĐI! Ngày mai bắt đầu Đại hội Nhà văn Việt Nam. Tôi cứ bầu anh Hữu Thỉnh làm Chủ tịch. Dứt khoát vậy đi. Lý luận: Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ sức khoẻ, kiên nhẫn, háo hức khi nghe suốt những lời chế nhạo, chửi mắng lung tung tang tang của các hội viên như thế. Nhìn gương mặt anh ấy khi bị người khác mắng sao mà dễ mến, sao mà đắm say, sao mà mê tơi đến vậy. Vì chỉ anh Hữu Thỉnh mới chịu đựng để làm tờ trình, để báo cáo, để trình bày, đi lên đi xuống xin ngân sách ở mức ai nhỡ đi theo anh ấy dễ phát điên, với một ứng xử nhũn, với những âm điệu trình bày lúc cao vút lúc bi ai, khó ai có thể so bì được. Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ phấn khởi nghe thơ của hội viên, từ ngày này qua ngày khác, miền này qua miền khác, tỉnh này qua tỉnh khác, nghe mê đắm và mặn mà, ánh mắt chớp, hơi thở dồn, hai cánh tay giang rộng

6181. TRỐN PHỞ

Hình ảnh
TRỐN PHỞ Món ăn sáng ở nhà Đã lâu lắm hầu như lão trốn phở, tránh nhà hàng quán ăn mà chỉ ăn sáng ở nhà với những món rất quê mùa tự tay bà lão làm. Có người hỏi tại sao, lão chém gió một hồi: Đơn giản vì, từ sau khi đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đất nước có nhiều thành tựu... Nhưng kèm theo là sự xuống cấp không phanh về đạo đức xã hội, là sự lên ngôi của dối trá, lừa đảo ở khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ thường dân đến quan chức nhà nước. Chả thế mà đại biểu QH Lưu Bình Nhường từng nói: “ Hàng ngàn kẻ giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thực hiện chính sách người có công. Liệt sĩ giả, thương binh giả, “da cam” giả, anh hùng giả, bằng cấp giả, thương hiệu giả, sư giả, thuốc giả v.v… rất nhiều thứ đều là giả ”. Chỉ cần vài viên đường hóa học Trung Quốc là đã có nồi nước dùng "ngon từ thịt, ngọt từ xương" (Báo Đầu Tư: https://baodautu.vn/rung-minh-hoa-chat-lam-pho-va-lau-d22107.html Nước gia vị dùn

6180. Học Bác thế nào và làm gì để học Bác?

Hình ảnh
Học Bác thế nào và làm gì để học Bác? Biệt thự bỏ hoang Từ nhiều năm nay Đảng phát động phong trào “Học tập và làm theo phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xem như một giải pháp góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Đất nước giàu mạnh. Đối tượng phải học là tất cả mọi cán bộ, đảnh viên. Nhưng xem ra nhiều người cho rằng, dường như “nước đổ lá khoai”?. Phải thành thật mà nói, không cần tất cả đảng viên đâu, chỉ cần một “bộ phận không nhỏ” có quyền lực, được ký séc tiêu tiền mà học được một phần nghìn phong cách, đạo đức của Bác Hồ thì Đảng sẽ không phải lập ra cái ban chống tham nhũng của Trung ương, cũng không có hàng trăm hàng ngàn quan chức, tướng tá phải vào lò của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước.. Nói phong cách, tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thì rộng lắm, tôi đã nghe có những ông Tuyên giáo chém gió cả ngày không hết. Báo chí, văn bản chỉ đạo của các cấp ủy nhiều vô kể. Tháng nào chi bộ ở cơ sở họp cũng kiểm lên kiểm xuống việc “học tập và làm theo Bác Hồ”… Nhưng thiết nghĩ c

6179. Tư pháp Việt Nam và vụ án Hồ Duy Hải

Hình ảnh
Tư pháp Việt Nam và vụ án Hồ Duy Hải Nguyễn Ngọc Dương/PNTB Ảnh VTC New Vụ án Hồ Duy Hải là một trong những vụ điển hình làm rúng động xã hội đã kéo dài nhiều năm chưa ngã ngũ, khiến nền Tư pháp VN chao đảo, nhưng nay vẫn chưa kết thúc dù đã trên 22 năm. Hơn nữa đây cũng là vụ án lần đầu tiên đã lên đến cấp Giám đốc thẩm, cấp cao nhất của hệ thống xét xử ở Việt Nam. Đây cũng là vụ án lần đầu tiên khiến Ủy ban tư pháp của Quốc hội, một Ủy ban của Cơ quan Quyền lực nhà nước Cao nhất đã phải vào cuộc và nhiều đại biểu Quốc hội đã thay mặt cử tri búc xúc lên tiếng. Gần đây dư luận công chúng rất ngạc nhiên là dường như thời gian đã ngày càng làm rõ những điều vô lý của vụ án, với việc xa rời Luật Tố tụng hình sự, xa rời công lý, nhưng vẫn trong tình trạng “im lặng khó hiểu” kéo dài. Đặc biệt là nghi can Hồ Duy Hải có nhiều dấu hiệu oan sai, mặc dù cả 3 cấp tòa đều tuyên bị cáo mức án cao nhất – Tử hình! Nhưng Tòa án không thể ‘thi hành án’, bởi sức ép công luận, tuy nhiên lại cũng