Bài đăng

4664. Ghi chép một số nhận định về việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin tại Việt Nam

Hình ảnh
Vấn đề hôm nay: Ghi chép một số nhận định về việc nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin tại Việt Nam Trần Văn Chánh PNTB: Một bài viết về lý luận đầy thuyết phục. Mới đây xuất hiện một câu chuyện thời sự nhưng lại liên quan một vấn đề có vẻ học thuật, không “thời sự” chút nào, đó là việc Đại học Fulbright Việt Nam do người Mỹ chủ trương sắp khai giảng nhưng họ còn chần chờ trước đòi hỏi của Nhà nước Việt Nam là theo luật pháp Việt Nam thì phải giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự kiện này làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện tưởng chừng đã cũ: Tháng 6.2008 khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời thì chừng một tháng sau, nhà văn-nhà nghiên cứu Lữ Phương đã có bài viết để tưởng niệm người mà tác giả này coi là “một trong những người cộng sản chân chính còn sót lại trên đất nước hôm nay”.

4663. Nguyên Bộ trưởng kinh ngạc về Nhật sau chuyện cái ô ở công viên

Hình ảnh
Nguyên Bộ trưởng kinh ngạc về Nhật sau chuyện cái ô ở công viên 01/09/2016  03:09 GMT+7 Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, tôi học hỏi được rất nhiều điều. Đi và so sánh, chỉ có thể chia sẻ: Văn hóa Nhật “không làm phiền người khác”. 1.  Tôi nhớ một lần cả đoàn chúng tôi vào quán ăn ở Tokyo, mọi người quen gọi món ăn như ở Việt Nam là cứ gọi nhiều món, thỏa mãn sở thích của từng người. Nhưng nhà hàng Nhật Bản lại xử sự khác. Họ nhẹ nhàng tư vấn cho chúng tôi chỉ nên chọn 4 đến 5 món có thương hiệu của nhà hàng. Họ lưu ý ăn như thế là đủ calo cho con người sống và làm việc từ trưa đến tối.

4662. Nhật đã tìm ra thuốc trị dứt hẳn bệnh tiểu đường.

Hình ảnh
Nhật đã tìm ra thuốc trị dứt hẳn bệnh tiểu đường. Đường glucoz được lọc qua cầu thận sẽ lại được tái hấp thu trở lại máu nhờ các protein vận chuyển đường-muối (SGLT2). Nếu khống chế được SGLT2, glucoz sẽ được bài xuất hoàn toàn ra theo nước tiểu và lượng đường trong máu sẽ không tăng. Mật độ đường máu cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với thần kinh, võng mạc và thận. Nhật Bản hiện đang thí nghiệm loại thuốc ức chế SGLT2 ( SGLT2 inhibitor)có thể trị dứt bệnh tiễu đưởng bẳng cách bất hoạt hóa và ngăn chặn protein

4661. Bi kịch hỗn loạn của Venezuela do đâu?

Hình ảnh
Bi kịch hỗn loạn của Venezuela do đâu? Người dân Venezuela băng qua cây cầu Simon Bolivar trên biên giới giữa Venezuela và Columbia, vào thành phố Cucuta, Columbia để mua hàng nhu yếu phẩm hôm 17-7-2016. Ảnh: GettyImages Những ngày này, phần lớn tin tức phát đi từ thủ đô Caracas của Venezuela là tin xấu, phản anh một nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Các phóng sự của đài CNN, đài VOA phát đi từ Caracas đều cho thấy một không khí hỗn loạn: người dân xếp hàng rồng rắn trước các siêu thị trống rỗng chờ những chuyến xe chở hàng, nạn cướp bóc, hôi của, giết người vì những lý do vụn vặt xảy ra liên tục… Tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, từ sữa, gạo đến giấy vệ sinh đã không còn chịu đựng được nữa.

4660. Họp! Họp! Họp!

Hình ảnh
Họp! Họp! Họp! Lê Kiên   PNTB: Thời xưa, cụ Hồ ghét nạn họp lắm. Cụ gọi là "cái nạn khai hội". Hơn 50 năm rồi mà cái nạn này vẫn không thay đổi, nếu không nói càng ngày càng nặng hơn. Trì trệ đến thế là cùng. Tài thật. Tiên sư những thằng thích họp... TTO   - Có lẽ, một trong những “cái nạn” đang tồn tại ở nước ta phải kể đến “nạn họp”, mà là họp nhiều. Như một chuyện bi hài, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận “việc khó nhất của bộ trưởng là phân công thứ trưởng đi họp”.  Không phải bây giờ mới phát sinh, tình trạng cơ quan nhà nước họp nhiều đã diễn ra từ... xa xưa.

4659. Người Việt ‘ra ngoài tử tế, về nước làm bừa’

Hình ảnh
Người Việt ‘ra ngoài tử tế, về nước làm bừa’ Trần Văn Tuấn- 28/08/2016  05:00 GMT+7 Nhiều người cho rằng những bất cập trong thực hành văn hóa trong xã hội VN ngày nay hay gọi là “đặc sản văn hóa tiêu cực” có mối liên hệ sâu sắc với  quá khứ nghèo khó và thiếu thốn trong đời sống. Ảnh: Tuổi trẻ Đa phần dân ta đều nghiêm túc chấp hành và hành xử khá ổn nơi công cộng khi đi ra nước ngoài, nhưng cũng chính những người này lại sống buông thả khi về nước. Có người cho rằng những bất cập trong hành xử văn hóa hay gọi là “đặc sản văn hóa tiêu cực” ở Việt Nam ngày nay có mối liên hệ với quá khứ nghèo khó và thiếu thốn trong đời sống.

4658. Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc

Hình ảnh
Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc Sau khi bài “Phật giáo và dân tộc” được phát thanh Thượng tọa Thích Quảng Ba là thành viên và hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan hiện nay là Phó hội chủ đã có yêu cầu được lên tiếng trước nhận định của Thượng tọa Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ trong bài Phật giáo và Dân tộc. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn Thượng tọa Thích Quảng Ba để rộng đường dư luận sau đây.

4657. Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh mở quán nhậu 15 tỷ đồng cho nữ phó phòng

Hình ảnh
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh mở quán nhậu 15 tỷ đồng cho nữ phó phòng Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long... Năm 2013, dư luận miền Tây “dậy sóng” trước việc nữ phó phòng Trần Hồng Ly (Phó phòng Quản lý doanh nghiệp - Lao động thuộc Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) chạy xe vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh đập xe ông Trần Khiêu - Chủ tịch UBND tỉnh này. Câu chuyện không chỉ xôn xao trong năm 2013 mà còn kéo dài qua 2014 khi nữ phó phòng liên tục tố cáo một số cán bộ cấp trên có tiêu cực.

4656. Đảng viên suy thoái “tự diễn biến và tự chuyển hóa” nguy hiểm khôn lường

Hình ảnh
Tạp chí Cộng Sản: Đảng viên suy thoái “tự diễn biến và tự chuyển hóa” nguy hiểm khôn lường Thoái hóa Biểu hiện tập trung nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất của suy thoái tư tưởng chính trị là tham nhũng chính trị, phản bội chính trị, thối rữa tư tưởng và băng hoại đạo đức... tạo nên những “kẻ thù giấu mặt”, những “liên minh tội phạm”. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái này? Những “cục bướu ác tính”đang tích tụ và phát tác

4655. Về một thứ văn hóa không biết xấu hổ

Hình ảnh
Về một thứ văn hóa không biết xấu hổ PGS-TS PHẠM QUANG LONG Tôi mượn ý của cuốn sách "Về một nền văn hóa biết xấu hổ" do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hóa ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay. Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người.

4654.Thanh kiếm có chỗ mẻ

Hình ảnh
Thanh kiếm có chỗ mẻ Vụ việc “mời - bắt cóc” công dân, trong đó có một cháu nhỏ 3 tuổi, vừa xảy ra ở thị xã La Gi (Bình Thuận) mà nhân vật chính là… công an chứ không phải người dân đã khiến dư luận cực kỳ bức xúc. Vấn đề ở đây là sự vi phạm pháp luật lại được thực hiện bởi chính lực lượng bảo vệ pháp luật.

4653. Quan hệ "thân hữu" đang làm hỏng quá trình cổ phần hoá

Hình ảnh
Quan hệ "thân hữu" đang làm hỏng quá trình cổ phần hoá Minh họa: Ngọc Diệp (Dân trí) - Trong dự thảo đề án "Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu ra tại một hội thảo giữa tuần trước, khi đánh giá về quá trình cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước hiện nay có một câu rất đáng chú ý. Đó là: "Quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp với quan chức nhà nước vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi doanh nghiệp đã được CPH".  >> Kiểm toán Nhà nước: Hàng loạt "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước có "trọng bệnh" Đây là một nhận xét khá mới mẻ nhưng buồn thay, nó lại quá đúng. Và chính điều này, có thể nói, đang là một nguyên nhân khiến qúa trình CPH khối DNNN đang trì trệ trở lại kể từ khoảng giữa năm 2015 trở lại đây.

4652. Bí thư Thăng thực sự muốn nói gì?

Hình ảnh
Bí thư Thăng thực sự muốn nói gì? BBC   - Dư luận Việt Nam tuần này tiếp tục quan tâm một phát biểu của đương kim Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đầu tuần này đưa ra với lãnh đạo công đoàn nhà nước ở địa phương, khi ông đề xuất "tại sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân". Quan điểm này được ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị phát biểu khi ông tới thăm và làm việc ở Khu chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016, trong đó ông được truyền thông Việt Nam trích thuật nói:

4651. Đừng nhân danh Đảng để chèn ép dân!

Hình ảnh
Đừng nhân danh Đảng để chèn ép dân! NGỌC QUANG/  08:44 27/08/16 (GDVN) - Đảng ra đời là để đấu tranh cho lợi ích của nhân dân. Bởi vậy, đừng ai nhân danh Đảng để cư xử tệ bạc với dân. Ngày 24/8, tờ Dân Việt đưa thông tin bà Đỗ Thị Thúy Hiền (SN 1976, tổ 3, phường Nguyễn Phúc, TP.Yên Bái) bị ông Vũ Quang Huy – Chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc ký và đóng dấu vào văn bản giao Trưởng Công an phường Nguyễn Phúc “nắm bắt biểu hiện của công dân Đỗ Thị Thúy Hiền – tổ 3 đưa vào hồ sơ quản lý vì chống đối Đảng, chính quyền”. Thực chất thì đây là một vụ tranh chấp đất đai giữa nhà bà Hiền và hàng xóm và vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái giải quyết.

4650.Con chim nhỏ và bãi phân bò

Hình ảnh
Con chim nhỏ và bãi phân bò Nguyễn  Bá Toàn Có một con chim bay về phương nam trú đông. Trên đường bay, trời ngày càng trở lên giá buốt. Con chim cảm thấy đôi cánh tê buốt, không thể gắng gượng được, nó chao đảo rồi buông xuôi hai cánh và rơi xuống đất. Nằm trên mặt đất giá băng, com chim cảm thấy thân thể dần đông cứng lại và sự sống đang dần rời xa nó.

4649. Trịnh Kim Thuấn: Suy nghĩ trước một năm học mới

Hình ảnh
Trịnh Kim Thuấn: Suy nghĩ trước một năm học mới Con người đúng nghĩa là con người được phát triển đủ hai phần: Thần xác và Thần hồn. Về Thần xác có một Bộ chăm lo (Bộ Y), còn Thần hồn (tư duy trí tuệ, tình cảm…) thì có nhiều cơ quan “phát sóng” như Tuyên giáo, Giáo dục, Văn hóa, nghệ thuật… nhưng chủ yếu vẫn là “Bộ học”. Cái sự học lâu nay có quá nhiều điều khiến người dân xứ này bức xúc, bởi nó trực tiếp liên quan đến tương lai con cái họ. Nhiều quan chức và đại gia lắm tiền nhiều của thì sợ học trong nước, con cái không thành người, nên đều cho xuất dương.

4648. Nhiều học sinh miền Trung có nguy cơ bỏ học

Hình ảnh
Nhiều học sinh miền Trung có nguy cơ bỏ học Sự việc cá chết ở khu vực 4 tỉnh miền Trung đã và đang gây ra bao nhiêu khó khăn cho các ngư dân, nhiều gia đình mất việc, không có thu nhập, có nguy cơ mang bệnh cao…và một trong những hậu quả của nó là nhiều em học sinh có nguy cơ sẽ bỏ học vì bố mẹ không có nguồn thu nhập, trong khi chính quyền chưa có động thái nào để giúp cho các em được đi học. Gia đình quá khó khăn

4647. Sau những phát súng K59 ở Yên Bái, xem lại phóng sự điều tra của VTV...

Hình ảnh
Sau những phát súng K59 ở Yên Bái, xem lại phóng sự điều tra của VTV... Không biết 2 sự kiện "8 viên đạn K59" và "vụ phá rừng" ở Yên Bái có liên quan gì với nhau không? Bởi vì hôm nay thấy trang TTHN đưa lại Clip này với cái title: "Vụ bắn lãnh đạo: Lật lại phóng sự điều tra phá rừng ở Yên Bái":

4646. Tại sao người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử

Hình ảnh
Tại sao người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử Tranh thờ Cọp ở Đình thần  huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Sau bài đăng   “ Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam ”   trên trang   nghiencuulichsu.com   vào ngày 29/07/2016, có một số người đã hỏi tôi câu hỏi liên quan đến việc thờ cọp và sư tử trong văn hóa Việt Nam . Giữa hai con vật này tại sao có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Trong khi cọp được gọi kính cẩn bằng những tên gọi như “Ông Ba Mươi”, “Thần Hổ”, “Chúa Sơn Lâm” thì sư tử chỉ là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Nay có thời gian, xin phép được lý giải thử vấn đề này từ phương pháp tiếp cận 3 góc độ: Sinh học-Lịch sử-Văn hóa.

4645. Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái?

Hình ảnh
Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái? BBC Vụ bạo hành nổ súng chết người ở tỉnh Yên Bái hôm 18/8/2016 đặt ra những câu hỏi lớn về hành vi, ứng xử trong  xã hội Việt  Nam  hiện nay. Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và phòng tránh những diễn biến tương tự, cần phải có ngay một số giải pháp điều chỉnh từ luật pháp cho tới đạo đức theo các nhà nghiên cứu xã hội, nhà quan sát, nhà báo và blogger tại chương trình tọa đàm trực tuyến hôm 25/8 từ Việt Nam và hải ngoại Họ dùng những tổ chức cộng đồng và họ dùng sự tạo tin tưởng giữa cơ quan cảnh sát và người dân, rồi họ dùng truyền thông và thường thường những chuyện này, những vị dân cử ở tại địa phương sẽ đứng ra giải quyết   - Nhà báo Đỗ Dzũng, Người Việt Cali