4660. Họp! Họp! Họp!

Họp! Họp! Họp!

Lê Kiên 

PNTB: Thời xưa, cụ Hồ ghét nạn họp lắm. Cụ gọi là "cái nạn khai hội". Hơn 50 năm rồi mà cái nạn này vẫn không thay đổi, nếu không nói càng ngày càng nặng hơn. Trì trệ đến thế là cùng. Tài thật. Tiên sư những thằng thích họp...

TTO - Có lẽ, một trong những “cái nạn” đang tồn tại ở nước ta phải kể đến “nạn họp”, mà là họp nhiều.
Như một chuyện bi hài, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận “việc khó nhất của bộ trưởng là phân công thứ trưởng đi họp”. 
Không phải bây giờ mới phát sinh, tình trạng cơ quan nhà nước họp nhiều đã diễn ra từ... xa xưa.

Lại nhớ 10 năm trước, tại một phiên họp HĐND TP Hà Nội, bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị đã yêu cầu TP chấn chỉnh lề lối làm việc. Và cơ quan quyền lực của thủ đô đã có khẩu hiệu: “giảm họp, làm nhanh, nói gọn”.
Có một chi tiết thú vị tại phiên họp này là sau khi bị chất vấn việc tại sao năng lực cạnh tranh của Hà Nội giảm 26 bậc, vị giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư bày tỏ quyết tâm bằng việc thêm một chữ vào khẩu hiệu của TP Hà Nội: “giảm họp, tăng hành, làm nhanh, nói gọn”, khiến các đại biểu cười ồ lên.
Trở lại con số ông Nguyễn Chí Dũng đề cập: mỗi tuần trung bình nhận 30 thư mời đi họp, có tuần 40 cuộc họp. Với số lượng họp như vậy thì phân công người đi họp quả là một việc khó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao quan chức ở nước ta phải họp nhiều thế? Họp nhiều như vậy mà gần đây phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải cách hành chính, Thủ tướng vẫn lo ngại bộ máy không chuyển động, chậm chuyển động, thì đúng là đang có điều gì đó bất thường.
Họp nhiều mà công việc vẫn chậm thì rõ ràng việc phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm chưa thành công. Họp nhiều mà mọi sự chậm được giải quyết thì cũng phải coi lại chất lượng các cuộc họp.
Trước thực trạng ấy, mới đây Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ, bộ máy hành chính, đặc biệt là lãnh đạo phải giảm họp, cắt các cuộc họp, các chuyến công tác không cần thiết (nếu phải họp thì tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, họp trực tuyến để giảm thời gian đi lại, chi phí tốn kém), dành thời gian nghiên cứu, thời gian đi cơ sở nắm tình hình thực tế để giải quyết công việc...
Điều mà ông Nguyễn Chí Dũng than thở đâu phải chỉ có ở Bộ Kế hoạch - đầu tư. Vậy thì làm sao có thể quyết liệt cải cách hành chính, như yêu cầu của Thủ tướng được!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.