4649. Trịnh Kim Thuấn: Suy nghĩ trước một năm học mới
Trịnh
Kim Thuấn: Suy nghĩ trước một năm học mới
Con người đúng nghĩa là con người được phát triển đủ hai phần: Thần xác và Thần hồn. Về Thần xác có một Bộ chăm lo (Bộ Y), còn Thần hồn (tư duy trí tuệ, tình cảm…) thì có nhiều cơ quan “phát sóng” như Tuyên giáo, Giáo dục, Văn hóa, nghệ thuật… nhưng chủ yếu vẫn là “Bộ học”.
Cái sự học lâu nay có quá nhiều điều khiến người dân xứ này bức xúc, bởi nó trực tiếp liên quan đến tương lai con cái họ. Nhiều quan chức và đại gia lắm tiền nhiều của thì sợ học trong nước, con cái không thành người, nên đều cho xuất dương.
Cái sự học lâu nay có quá nhiều điều khiến người dân xứ này bức xúc, bởi nó trực tiếp liên quan đến tương lai con cái họ. Nhiều quan chức và đại gia lắm tiền nhiều của thì sợ học trong nước, con cái không thành người, nên đều cho xuất dương.
Ở đất nước có truyền thống “học để làm quan”, thì cái sự học lại càng nóng bỏng, tạo ra sức ép cho cái “Bộ học” này. Các nhân sĩ, trí thức, báo chí…, các diễn đàn ở các cấp từ cơ sở đến cơ quan đầu não như Trung ương, Quốc hội đều có vẻ “lắm lời” về cái sự học.
Gần đây có ông Nguyễn Minh Nhị (thường được gọi thân tình là Bẩy
Nhị), cựu chủ tịch tỉnh An Giang, viết một bài có tựa đề: Cải cách giáo dục như Thỏ đua với Ốc, đăng trên Tuần Việt Nam . Cả
tháng nay, sau khi đọc bài của ông Nhị, tôi không khỏi lăn tăn về quan điểm của
ông quan cộng sản đã về vườn này. Đại ý ông đưa ra câu chuyện ngụ ngôn rằng,
Thỏ chạy thi với ốc quanh cái ao làng, ngỡ thắng to, ai ngờ chạy bở hơi tai mà
vẫn thua bét tĩ, bởi ốc rải khắp mặt ao, nên đến chỗ nào ốc cũng ở phía
trước…Và ông ấy viết: “Từ câu chuyện như ngụ ngôn vừa kể, vận vào việc lúng túng tìm đường cho
sự học tiến lên kịp thời đại như tinh thần Nghị quyết Đại hội IV Đại hội VIII
của Đảng, chỉ có thể “xé rào”, không chạy theo con đường mòn quanh ao làng mới
thoát được nạn… ốc bươu vàng đang đầy mặt ao.
Và tôi rất hoan nghênh nếu Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dũng cảm ủng hộ GD xé
rào thoát vòng luẩn quẩn”.
Hi hi…xé rào là cái gì, ai rào mà xé?
Càng ngẫm
kỹ, càng thấy suy nghĩ của ông Nguyễn Minh Nhị cũng lại rơi tõm vào cái vòng
lẩn quẩn như Thỏ chạy thi với Ốc! Tường rào phải chăng là cả một hệ thống cơ
chế, chính sách…nó bắt nguồn từ đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản mà
chính ông Bẩy Nhị khi viết về Giáo dục đã dẫn ra ti tỉ các Nghị quyết ấy. Chứ
đâu phải cái hàng rào ấy đội đất chui lên? Vì ông Nhị là người của Đảng, nên cứ
mở mồm ra là phải dẫn Nghị quyết của đảng. Ông viết: “Cách đây 10 năm, Nghị quyết Hội nghị TW II
khóa VIII trong định hướng giáo dục đã khẳng định rõ
ràng:
“Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách
hàng đầu. Nhận thức sâu sắc GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố
quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là
đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với GD&ĐT,
đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh
mẽ để phát triển GD...”
Nhưng
ông Nhị cũng đã thấy, sau những “lời hay ý đẹp” đó của Nghị quyết thì nền Giáo
dục Việt nam ngày càng nhiều rối rắm hơn.
Báo chí nói quá nhiều, tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài viết của
nhà văn Vũ Ngọc Tiến: “Dẫu đã dứt lòng không còn thiết tha
với mảng đề tài giáo dục, nhưng thói quen nhiều năm cứ xui khiến tôi hàng ngày
khi lướt Web đều không quên cắt dán tin tức, nhân vật, sự kiện, số liệu quan
trọng ở mảng GD&ĐT, lưu vào góc riêng của kho dữ liệu trong ổ cứng máy
tính. Vì vậy không khó để tôi tóm lược diễn biến bi hài, đầy kịch tính vừa qua:
Ngày 14/4/2014, ông Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã
trình UBTVQH một bản dự án đổi mới CT&SGK với kinh phí 34.275 tỷ VND, tương
đương 1,7 tỷ USD. Con số này đã gây sốc với nhiều vị ĐBQH, khiến họ hoài nghi
truy vấn ông Hiển về độ xác thực của số liệu, tính khả thi của dự án ..…
Nhớ lại mùa hè những năm 2002- 2006, khi cuộc thay SGK lần trước ở vào
giai đoạn nước rút và không khí phản biện đối với CT & SGK lần ấy cũng lên
tới đỉnh điểm, tôi đã viết nhiều bài bóc trần những thủ đoạn đốt tiền dân làm
SGK, đặc biệt là sự lãng phí vô tội vạ trong các hợp đồng mua sắm thiết bị và
đồ dùng dạy học (TBDH) ở các địa phương. Hồi đó, mỗi bài viết với tôi là cả một
trận đánh lớn vào thành trì tiêu cực, tham nhũng, để lại ấn tượng không thể
phai mờ. Tôi còn nhớ rõ cảm giác rùng mình ghê sợ vì xót tiền dân khi thâm nhập
thực tế, viết loạt bài chống tiêu cực trong các hợp đồng mua TBDH niên khóa
2005- 2006. Trong khi chuẩn kiến thức của CT&SGK còn chưa có, thì dựa
vào đâu mua sắm TBDH? Trường lớp nhiều nơi còn ở tình trạng dồn toa, thông ca
hay tranh tre, nứa lá thì lấy đâu ra phòng thí nghiệm tử tế cho học sinh thực
hành? Thầy ở nhiều nơi còn lúng túng không biết sử dụng TBDH thì làm sao kiểm
tra chất lượng khi mua, hướng dẫn trò sử dụng? Theo hồ sơ điều tra, kinh phí
dùng cho đầu tư TBDH giai đọan 2002- 2007 là 14 nghìn tỷ VND (tương đương gần 1 tỷ USD theo tỷ giá hối
đoái năm 2002), (…. VŨ NGỌC TIẾN ).
![]() |
Ảnh Báo Mới |
Một ví dụ nữa, năm trước ở tỉnh Quãng Ngãi xây ba, bốn mươi cái nhà vệ sinh cho các
trường học, tiêu tốn 19 tỷ đồng, cái ít nhất là 400 triệu, cái nhiều nhất là
700 triệu,… các báo gọi là “Nhà Vệ sinh dát vàng “…
Vậy, xem ra Đảng, Nhà nước đâu có
tiếc tiền cho Giáo dục? Nhưng tiếc rằng, “tiền vẫn mất, tật vẫn mang” …
Vì sao ? Hãy rà soát lại vài chuyện
sâu đây cũng rõ:
Nhớ khi Nhà nước điều ông Nguyễn
Thiện Nhân từ TP.HCM ra nhậm chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, thì có chuyện thầy giáo
Đỗ Việt Khoa quay phim chống gian lận thi cử…. Ông Bộ trưởng đích thân ký tặng
Bằng khen cho Thầy Khoa, gặp mặt bắt tay… động viên tiếp tục chống tiêu cực
trong ngành giáo dục, rồi thì VTV cô Tạ Bích Loan cùng thầy Khoa trên “ghế nóng
Người Đương Thời”…
Nhưng rồi, các quan chức Sở Giáo
dục sở tại không sao cả…mà thầy Khoa thì “mất dạy”. Ông Nhân cũng bó tay.
Rồi báo chí cũng nêu cả chuyện thi
tuyển công chức tại Bộ học, chuyện xảy ra sát VP, mà Bộ trưởng… thì ở ngay Văn
phòng Bộ… Đúng là mọi cái “để lâu cứt trâu hóa bùn”. Chả ai làm sao cả!
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xưng là Tư
lệnh ngành, tổ chức 1 “trận đánh lớn” và đẹp trong mùa thi cử năm 2015…. Đâu có
ai cấm, ai cản ông Luận? Nhưng tiếc thay, “trận đánh” đó không thành, nếu thành
công thì cái ghế Bộ trưởng bây giờ chắc gì ông Phùng Xuân Nhạ đã ngồi ?...
Quay lại vấn đề ông Nguyễn Minh Nhị
xui ông Bộ trường Giáo dục “xé rào”, trong khi ông vẫn dẫn ra hàng chục “Chủ
trương, nghị quyết đúng đắn” của Đảng, thì tôi muốn “mách nhỏ” ông Nhị thế này:
Thưa ông Bẩy Nhị, tất
cả những bất cập, những trăn trở của ông cũng như người dân xứ này lâu nay về
cái sự học (Giáo dục), đều có nguồn cơn của nó cả. Cái hàng rào mà ông xui Bộ
trưởng Nhạ xé ra, phải chăng là cả hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục?
Nhưng, nó chỉ là những “hàng rào con”. Cái hàng rào Mẹ đẻ ra nó là cả một Hệ
thống đẻ ra Con người thời đại. Và
trên nữa lại là cái hàng rào “vĩ đại” hơn. Đó chính là cái Thể chế sinh ra cả một hệ thống hàng rào vô hình, hữu hình các loại
đấy ông Bẩy Nhị ạ. Con người sinh ra thể chế, đến lượt nó, thể chế lại sinh ra
con người…
Nếu ông xui Bộ trưởng
Trần Xuân Nhạ “phá rào”, thì có khác nào bảo ông Nhạ phá quách cái thể chế này
đi ! Nhưng đố ông Bẩy Nhị, thậm chí hàng
nghìn ông Bẩy Nhị dám động vào thể chế, chứ đừng nói phá nhé.
Thế thì có khác gì sự
lẩn quẩn của con Thỏ chạy thi với đám Ốc bươu vàng trong cái ao làng tù túng
kia mà ông Bẩy Nhị đã dẫn ra?
Cuối tháng Tám 2016/ TKT.
Nhận xét