Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ VN-TQ

5846. Bộ Kế hoạch Đầu tư: VN cần 'xét lại' các dự án vay vốn TQ

Hình ảnh
Bộ Kế hoạch Đầu tư: VN cần 'xét lại' các dự án vay vốn TQ 16 tháng 8 2018   Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường (trái) tại Bắc Kinh năm 2016 Chi phí cao hơn dự kiến và lãi suất cao khiến Hà Nội khuyến cáo chính phủ cần xét lại các dự án vay vốn Trung Quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra lời cảnh báo chính phủ Việt Nam về vốn vay ưu đãi và hỗ trợ phát triển chính thức từ Trung Quốc. Bộ này nói nhiều dự án như vậy được quản lý yếu kém trong khi Hà Nội phải chi phí nhiều hơn dự kiến, theo  Nikkei Asian Review . Trong một báo cáo gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được truyền thông Việt Nam trích dẫn, Bộ này cho hay các dự án vay vốn Trung Quốc nhìn chung có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vay từ các nước khác. Theo  VnExpress , Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý chính phủ định hướng thời gian tới vay vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc cần được xem xét, cân nhắc.

5844. Người Việt phản ứng gay gắt về vé tàu in chữ TQ

Hình ảnh
Người Việt phản ứng gay gắt về vé tàu in chữ TQ BBC /13 tháng 8 2018 Vé tàu điện metro tuyến Cát Linh - Hà Đông in song ngữ Trung - Việt khiến cộng đồng người Việt Nam phản ứng mạnh. Theo truyền thông Việt Nam, hành khách được mời đi thử tàu điện metro đầu tiên của Việt Nam, tuyến Cát Linh, Hà Đông vào ngày 11/8. Đáng chú ý, thẻ lên tàu in song ngữ Việt - Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt, theo báo  Tiền Phong . Nội dung in trên thẻ lên tàu là: "Dự án đường sắt đô thị hạng mục vận hành thử", "Thẻ lên tàu", "Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông". Vụ áo phông lưỡi bò: 'VN để dành sự giận dữ' Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ' Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng Ngoài ra, biển chỉ dẫn tại các nhà ga thuộc tuyến đường sắt cũng được in song ngữ, trong đó chữ Trung Quốc được đặt trên chữ Tiếng Việt. Hình ảnh vé tàu và biển chỉ dẫn được cộng đồng mạng đăng trên Fa

5839. Vì sao ba đặc khu là cách TQ 'gây áp lực' với VN?

Hình ảnh
Vì sao ba đặc khu là cách TQ 'gây áp lực' với VN? Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh quân sự của mình ở khu vực đặc biệt trong mười năm trở lại đây, theo nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ Ba đặc khu ở Việt Nam 'có vị trí' trong một 'Trật tự mới' về chính trị và địa chính trị mà Trung Quốc đang thiết lập trong khu vực và ở Biển Đông mà Trung Quốc biết rõ giá trị nên đang 'tạo áp lực mạnh' với Việt Nam, theo một nhà sử học và Trung Quốc học. Nếu áp lực này dẫn đến thành công, thì Trung Quốc giành 'thắng lợi', còn nếu Việt Nam 'không chịu khuất phục', thì Trung Quốc sẽ gặp rủi ro là 'mắt xích đầu tiên' của Con đường Tơ lụa trên Biển do Trung Quốc vạch ra và đang thi triển sẽ bị 'đứt đoạn', Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư mùa Hè này ở Warsaw, thủ đô Ba Lan. "Ba đặc khu ở Việt Nam là một cách mà Trung Quốc làm áp lực với Việt Nam từ đất liền ra biển. Ngoài biển,

5838. Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài

Hình ảnh
Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài By  NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG Mở đặc khu là cơ hội lớn cho lao động Trung Quốc,  gồm cả chuyên gia và lao động kỹ thuật. Ảnh: Guang Niu/Getty Images Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu. Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không. Với tư cách là một mục tiêu chủ đạo cho mọi chính sách công như vậy, một dự án thỏa mãn được lời hứa về lao động đủ khiến những chuyên gia kinh tế và pháp luật khó tính nhất cũng phải chấp nhận lùi bước nhượng bộ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi các nhóm ủng hộ Luật Đặc khu luôn dùng việc làm như một lợi ích đương nhiên mà đạo luật này sẽ mang lại. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng

5837. NHÂN XUẤT BẢN CUỐN SÁCH “GẠC MA...”

Hình ảnh
NHÂN XUẤT BẢN CUỐN SÁCH “GẠC MA...” Chuyên mục: Đầu làng cuối phố của Nhà văn Bùi Thanh Minh Gần đây dư luận xôn xao sự kiện cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” do tướng Lê Mã Lương chủ biên ra mắt bạn đọc, trong lòng có mấy suy nghĩ. Làm người dân Việt Nam yêu nước ai cũng hiểu cuốn sách thực sự có ích. Thứ nhất nó góp phần nói lên một sự thật mà bị bưng bít bấy lâu nay. Thứ hai nó phanh phui dã tâm bành trướng, độc ác của ông bạn 16 chữ vàng, để chúng ta luôn luôn đề cao cảnh giác cách mạng. Thứ ba, nó khẳng định tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam, dù không một thứ vũ khí trong tay (vật bất ly thân của người lính). Thứ tư nó góp phần rút kinh nghiệm chỉ đạo cấp chiến lược trong việc xác định bạn và thù. Vì vậy mà mới ra mắt bạn đọc có bấy nhiêu ngày đã phát hành hàng vạn bản, nước ngoài thấy có lợi xin mua bản quyền để tuyên truyền cho cộng đồng thế giới. Nhìn vào đó, thì rõ ràng cuốn sách có ích, nó đáp

5834. Ai ra lệnh bắn hay không bắn?

Hình ảnh
Ai ra lệnh bắn hay không bắn? Người kể lại: Phan Trí Đỉnh Câu chuyện "Có lệnh cấm bắn ở Gạc Ma 1988 hay không" lại một lần nữa được người thứ hai chính thức lên tiếng sau Thiếu tướng Lê Mã Lương! AI RA LỆNH BẮN HAY KHÔNG BẮN? Người kể lại: Phan Trí Đỉnh (Nguồn Fb: Đức Bảo Phạm cùng với Trần Khánh Thành và 48 người khác  8 giờ) Sáng 28/7 tôi Phan Trí Đỉnh được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, anh Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên Trợ lý của Cụ Võ Văn Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Anh hùng lực lượng vũ trang Thiếu tướng Lê Mã Lương… và nhiều vị tiền bối khác. Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận. Trước cuộc họp này tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sót lại của Gạc ma 1988, tôi đã hỏi chu

5832. Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Hình ảnh
Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô Posted on   07/11/2014   by   The Observer Tác giả:  Lý Gia Trung [1]  | Biên dịch:  Nguyên Hải Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước ra Thông cáo chung, tuyên bố thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung –Việt, từ đó kết thúc trạng thái đối lập trong mối quan hệ giữa hai nước kéo dài tới 13 năm. Cần nói rằng để đạt được mục tiêu ấy, cả hai bên đều đã có những cố gắng lớn, trong đó cuộc gặp Thành Đô tháng 9-1990 giữa người lãnh đạo hai nước có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó đánh dấu điểm ngoặt trong mối quan hệ Trung-Việt, không những san bằng con đường bình thường hóa mối quan hệ này mà còn có ảnh hưởng sâu sắc lâu dài tới sự tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước. Thay đổi chính quyền, quan hệ Trung -Việt xuất hiện tia sáng ban mai Năm 1975 sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thú

5820. Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma- vòng tròn bất tử”

Hình ảnh
Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma- vòng tròn bất tử” Tác giả: FB  Phước Nguyễn Văn   Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma- Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi…” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phả

5802. CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ

Hình ảnh
CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ NHƯNG SỰ CẢNH GIÁC KHÔNG CŨ (Mình được người bạn gửi cho bài này, đăng lên cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Thanks). Đất nước chúng ta từng có vụ “nạn kiều” vào những năm 70 của thế kỷ 20. Lúc ấy giữa ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông, vận động khai mình là người Tàu, mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ năm 1956… và vận động người Hoa biểu tình, vận động người Hoa trở về nước.

5797. Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Hình ảnh
Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã   (Hình minh họa của TTHN) Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

5789. Một bài học rất đắt

Hình ảnh
Một bài học rất đắt LĐO  |  11/06/2018 | 12:57 Dự án Cát Linh- Hà Đông liên tục lùi tiến độ. Do tranh chấp với các tổng thầu Trung Quốc, 4 trong 12 đại dự án thua lỗ phải dùng tới biện pháp là đưa ra trọng tài quốc tế. Có nghĩa, chưa biết chừng nào những lằng nhằng khúc mắc mới có thể chấm dứt. Tháng 6 năm ngoái, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can do liên quan đến hành vi cố ý làm trái tại dự án  Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ  (PVTex Đình Vũ) . Ngoài hậu quả đội vốn “thành hơn 359 triệu USD, nhà máy này liên tục báo lỗ. Và cho đến giờ, những tranh chấp căng thẳng với nhà thầu Trung Quốc khúc mắc đến nỗi vụ việc phải đưa ra trọng tài quốc tế vào tháng 11 tới.

5784. GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”

Hình ảnh
GS VŨ ĐỨC NGHIỆU: “GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU”   Nguyễn Ngọc Dương : Có lẽ đa số người dân Việt Nam đều hiểu được như GS Vũ Đức Nghiệu phân tích dưới đây. Tuy nhiên nói cho rành mạch, khúc triết, sâu sắc và dễ hiểu thì bài viết này thật sự thuyết phục, lôi cuốn. Dù cuộc “bấm nút” đặc khu có hoãn lại kỳ họp sau hay sau nữa…bài viết này vẫn có giá trị. Tôi cầu mong có được các vị đại biểu Quốc hội, nhất là những người chủ trương và trực tiếp làm “Dự luật Đặc Khu” đọc được bài này để mở mang đầu óc rồi sớm… thôi cái vụ đặc khu này đi. GS Phạm Quang Long : Bạn tôi GS Vũ Đức Nghiệu là người gần như không quan tâm đến những chuyện gì ngoài chuyên môn Ngôn ngữ học mà anh đã dành cả đời cho nó. Trưa nay anh gọi cho tôi, giọng rất khó chịu “anh có thể đăng vài ý kiến của tôi lên trang của anh không vì tôi không chơi FB và cũng chỉ nói một lần này thôi. Mở FB cho mình thì không đáng". Tôi đồng ý. Và đây là ý kiến của GS Vũ Đức Nghiêu. GÓP THÊM VÀI Ý NGHĨ VỀ “

5782. Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam

Hình ảnh
Tôi tuyệt vọng bởi tôi nhìn thấy sự tiếp tay cho TQ thôn tính Việt Nam FB Châu Đoàn /7-6-2018 Ảnh: internet Tôi rất buồn và uất ức khi cảm nhận rằng dự thảo luật đặc khu sẽ được thông qua. Thường khi tôi bức xúc, tôi cần làm điều gì đấy để giải toả. Có lúc tôi cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể, có cố gắng thì kết quả cũng vậy nhưng tôi viết stt này để mong có được sự chú ý của các bạn. Tôi biết nhiều bạn trong danh sách FB của tôi hoàn toàn im lặng với vấn đề này, trong suốt bao stt tôi viết về đặc khu, không hề có một like, cmt, còn share thì là điều xa xỉ đối với họ, tôi không dám mơ. Đấy là những con người “khôn ngoan” “thức thời”, không nên mơ hồ mà trông đợi vào họ.

5781. NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN !

Hình ảnh
NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI: ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN ! NGUYỄN TRỌNG TẠO: Chiều ăn cơm với nhà văn Hoàng Quốc Hải tại Vũng Tàu, thấy anh nói vừa viết xong bài đau lòng về 3 dự án đặc khu kinh tế của đất nước. Mong nước ta sẽ dừng lại... Nguyễn Ngọc Dương:  Tôi đã khóc khi đọc bài viết thống thiết này. ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI! HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế. Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa. Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0

5780. GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu?

Hình ảnh
GIẬT MÌNH: Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu? Gã mò trên cổng Thông tin của tỉnh Quảng Ninh thì giật mình đọc thông tin: Ngày 19/3/2014 tại Hạ Long diễn ra Hội thảo về Đặc khu Kinh tế do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức. Gã đọc rõ thông tin: phát biểu chỉ đạo Hội thảo bà Nguyễn Thị Kim Ngân UV BCT đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thâm Quyến trong việc tổ chức hội thảo. Điều đó càng khẳng định thêm mối quan hệ gắ n bó mật thiết giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố nước bạn.

5779. Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN

Hình ảnh
Ý KIẾN CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN Nguyễn Ngọc Dương Đảo Phú Quốc Mấy hôm nay mạng mẽo nóng giẫy đành đạch vì cái vụ ĐẶC KHU KINH TẾ. Đa số phản ứng trái chiều (mang tính phản biện): không tán thành nếu Quốc Hội thông qua “Luật Đặc khu”, sẽ nhấn nút vào giữa tháng Sáu này.  Tất nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ Lãnh đạo thượng đỉnh là làm đặc khu sẽ rất tốt cho phát triển kinh tế đất nước, khắc phục được những yếu kém về quản trị đất nước trong mấy chục năm đổi mới vừa qua…, giúp đất nước “cất mình”, trở thành những con Rồng, con Hổ. Hơn nữa ai bảo làm đặc khu là bán nước cho Tàu? Nói láo. Có văn bản nào nói bán nước cho Tàu đâu? Sao tự dưng các vị đổ tiếng xấu cho Đảng thế? Cũng không có chữ nào nói đặc khu dành riêng cho Tàu. Đặc khu là để có chính sách ưu đãi đặc biệt, kêu gọi các NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (không riêng gì Tàu) vào đó kinh doanh, mang lại lợi ích cho Việt Nam. Rõ chửa?.

5776. NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

Hình ảnh
NGHỊCH LÝ VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ  Nguyễn Quang Dy VietStudies / 1-6-2018 Gần đây, dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều về dự luật “đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là “đặc khu kinh tế”) sắp được Quốc Hội “bấm nút” thông qua. Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030). Tuy không phản đối khái niệm “đặc khu kinh tế” (special economic zone) và chưa biết họ lấy tiền từ đâu để đầu tư nhưng tôi không ủng hộ ba đặc khu kinh tế nói trên, vì các lý do sau. Bối cảnh Tuy đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi (như Việt Nam), đặc khu kinh tế vẫn là một mô hình phát triển hấp dẫn, nhưng dường như đã lỗi thời và có nhiều bài học thất bại. Nó đòi hỏi những điều kiện nhất định, vì vấn đề không phải là làm cái gì (what) mà là làm thế nào (how). Mọi chuyện đều có thể, nhưng “sai một ly đi một dặm”. Nếu đủ điều kiện và phát triển đúng hướng/đúng

5775. Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia

Hình ảnh
Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam bàn luận khá nhiều về ba đặc khu kinh tế đang được đề xuất thành lập ở ba miền đất nước là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thực ra, việc thành lập đặc khu kinh tế đã được các cơ quan hữu trách Việt Nam nêu ra từ lâu. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo ra đời năm 1979, và tồn tại đến năm 1991 thì bị giải thể. Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế sau đó được đưa vào Hiến pháp năm 1992, và được nhắc lại một số lần trong các văn kiện quan trọng của hệ thống chính trị, trước khi trở thành một chủ đề được dư luận quan tâm vài năm qua.

5774. ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Hình ảnh
ĐẶC KHU & ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Mai Quốc Ấn Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc "thử nghiệp thể chế" theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được "mớm" số như vậy để "đả thông tư tưởng" trước khi biểu quyết. Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó! Thứ nhất, Thâm Quyến là một đặc khu duy ý chí. Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Không tranh luận nữa, làm đi!" Vào đầu thập niên 80 và Thâm Quyến đi vào hoạt động năm 1984. Sự duy ý chí đó chỉ có được ở chế độ độc tài toàn trị mang màu sắc Trung Quốc và cũng chỉ phù hợp với thập niên 80 của thế kỷ trước, khi người dân còn ngu muội và ít tiếp cận thông tin (internet chẳng hạn) để phối kiểm thông tin. Xin nhớ cho, đây là năm 2018 tại Việt Nam chứ không phải 1984 ở Trung Quốc.

5772. Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước!

Hình ảnh
Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước! FB Hoàng Hải Vân  / 25-5-2018 Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Ảnh: internet Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nư