Bài đăng

6199. Diệt “cỏ dại”

Hình ảnh
Diệt “cỏ dại” 1. “Luân chuyển”   Có lần đến xã vùng cao biên giới gặp một anh giáo viên. Hỏi hoàn cảnh gia đình, anh cho biết: “cháu mới phải luân chuyển từ huyện lên đây”. “Thế còn chị ấy?”, “Nhà cháu cũng là giáo viên, 6 năm trước luân chuyển lên. Được 2 năm, cháu ở thị trấn huyện lị phải “xung phong” lên để được gần vợ gần con. Nói thật, xin lên chỗ khó khăn hơn mà cũng phải “chạy” chú ạ, nhưng nhẹ nhàng thôi. “Lên đây chúng cháu làm được cái nhà gỗ, gọi là ổn định. Nhưng năm ngoái, họ lại điều nhà cháu về gần huyện, bảo là theo “quy trình luân chuyển”. Thế là vợ chồng lại “Ngưu Lang - Chức Nữ!”. “Từ huyện lên đây có xa không?”. “Ba bốn chục cây thôi, nhưng đường đi khó lắm, vừa dốc, vừa cua, có lúc bị sạt lở tắc đường hàng ngày mới thông. Mỗi tuần cháu về một lần, đôi khi 2 tuần, về rồi không muốn lên nữa”. “Thế sao không xin cho chị ấy ở lại vùng cao để đỡ đi lại?”. “Ôi chú, đã gọi là XIN thì CHO hay không là QUYỀN họ. Thời buổi này “xin” cái gì cũng phải “chạy” chứ khôn

6198. Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng

Hình ảnh
Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Tác giả: Nguyễn Quang Thiều Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Vanvn- Trong những ngày này, tôi đã thay đổi một vài thói quen. Một trong những thay đổi đó là bây giờ tôi thường ngồi im lặng trong đêm không viết, không vẽ. Và trong những đêm như thế, có những câu thơ của tôi viết từ mấy chục năm trước vô tình trở về và vang lên: Quanh các con tôi thế giới đang tự sát Hai đứa bé không hay vẫn nhặt lá vườn Còn sót lại sau mùa cây sưng phổi Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Đấy là những câu thơ trong bài thơ  Con bống đen đẻ trứng , viết năm 1993, vừa được in lại trong tập thơ  Dưới trăng và một bậc cửa , Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2020. Bài thơ nói về sự sụp đổ hay là sự kết thúc của của một thế giới đắm chìm trong tham vọng điên rồ vật chất, trong sự ích kỷ, trong vô cảm, trong bất công, trong tranh giành lợi ích và quyền lực, trong độc ác… Tôi đã cõng các con tôi chạy trốn khỏi thế giới ấy trở về nơi thanh sạch cuối cù

6197. Khi ông Đinh La Thăng bị "phanh thây" tại 6 phiên tòa, liệu các vị bộ trưởng khác có an toàn?

Hình ảnh
Khi ông Đinh La Thăng bị "phanh thây" tại 6 phiên tòa, liệu các vị bộ trưởng khác có an toàn? Tác giả: Nhà báo Hoàng Hải Vân Ông Đinh La Thăng tại một phiên tòa.  Ảnh : TTXVN Ông Đinh La Thăng nói phiên tòa đang diễn ra là lần thứ 6 ông ra tòa và 5 lần trước VKS đều luận tội giống như cáo trạng (lần này cũng không khác). Tôi còn thấy tội của ông từ kết quả điều tra, đến cáo trạng, đến luận tội, sơ thẩm và phúc thẩm căn bản không khác nhau. Các luật sư không gỡ tội cho ông được, còn các thẩm phán thì không có ý định gỡ tội cho ông, ông tự gỡ tội cho mình thì vô vọng. Tôi nói ông bị “phanh thây” là bởi mức độ đau khổ và uất ức về thể xác lẫn tinh thần của ông so với việc phanh thây là không khác mấy, đối với nhiều người thì sống như thế này không bằng chết. Tôi theo dõi tất các phiên tòa xử ông để tìm chứng cứ tham nhũng hay hối lộ hoặc nhận hối lộ, nhưng không thấy, không có bất kỳ cáo buộc nào về những tội danh này. Đó là lý do tôi viết cái tút từ 3 năm trước, rằng cần cô

6196. Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy Chùa

Hình ảnh
Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy Chùa Tại sao cha ông ta gọi sư là thầy chùa? Thầy ở chùa có còn ở các chùa hiện nay không? Gã mời bà con đọc bài viết của nhà giáo Thái Hạo , một người am hiểu Phật giáo với lối viết dung dị, dễ hiểu để chúng ta thấy đa số các chùa ở nước ta hiện nay đang bị biến dạng như thế nào. Phật giáo là một trong những rường cột Đức của Dân tộc. Phật giáo biến dạng - Đức biến dạng. 1, Phật giáo là gì? Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những

6195. Sự băng hoại và suy đồi của xã hội Việt Nam hôm nay - hay là hệ lụy từ sự đa nhân cách tầng lớp trí thức

Hình ảnh
Sự băng hoại và suy đồi của xã hội Việt Nam hôm nay - hay là hệ lụy từ sự đa nhân cách tầng lớp trí thức   Mở đầu Trí thức là tầng lớp “có chữ”, có hiểu biết sâu, rộng về một hay vài lĩnh vực nào đó. Học giả Cao Huy Thuần gọi thành phần trí thức là “lương tâm của thời đại”. Bởi vai trò của trí thức là dẫn dắt, khai mở cho các tầng lớp khác bằng nhận thức, tư tưởng, phát minh, phát kiến của mình nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ, lành mạnh… “Đa nhân cách” trước hết là vấn đề thuộc về tâm lý phổ biến của con người nhất là trong xã hội hiện đại khi phải chống chọi và ứng phó nhằm thích nghi với những tình huống khác nhau của cuộc sống. Chính do phải luôn tìm cách đối phó và thích nghi đã làm cho nhân cách của con người bị “rối loạn” từ đó chuyển thành bệnh lý. Người bị rối loạn nặng là những bệnh nhân tâm thần buộc phải điều trị và cách ly. Quan sát những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hôm nay, đặc biệt là khi mạng xã hội bùng nổ có thể thấy nhữ

6194. Dấu hiệu tuổi già

Hình ảnh
Dấu hiệu tuổi già PNTB/NND   Mỗi khi năm hết tết là đánh dấu một cái mốc thời gian đáng buồn. Vì nó cho biết người ta già thêm một tuổi, cũng có nghĩa con đường ‘xuống lỗ’ gần thêm một đoạn. Những gì khi còn trẻ muốn THẮNG, bây giờ sẵn sàng THUA. Và tự an ủi, già rồi, THẮNG ĐỂ LÀM GÌ. Nhìn chung già là không còn ham hố. Tiền tài, vật chất và những hư danh đều dửng dưng, bụng bảo dạ “nhiều no, ít đủ”. Vật chất có thừa, chết cũng chẳng thể mang đi. Hư danh có lắm, chết có khi chỉ để lại tiếng thối. Muốn để lại tiếng thơm cho người đời, chỉ có mỗi NHÂN CÁCH. Nhân cách không ai cho, tự mình làm nên, nhưng không phải tự nhận. Tuổi già, thấy trên đời không có gì quan trọng. Khi còn trẻ, còn hăng hái, có những cái chẳng đâu vào đâu cũng quan trọng hóa, lên gân lên cốt, thậm chí đôi khi ‘đao to búa lớn’, rút cuộc chả để làm gì. Nghĩ cũng buồn cười. Ai hỏi thăm có khỏe không, thì bảo “vẫn khỏe” hoặc “vẫn nhì nhằng”. Nhưng thực tế thì sớm nắng chiều mưa. Vừa khỏe khòe, lúc sau đã lại t

6193. Quà tết

Hình ảnh
Quà tết Có lúc mình từng đặt câu hỏi, việc nhận quà tết của những người trước và sau nghỉ hưu có gì khác nhau không? Câu hỏi ngẫu hứng đặt ra. Đã có người thổ lộ câu trả lời hơi buồn: “Khác, khác chứ !”… Nhưng riêng với mình thì hầu như không rõ rệt ranh giới giữa thời kỳ đang công tác và lúc đã ‘về vườn’. Nếu cá biệt có một vài trường hợp xử sự khác thì đơn giản là, lúc ấy họ đến với mình chỉ vì mình đang là thủ trưởng của họ, chứ chẳng phải tình cảm gì. Không ai cấm được sự “nhiệt tình” (dù thật hay dối) của cấp dưới. Còn nay, mình là ‘phó thường dân’, mọi chuyện đã khác. Hồi ấy, quà tết cũng đã “đổi mới”, nhất là thời điểm tặng quà đều thực hiện trước tết, chứ không phải “Mùng Một tết cha/ Mùng Hai tết mẹ/ Mùng Ba tết thầy” như xưa. Quà tết đa phần là vật chất: đôi gà, chai rượu, mấy kí gạo ngon, hoặc gói bánh mứt kẹo ở các cửa hàng tạp hóa… Hầu như không có tiền. Nhưng cá biệt có người thêm cái phong bì nho nhỏ đút trong túi quà, tương đương dăm ba trăm nghìn bây giờ. Mình móc ra t

6192. Nhớ tết xưa

Hình ảnh
Tết Nguyên đán vốn là đề tài bất tận, nhiều người viết rồi. Tôi chỉ xin tản mạn sơ lược vài chuyện về Tết xưa. “Xưa” ở đây là những gì tôi được chứng kiến, trở thành kí ức của mình, nay chia sẻ để ngõ hầu bạn đọc tạp chí Xuân Tân Sửu. Đó là những cái Tết cách nay chưa lâu, chỉ khoảng vài chục năm. 1.. Ăn tết Quan trọng nhất của Tết là ĂN. Người ta hỏi nhau, năm nay cô, (bác, anh,   chị…) ĂN TẾT ở đâu?; các cháu nhà bác công tác ở xa có về ĂN TẾT   không?... Không phải ngẫu nhiên, “ĂN TẾT” là một từ dùng chung cho việc vui chơi, nghỉ ngơi, ăn uống… trong những ngày tết. Nói đến Tết, trước hết là Ăn. Thành ngữ có câu: “Có thực mới vực được đạo”, muốn gì thì gì, Tết phải lo cái ăn đã. Nhưng bữa ăn tết phải khác bữa ăn ngày thường. Nghèo mấy thì bữa ăn ngon nhất cũng dành cho những ngày tết. Dân gian nhạo báng những “thầy bói nói dựa” rằng: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ba mươi tết có thịt treo trong nhà”. Khoảng 9 - 10 tuổi trở lên, tôi từng chứng kiến và hiểu cái sự “ăn” của tế

6191. TS Nguyễn Ngọc Chu – Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 02/2/2021 trên sân vận động Mỹ Đình

Hình ảnh
TS Nguyễn Ngọc Chu – Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 02/2/2021 trên sân vận động Mỹ Đình I. Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hoà bình) đều không có. Trong thực tiễn, vấn đề nên hay không nên tổ chức lễ hội chào mừng có thể nói là 50/50, hãy chưa bàn đến. Vấn đề cần bàn là, khi đã tổ chức, thì quy mô và phương thức tổ chức sẽ như thế nào? Ở phương diện này, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối ngày 02/2/2021 đã để lại những điều phải suy ngẫm. 1. Một là , chương trình diễn ra trong thời điểm bùng phát dịch covid 19 chủng loại mới rất nguy hiểm về tốc độ lây lan, mà lại tập trung nhiều ngàn người, trong đó có rất nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nếu lỡ xẩy ra lây lan covid 19 thì hậu quả sẽ rất tai hại.  Dẫu biết rằng, chương trình đã được chuẩn