Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn

3215. Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất

Hình ảnh
Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.

3213. Nhật ký cải cách ruộng đất

Hình ảnh
Nhật ký cải cách ruộng đất Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953  Trần Huy Liệu/ Talawas   18-5-1953 Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…, trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới. Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt… Mình có ấn tượng như đi xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh đấu cả.

3104. Võ Thị Thắng: có một nụ cười khác

Hình ảnh
Võ Thị Thắng: có một nụ cười khác Ghi chép của Đào Hiếu /  Blog Đào Hiếu Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y. Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.

3083. Tuỳ bút Đò Chiều

Hình ảnh
Tuỳ bút Đò Chiều Trịnh Kim Thuấn Minh hoa. Ảnh Internet Một ngày nào trên bến cô liêu  Xóm bên sông tiêu điều  Buồn hắt hiu mây chiều  Đò của người thôn nữ  (Trích lời bài hát Đò Chiều của Trúc Phương) Từ năm 1988, nhà nước  mở cửa, đổi mới tưng bừng. Đến các cấp phường, xã cũng được phép thành lập công ty kinh doanh tổng hợp cấp 4, mua bán lòng vòng, chủ yếu là lấy tiền hoa hồng, phết phẩy… gây ra những món nợ khủng. Hậu quả là nhiều cán bộ bị bắt và khởi tố, thân bại, danh liệt, nẩy sinh nhiều bi kịch cuộc đời...

3036. Tưởng nhớ Nguyễn Hữu Đang - một cuộc đời, một tấn bi kịch lớn

Hình ảnh
TƯỞNG NHỚ NGUYỄN HỮU ĐANG  - MỘT CUỘC ĐỜI, MỘT TẤN BI KỊCH LỚN Nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh Nguyễn Hữu Đang  (15/8/1913-15/8/2014) Thưa chư vị, Hôm nay 15.8.2014, tròn   101   năm ngày sinh của   Nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang   (1913-2007). Ông là một nhà báo, một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, là thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Ông cũng bị kết án 15 năm tù trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

2941. Về một cuộc họp báo bất thành

Hình ảnh
Về một cuộc họp báo bất thành (hay là chuyện của ông Kim Quốc Hoa với Chủ tịch Nguyễn Trường Tô) Xuân Ba /  Quê Choa  PNTB: Bài viết hay quá. Những TBT can đảm như ông Kim Quốc Hoa thật hiếm    Ông Kim Quốc Hoa Hồi tháng 2, tháng 3 năm 2014 thiên hạ râm ran chuyện ông TBT Báo Người Cao tuổi Kim Quốc Hoa với hàng loạt bài viết về cựu Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền...     Bây giờ lại loang nhanh cái tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cử đoàn cán bộ đến phối hợp với tỉnh Bến Tre để kiểm tra, xác minh toàn bộ tài sản và bất động sản của ông Truyền. Thời gian làm việc kéo dài 90 ngày.

2814. André Cương Quyết… lai kinh ký sự

Hình ảnh
André Cương Quyết… lai kinh ký sự Phạm Toàn/BVN Ngày thứ nhất Ngày 9 tháng 7 năm 2014 – Hồi 2 giờ sáng: chợt nhớ ra là chưa gửi cho Cu Cậu số điện thoại của mình.  Nói qua vì sao tôi gọi  André Cương Quyết  là Cu Cậu. Chỉ vì cu cậu kêu tôi là “anh”, và tôi cũng hay kêu cu cậu là “thằng em”.

2711. Nhà báo đối mặt quyền lực

Hình ảnh
Nhà báo đối mặt quyền lực Thái Sinh NND/PNTB : Bài hồi ức viết về những kỷ niệm buồn của Thái Sinh (TS) ở Yên Bái và Lào Cai từ hàng chục năm đã qua mà như vẫn còn nóng hổi, bởi mình đã từng chứng kiến một số sự kiện anh chép lại trong bài này, thật 100%. Nhưng đúng như TS nói, trong cái rủi lại có cái may. Cuối cùng, TS vẫn là một nhà báo xuất sắc, nổi tiếng dũng cảm, ít nhất ở vùng Tây Bắc, nơi anh trưởng thành. Những thế lực trả thù anh bây giờ cũng chả ra gì, khi mà cái ghế của họ không còn. Trong những năm qua, nhiều nhà báo bị trả thù một cách hèn hạ, không phải vì viết sai, mà họ phản ánh đúng về cơ quan hay một nhân vật quyền lực nào đó. Bản thân tôi đã từng bị trả thù như vậy, đó là khi nhà báo đối diện với quyền lực. 20 ngày làm... bảo vệ Năm 1993, tôi đang làm phóng viên kiêm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, trước tình trạng mua bán giấy phép khai thác pơ mu đã khiến các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán pơ mu ngày càng tăng, nhiều cánh rừng pơ mu

2683.CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC

Hình ảnh
Bài 3 CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC Nguyễn Mạnh Nguyên (Trong loạt bài hồi ức về cuộc chiến biên giới 1979) Bản đồ hướng tấn công của TQ, 17/2/1979 Ảnh Internet. Trước tình hình biên giới ngày càng căng thẳng, tỉnh Hoàng Liên Sơn có chủ trương thành lập ở mỗi huyện một tiểu đoàn để tăng cường cho phòng ngự. Tiểu đoàn chúng tôi được thành lập vào tháng 8 năm 1978, mang phiên hiệu D4 Bảo Thắng. Tháng 1/1979  được lệnh sáp nhập vào đội hình của Trung đoàn 254 (quân thường trực địa phương, thuộc bộ CHQS tỉnh Hoàng Liên Sơn), chốt chặn trên hướng Đông-Bắc thị xã Lào Cai kéo về đến Ngã ba Bản Phiệt.

2616.Bắc Kinh hằn học vì không đạt được mưu đồ thôn tính Đông Dương

Hình ảnh
Bài 2 Bắc Kinh hằn học vì KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC MƯU ĐỒ  THÔN TÍNH ĐÔNG DƯƠNG (Trong loạt bài hồi ức về cuộc chiến  biên giới phía Bắc 1979) Nguyễn Mạnh Nguyên Hình ảnh đáng nhớ về chiến tranh biên giới 1979 PNTB: Là một trong những chiến sĩ quân đội nhân dân VN trực tiếp tham gia trong cuộc chiến chống quân TQ xâm lược tháng 2/1979 tại biên giới phía Bắc, tác giả Nguyễn Mạnh Nguyên đã viết lại những mẩu hồi ức về cuộc chiến tranh này với góc nhìn của người trong cuộc. Xin trân trọng giới thiệu một trong những bài viết đó. Cho đến giữa năm 1978, mặc dù bầu không khí trên tuyến biên giới đã trở nên ngột ngạt, phía Trung Quốc kéo một lực lượng lớn quân đội ra áp sát biên giới, liên tục cho thám báo sang Việt Nam dò la, quấy nhiễu và tung tin thất thiệt. Nhưng về phía ta vẫn chủ trương giữ hòa khí “anh em”.

2374.Dọn đường

Hình ảnh
CUỘC DI DÂN ĐÃ CÓ SẮN DỰ ĐỊNH CỦA  NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC   (Hồi ức về chiến tranh biên giới-1979 của NMN) Thời gian ấy, trên sóng đài Phát thanh Bắc Kinh liên tục loan đi nội dung tuyên truyền là Việt Nam “bài xích, xua đuổi người Hoa”. Không biết những bà con người Hoa ra đi ấy họ đã nghe được thêm những gì ở luồng thông tin tuyên truyền theo kiểu rỉ tai. Nhưng hầu hết họ vẫn tỏ ra rất quyến luyến với mảnh đất mà họ từng sinh sống. Nhiều người còn quả quyết coi Việt Nam mới chính là quê hương của họ.

3214.Chuyện bây giờ mới kể

Hình ảnh
Chuyện bây giờ mới kể Nguyễn Trung Dân Theo FB Nguyễn Trung Dân     Huy Đứ c:  Nhiều bạn sinh sau 1975 cho rằng mình không có nghĩa vụ phải hòa giải với ai cả vì các bạn ấy "không làm gì sai với ai". Nhưng các bạn ấy có lẽ cũng nên đọc những câu chuyện như thế này để hiểu thêm về hai chế độ, để thấy làm người tử tế không thể quay lưng lại với những nỗi đau của đồng bào mình.

2313.Bà con hãy ở lại, quê hương của ta ở đây”- Hồi ký Lý Quý Chung- kỳ 3

Hình ảnh
Bà con hãy ở lại, quê hương của ta  ở đây” - Hồi ký Lý Quý Chung- kỳ 3 Lý Quý Chung Theo Một thế giới Ảnh bên :  Bà Nguyễn Thị Bình tại lễ ký kết hiệp định Paris về Việt Nam 27.3.1973 “Bà con hãy ở lại. Mồ mả ông bà của ta ở đây, quê hương của ta ở đây”. Những lời kêu gọi này tôi nói gần như trong nước mắt. Những ngày sắp tới chắc chắn không có tắm máu như những lời đồn đãi!

2293.Sài Gòn những ngày cuối tháng 4- Hồi ký Lý Quý Chung Kỳ II

Hình ảnh
Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 - Hồi ký Lý Quý Chung Kỳ II Lý Quý Chung Theo Một thế giới Đầu tháng 4-1975, Mỹ đã tiến hành âm thầm những chuẩn bị cho cuộc rút chân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Làm thế nào diễn ra an toàn nhất. Kế hoạch của Mỹ là phải đưa 6000 người Mỹ và khoảng 10.000 người Việt Nam đã từng cộng tác với Mỹ ra khỏi Việt Nam.

2292.Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang gì khi rời khỏi Sài Gòn?- Hồi ký Lý Quý Chung kỳ I

Hình ảnh
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang gì khi rời khỏi Sài Gòn?-  Hồi ký Lý Quý Chung kỳ 1  Lý Quý Chung Theo Một thế giới     Lý Quí Chung (1940-2005), bút danh Chánh Trinh, là một nhà báo, và cũng là một dân biểu và nghị sĩ đối   lập dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ tồn tại 2 ngày của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối cùng Dương Văn Minh. Ông là một nhân vật có điều kiện nhìn sâu vào bên trong bộ máy chính quyền Sài Gòn. Từ góc nhìn của ông, người đọc có thể thấy những sự kiện, biến động chính trị - xã hội, cũng như một số góc khuất trong chính trường Sài Gòn từ 1965 đến 1975. 

2284.Làm sao mà quên được!

Hình ảnh
Làm sao mà quên được! Người Sài Gòn   Nơi tôi không quên được đây chính là miền đất bazan đỏ quạch nơi một nửa gia đình tôi đã chuyển đến ở, được gọi với mỹ danh “Vùng kinh tế mới” ở Long Giao, Xuân lộc vào năm 1975. Thường thì vùng đất này đã nhạt nhòa trong ký ức của tôi vì khi ở đó, tôi còn bé lắm, nhưng mỗi năm, vào ngày giỗ Chị Oanh tôi hoặc khi truyền thông ăn mừng ngày 30/4 thì cái màu đỏ của vùng đất ấy và những câu chuyện liên quan lại cựa quậy trỗi dậy, như chưa hề ngủ quên trong ký ức tôi.

2022.Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất

Hình ảnh
Chuyện về người phụ nữ đầu tiên  bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất Xuân Ba ( Bản gốc) Thư Xuân Ba :  Kg các anh. Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm ( Cát Hanh Long ) đăng trên An Ninh Thế giới (số 1349 & 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết. Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc. Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và mong được thông cảm, Chúc lành. Xuân Ba Tôi ngập ngừng ngừng gõ lên cánh cửa một ngôi nhà ở đường Láng. Ngập ngừng như động thái của người có lỗi. Lỗi vì mình đã quá muộn? Lỗi vì sự lừng khừng chần chừ, dùng dắng?

1561.HẢI PHÒNG NHỚ ĐÂU GHI ĐẤY

Hình ảnh
HẢI PHÒNG NHỚ ĐÂU GHI ĐẤY   PNTB: Sắp đến Tết hay nhớ về quê, bỗng gặp bài viết của nhà thơ ở mãi  Tây Nguyên - Văn Công Hùng mà lại viết về TP HP quê mình. "Nhớ đâu ghi đấy"  nhưng thật phết. Hải Phòng còn có Đồ Sơn với biết bao đồn thổi thêu dệt, hư thực thực hư, nhưng tôi quý cái sự Đồ Sơn là nó biết thỏa mãn nhu cầu con người, không đi ngược quy luật, không giả dối, không nói một đằng làm một nẻo. Chuyện Đồ Sơn đến đây chấm dứt, ai tò mò thì tự tìm hiểu… -----------             Té ra Hải Phòng khác xa với những gì tôi tưởng.

1559.Tết nhà quê

Hình ảnh
Tết nhà quê PNTB : Bài viết hay quá, rất chân thật. Đúng quê mình rồi: gọi bố mẹ đẻ là Thày, Bu nhé. Chợ quê bán chè xanh đong bằng nón lá nhé. 30 tết mổ lợn đánh đụng nhé, khi chọc tiết lợn kê lên cái cối đá lỗ, rồi cho trẻ con cái đuôi lợn và cái bong bóng nhé. Luộc bánh chưng bằng cái nồi ba mươi nhé. Cách muối hành, mà đặc biệt là cái vỉ đan bằng tre rồi đè lên bằng cục đá nhé. Cách làm giò lụa, giò xào...Tất tật bài viết đã làm sống lại cái tết cổ truyền của quê tôi từ mấy chục năm trước. Cám ơn tác giả Hoàng Thảo Chi. Hoàng Thảo Chi TẾT NHÀ QUÊ!  Còn hàng tháng nữa mới Tết, mà sáng nay, đi ngang mấy cửa hàng sách, thấy đỏ rực, vàng chói cơ man là lịch tờ, lịch quyển, lịch blốc năm mới 2014 đã được bầy bán. Một bìa lịch to tướng, vẽ bức tranh Mã Đáo Thành Công, biết năm mới sẽ là năm Ngọ. Nhìn tám con ngựa, vó tung cao, bờm dựng lên trong gió, trong lòng nghe như có tiếng ngựa hý rền vang, và nao nao bao kỷ niệm của những mùa xuân xưa cũ tràn về. Đ

1547.Chuyện sợ vợ

Hình ảnh
Chuyện sợ vợ Nguyễn Quang Lập Chả hiểu sao mấy hôm nay ngồi đâu cũng nghe kháo chuyện sợ vợ. Đi Bến Tre về nhà Tâm Chánh, uống rượu sâm Ngọc Linh nói chuyện Biển Đông chán chê lại quay sang chuyện sợ vợ. Về nhà Võ Đắc Danh tán chuyện sợ vợ cho tới khuya. Sáng mai uống cà phê, Huy Đức nhìn mình cười cười, nói tối qua bác say, hát hò ghê quá. Mình hỏi cái gì. Huy Đức nói mỗi bài ca sợ vợ mà bác hát đi hát lại đến nỗi tôi thuộc làu. Nói rồi Huy Đức ngâm nga:  “Nằm chung thì bảo...chật giường/ nằm riêng lại bảo...tơ vương em nào/Lãng mạn thì bảo...tào lao/ Đứng đắn lại bảo...người sao hững hờ/ Khù khờ thì bảo...giai tơ/ Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần.” Hi hi.