Bài đăng

4044. Việt Nam “mất nước” do Trung Quốc!

Hình ảnh
Việt Nam “mất nước” do Trung Quốc! - Thằng Tàu kia, sao mày ác thế, mày chặn hết nước thượng nguồn?! Việt   Nam   "cầu viện" Trung Quốc xả nước giúp chống hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây, trong khi có ý kiến cho rằng "bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long".  Chính quyền Hà Nội mới cho biết đã   “đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam". Các nguồn tin ở Việt Nam cho biết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, và đang gây thiệt hại nặng nề”.

4043. Argentina bắn chìm tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép

Hình ảnh
Argentina bắn chìm tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép Zing 09:15 16/03/2016 Vịt mẹ không ngán chim Mòng biển, dũng cảm cứu con Lực lượng cảnh sát biển Argentina đã rượt đuổi và bắn chìm một tàu cá Trung Quốc khi nó đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước này hôm 14/3.  Trong tuyên bố chính thức, lực lượng cảnh sát biển Argentina cho biết họ phát hiện tàu cá Lu Yan Yuan Yu 010 tiến vào vùng biển nước này từ hải phận quốc tế. Dù nỗ lực liên lạc qua radio và bắn cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc ngang nhiên tiến vào vùng biển Argentina . Vụ việc khiến lực lượng chấp pháp phải nổ súng bắn vào tàu Trung Quốc, BBC đưa tin.   Loạt đạn từ tàu cảnh sát biển Argentina khiến tàu Trung Quốc chìm không lâu sau đó. Tuy nhiên, tất cả các ngư dân đều kịp rời tàu và được cứu sống. Vụ việc cho thấy sự mạnh tay của lực lượng thực thi pháp luật Argentina trong việc ngăn chặn đánh bắt hải sản trái phép trong khu vực.

4042. Đức hạnh của kẻ cầm quyền

Hình ảnh
Đức hạnh của kẻ cầm quyền Tuấn Khanh /  Thứ Tư | 16.3.16 Liên tục những sự kiện bùng nổ trong nhiều ngày của tháng 3/2016 đã thu hút nhanh mối quan tâm của xã hội, trong số đó phải kể đến là sự kiện Sầm Sơn, thiếu tá công an xã xách súng vào khủng bố trường học ở Gia Lai, luật số 15 gây ách tắc việc điều tra tham nhũng... Những chuyện lớn lao đó đã đủ lấp đầy suy nghĩ, che lấp nhiều điều thú vị khác trong đời sống. Một trong những chuyện, nên được nhắc lại, đó là việc ông Huỳnh Văn Nén tiếp tục theo đuổi vụ án của đời mình lại tiếp tục gây nên nhiều dư luận. Người tù oan, có thời gian bị giam giữ đến hơn 17 năm ở tỉnh Bình Thuận, sau khi trở về nhà, đã kiên trì tiếp tục mục đích của ông là đưa 14 người có chức vụ ra toà, đối mặt với công lý.

4041. Vi phạm bản quyền và tháp truyền hình cao nhất thế giới

Hình ảnh
Vi phạm bản quyền và tháp truyền hình cao nhất thế giới Tác giả:   Cao Huy Huân/   Thứ Tư, 16.3.16 Hình: baomoi.com Cả tuần qua, dư luận và cộng đồng mạng vẫn chưa thôi bàn luận và theo dõi vụ bê bối của đài truyền hình Việt Nam (hay VTV) liên quan đến vụ ông Bùi Minh Tuấn cáo buộc VTV vi phạm bản quyền, sử dụng sản phẩm truyền hình mà không có sự đồng ý của tác giả là ông Tuấn. Vụ việc lần này phức tạp hơn rất nhiều so với những gì thể hiện trên báo chí, vì liên quan không chỉ đến bản quyền mà còn cả quyền thực hiện flycam của chính ông Tuấn. Tuy nhiên, tạm gác qua những vấn đề về giấy phép thực hiện hay quy định thực hiện flycam, hãy nói về cách ứng xử và đối diện khủng hoảng của VTV trong vụ này. Thực tế, VTV đã quá sơ hở và để lộ ra ba điểm hạn chế đáng trách.

4040. Chống tham nhũng kiểu gì?

Hình ảnh
Tướng Công an gặp khó, Cục trưởng Cục chống tham nhũng lo… tham nhũng QUỐC TOẢN/ 15/03/16 07:15 Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động). (GDVN) - Tướng Công an “bó tay”, Cục chống tham nhũng lo… tham nhũng “tiêu diệt” thì chống tham nhũng bằng cách nào? Trước đó, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức hôm 4/3, Cục trưởng Đạt cho rằng, tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho: “Chúng tôi chống lại có khi 'chết' trước”, ông Đạt chia sẻ.

4039. Phát biểu của Thủ tướng Đức ANGELA MARKEL tại Hoa Kỳ

Hình ảnh
Phát biểu của Thủ tướng Đức ANGELA MARKEL  tại Hoa Kỳ Tác giả: ANGELA MARKEL . (Theo FB Đức Bảo Phạm) Ở thế kỷ 21 này, ở thời đại toàn cầu hóa này, tất cả mọi điều là có thể. Mặc dù phải công nhận toàn cầu hóa còn đầy trở ngại nhưng cả nước Đức và nước Mỹ đều thấu hiểu rằng nếu không toàn cầu hóa thì người ta sẽ đóng chặt cửa để chỉ biết mình và không biết tới ai cả rồi từ đó sẽ chỉ đưa đến bước cùng của sự cô lập và nỗi đau khổ. Phải suy nghĩ để tạo ra liên minh để làm việc cùng nhau, để cùng nhau tiến lên phía trước là cách duy nhất dẫn chúng ta đến tương lai tốt đẹp .

4038. "Cây Đàn Nguyệt" dẫn học trò đến với " Phong Ma Làng"

Hình ảnh
"Cây Đàn Nguyệt" dẫn học trò đến với " Phong Ma Làng" PNTB: Vào 'phây' của 'Phong Ma Làng', bắt gặp cái PS ngắn của Nguyệt Cầm, mô tả về một cuộc gặp của cô trò một lớp học ở Tuyên Quang với NV Trịnh Thanh Phong. Chắc hẳn đây là một cuộc đi thực tế cho học sinh tiếp xúc với Nhà văn để gây men cho những tài năng tương lai?  Cũng qua PS này, mình được gặp lại những gì ở Trịnh Thanh Phong đã 'mới' và những gì vẫn như xưa. 

4037. ỨNG CỬ VIÊN ĐBQH DUY NHẤT TRONG LỊCH SỬ VN BỊ 0 % TÍN NHIỆM

Hình ảnh
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa đã nộp hồ sơ tự ứng cử ĐBQH khóa 14 Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Ứng cử viên ĐBQH duy nhất trong lịch sử VN bị 0% phiếu tín nhiệm.  Đó là tôi. Năm 2007. Năm nay tôi lại quyết định ứng cử vào phút chót. Hồ sơ đã nộp thuận lợi. Lãnh đạo các cấp đã biết và đã quan tâm! Xin kể chuyện tôi ứng cử Đại biểu Quốc hội 2007.  Lấy phiếu tín nhiệm nơi cư trú, tôi được 76% phiếu. 1 tuần sau thì lấy phiếu tín nhiệm ở cơ quan công tác.

4036. “Sâu” tiến sĩ và “canh” Giáo dục

Hình ảnh
“Sâu” tiến sĩ và “canh” Giáo dục XUÂN DƯƠNG/ 15/03/16 07:26 Đã có những tiến sĩ “rởm” bỗng nhiên thành nhà giáo (rởm) mà lại còn làm lãnh đạo cơ sở giáo dục Đại học. (Ảnh: vietnamnet.vn) (GDVN) - Khi chẳng có cơ quan nào thực sự quản lý, giáo dục trở nên “lùm xùm” cũng như thực phẩm bẩn tràn lan cả trên vỉa hè lẫn trong siêu thị. Được biết ông Đinh Ngọc Hiện - Hiệu trưởng trường   Đại học Thành Tây  - đã đăng đàn xin lỗi báo chí vì những phát ngôn theo kiểu “ngoài khuôn viên Đại học” của mình. Người viết đồng tình quan điểm cho rằng chuyện “ăn nói” của ông Tiến sĩ Ngọc Hiện nên chấm dứt bởi ông đã công khai xin lỗi.

4035. Thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình

Hình ảnh
Thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình Kính gửi Chủ tịch Tập Cận Bình   Tôi là một công dân Việt Nam đã hơn 80 tuổi. Tôi đã học văn hóa ở Trung quốc 5 năm, đã học văn hóa và các lớp chính trị ở Liên Xô đến hơn 6 năm, nghiên cứu khoa học ở Hungari 3 năm, và đi tham quan học tập tại nhiều nước trong thế giới tư bản. Tôi nghĩ rằng, cũng chẳng còn loại lý luận chính trị nào mà Chủ tịch chưa biết qua. Nói như vậy để Chủ tịch tin rằng tôi sẽ không làm mất thì giờ của Chủ tịch, nên tôi chỉ dám nói một chút suy nghĩ nôm na từ một người dân Việt Nam để Chủ tịch tham khảo thêm.

4034. Kỷ niệm 28 năm cuộc chiến Gạc Ma

Hình ảnh
Trung sỹ bị thương ở Trường Sa bị từ chối giải quyết chế độ vì... không thuộc “đơn vị chiến đấu” Quang Đạt Ảnh minh họa:  news.zing.vn Những hiện tượng oái oăm trên đất nước chúng ta còn tồn tại quá nhiều, như trường hợp người Trung sĩ này. Quy chế là một chuyện, nhưng nếu có tình cảm ưu ái thực sự đối với những chịu đựng, vất vả và mất mát, hy sinh của người lính Trường Sa chống giặc TQ xâm lược, thì thiếu gì cách nghĩ ra để có thể giúp được phần nào tình cảnh khó khăn của họ, nhất là khi họ đang lâm căn bệnh hiểm nghèo. Một lời kêu gọi từ thiện chẳng hạn, sẽ có bao nhiêu bàn tay đưa ra nâng đỡ trong cả một cộng đồng. Khốn thay, đến một cái tên của liệt sĩ trên bia tưởng niệm mà còn phải đục bỏ thì công khai xướng xuất một sự quyên góp cho người từng trực diện nơi biển đảo nay đã lọt vào mõm “ông anh”, mà cái mõm ấy lại đã từng hứa hẹn với đàn em quá nhiều “cái tốt” – và cũng đã lên tiếng lúc cần thiết để chống lưng cho em trong cuộc tranh gi

4033. Thương lắm Gạc Ma ơi!

Hình ảnh
Thương lắm Gạc Ma ơi! Chủ Nhật,13.3.16 Lính tín hiệu đảo Cô Lin dẫn xuồng cập đảo. Ảnh: Mai Thắng PNTB: Đã một thời gian dài, sự hi sinh của các chiến sĩ ta trong Hải chiến Trường Sa 1988 hầu như bị lãng quên. Nay đã 28 năm, mới được đọc PS đẫm nước mắt này trên một tờ báo nhà nước. Ngày 14.3 cách đây 28 năm trước, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu trên vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len đao để bảo vệ chủ quyền đất nước. Lịch sử đã sang trang mới, song sự kiện đau thương ngày ấy thì không thể mờ phai.  Máu đào hòa lẫn biển khơi Đầu tháng 3.1988, sau khi chiếm giữ trái phép 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) của Việt Nam, địch lại tiếp tục dã tâm ý đồ chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao với mục đích nhằm kiểm soát cả khu vực cụm đảo Sinh Tồn. Chúng đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9 -12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, t

4032. Một hình thức của nhóm lợi ích

Hình ảnh
Trường Đại học Thành Tây “bắt tay” với doanh nghiệp để hưởng lợi từ trộn bê tông PHAN THIÊN/   14/03/16 05:58 Cổng trường Đại học Thành Tây. Ảnh: Văn Phan (GDVN) - Một khoảng đất hơn 2ha của trường Đại học Thành Tây đang là điểm trộn bê tông thương phẩm lớn trong vùng…mà không hề bị cơ quan chức năng sờ gáy. Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam   đã thông tin  về phản ánh của người dân cũng như sinh viên trường Đại học Thành Tây bức xúc trước trạm trộn bê tông thương phẩm nằm trong khuôn viên trường gây ô nhiễm, tiếng ồn, bụi bẩn…và đặc biệt là các xe ben chở bê tông đang là mối hiểm họa.

4031. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 3

Hình ảnh
Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 3 Chủ nhật, 06:28, 13/03/2016 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 VOV.VN -Trung ương đã thông qua Tờ trình của Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Trung ương giới thiệu nhân sự ứng cử 3 chức danh chủ chốt Tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa bế mạc chiều 12/3, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII (dự kiến khai mạc vào 21/3) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

4030. Không thể và có thể

Hình ảnh
Không thể và có thể Hình minh họa - trên mạng Trong ngôn ngữ Việt, thỉnh thoảng người ta dùng từ “hy hữu” (hiếm có) để chỉ sự việc hoặc điều gì đó hiếm khi xảy ra. Nhưng nói như một vị bác sĩ (ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khi bàn về vụ nữ tử tù có thai) thì hy hữu không có nghĩa là không có. Tức là chỉ hiếm, thậm chí cực kỳ hiếm thôi chứ vẫn có. Tôi hoàn toàn đồng ý với bác sĩ Quyết bởi thấy ở xứ ta còn có những chuyện lẽ ra không thể nào xảy ra được nhưng vẫn cứ xảy ra. Chẳng hạn phóng xe ngược chiều trên đường cao tốc. Nói một cách tự ti, hình như những chuyện như vậy chỉ có ở Việt Nam .

4029. ‘Báo đăng Gạc Ma do đổi cách nhìn nhận’

Hình ảnh
‘Báo đăng Gạc Ma do đổi cách nhìn nhận’ BBC/ Thứ Bảy, ngày 12/3/2016   Các buổi lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc  tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường bị an ninh làm khó dễ Một nhà báo kỳ cựu lý giải vì sao báo trong nước đăng thông tin về Gạc Ma trước ngày kỷ niệm 28 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa. Từ nhiều năm qua, việc tưởng niệm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (1988) mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền luôn bị xem là 'nhạy cảm' ở Việt Nam.

4028. Hải chiến Trường Sa 1988: "Lính Trung Quốc quá dã man!"

Hình ảnh
Hải chiến Trường Sa 1988: "Lính Trung Quốc quá dã man!" Hà Dũng/     (Soha.vn) - Trong trận Hải chiến Trường Sa 1988, lính TQ dùng súng 37 ly - vốn chỉ dùng cho phòng không - hạ nòng xả vào chiến sĩ của ta đang trôi dạt trên biển không hề bắn trả. Lực lượng chênh lệch Ngày 4/3/1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định:   Gạc Ma   giữ vị trí quan trọng, nếu để   Trung Quốc   chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa . Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương, bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế.

4027. Nỗi nhớ gửi Trường Sa

Hình ảnh
NỖI NHỚ GỬI TRƯỜNG SA Thơ Thái Sinh PNTB: 28 năm trước, ngày 14/3/1988, kẻ xưng là "bạn" đã trắng trợn đem quân đến cướp đảo Gạc Ma trên QĐ Trường Sa của chúng ta và giết hại 64 chiến sĩ Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà báo Thái Sinh đã vừa khóc vừa viết bài thơ này.    Lời tác giả: Bài thơ này Thái Sinh viết tháng 3/1988, khi đang là biên tập viên tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn. Lúc đó Hoàng Liên Sơn đang là mặt trận chống Tàu phía Bắc, khi nghe tin Trung Quốc cưỡng chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong một đêm thao thức không ngủ Thái Sinh đã làm bài thơ “Nỗi nhớ gửi Trường Sa”.

4026. Coi chừng GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM... đến hồi loạn?

Hình ảnh
Nhà văn Sương Nguyệt Minh: "Coi chừng GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ... đến hồi loạn? "Hiệu trưởng Đại học Thành Tây: Tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện thóa mạ báo chí, xúc phạm lãnh đạo cấp cao, coi thường pháp luật... phát ngôn kiểu du côn, khó hiểu như người… mang bệnh?" Nhận xét về vị tiến sĩ này, Nhà giáo - PGS Văn Như Cương nói rằng: "Thật khó hiểu những lời lẽ chợ búa, du côn... ấy lại là phát ngôn của một vị Hiệu trưởng trường ĐH- (TS. Đinh Ngọc Hiện- PV)”. Còn tôi thì thực sự sốc, đang ngất ngư ốm ngây ngấy số t, đọc xong bài viết này thì... khỏi hẳn. Ôi! Một góc tối tăm... đã và đang ảnh hưởng xấu đến giáo dục đại học Việt Nam .

4025. Sao lại xem chiến tranh biên giới là nội dung tế nhị?

Hình ảnh
Sao lại xem chiến tranh biên giới là nội dung tế nhị? 11/03/2016  10:56 GMT+7 Pháo đài Đồng Đăng, nơi gần 400 quân và dân Lạng Sơn bị quân Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang giết chết . Ảnh: Hoàng Hường -   GS. NGND. Vũ Dương Ninh nhấn mạnh bây giờ không bàn chuyện cần thiết hay không việc đưa nội dung   cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới  và  biển đảo  vào sách giáo khoa, bởi vì lãnh đạo   Bộ GD-ĐT   đã khẳng định chuyện này. Điều cần thiết là bàn chuyện nên viết như thế nào trong đó. Có nhiều tấm gương anh hùng chưa được nhắc đến   Thưa GS, trước hết, xin được trở lại SGK hiện hành. Trong cuốn sách Lịch sử 12 do ông đồng chủ biên thì   cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc   chỉ đưa được vào 11 dòng. Khi đó, những người viết sách đã suy nghĩ như thế nào?