Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ VN-TQ

5426. Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

Hình ảnh
Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông Bill Hayton BBC News Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn. Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận. Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Hải), gồm các bãi đá và quần đảo cũng bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.

5351. Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’

Hình ảnh
Diễn biến mới vụ tướng Trung Quốc ‘đột ngột bỏ về’ June 23, 2017 | 23.6.17 Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long Việc ông Phạm Trường Long, quan chức quân sự đầy quyền lực của quốc gia láng giềng phương Bắc, mới đột ngột cắt ngắn chuyến thăm “quốc gia cộng sản anh em” tiếp tục gây ra nhiều đồn đoán. Ông Nguyễn Vinh Quang, cựu Phó đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một chuyện “chưa từng có”: “Chưa có trường hợp tiền lệ. Tôi cũng cảm thấy đột ngột về chuyện này”. Với một chuyến đi như vậy, phải tổ chức, sắp xếp từ trước, có thể hàng năm trời rồi, nhưng mà bây giờ thay đổi thì chắc nó có vấn đề nào đó trong quá trình trao đổi giữa hai bên. Cũng có thể liên quan đến ý kiến khác nhau của hai bên về Biển Đông, một trong những vấn đề căng thẳng và phức tạp.   - Tiến sĩ Trần Công Trục nói. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra thông cáo ngắn gọn, trong đó nói rằng vị tướng của họ phải hủy sự kiện giao lưu trên biên giới với ph

5300. Làm chậm tiến độ - cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc

Hình ảnh
Làm chậm tiến độ - cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc Ngọc Việt   PNTB: Một bản phân tích chỉ một dự án kinh tế, đã cho ta mở mắt ra thấy rõ âm mưu phá hoại kinh tế VN của các nhà thầu TQ. Bài báo bình luận: " Trước việc nhà thầu Trung Quốc lại liên tục mắc sai phạm, điều đó khiến giới phân tích cho rằng dường như đó là  những sai phạm có tính toán . Vì vậy có thể nhận diện  đây là một cách phá hoại kinh tế của nhà thầu Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là việc mắc lỗi trên công trường" (MTG) . MTG   - Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.

5299. Triển vọng quan hệ Việt-Mỹ

Hình ảnh
Triển vọng quan hệ Việt-Mỹ Nguyễn Quang Dy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu chuyến thăm Mỹ chính thức (29-31/5/2017). Đã có nhiều người bình luận và phỏng đoán về sự kiện này. Có lẽ đây là một dịp tốt để nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh thế giới mới đầy biến động bất thường và bất định. Muốn hiểu hiện tại và biết về tương lai, chúng ta không được quên quá khứ.  Trở về tương lai Mỗi khi đề cập đến quan hệ Việt-Mỹ, người ta thường nhớ lại quá khứ đau buồn khi Chiến tranh Việt Nam đã biến hai quốc gia này thành kẻ thù. Nhưng nhiều người quên mất lịch sử trước đó khi hai quốc này gia suýt nữa trở thành đồng minh. Ngày 16/7/1945, OSS đã cử nhóm “Con Nai” (Deer Team) đến Tân Trào để giúp Việt Minh, sau khi cụ Hồ thỏa thuận với Archimedes Patti (chỉ huy OSS tại Kunming). Hơn bốn thập kỷ sau Chiến tranh Việt Nam, nay hai quốc gia lại đang cố gắng để trở thành đồng minh, như “trở về tương lai” (back to the future). Vậy số mệnh trong tử vi của hai quốc này là kẻ thù h

5296. Phải sửa từ móng nhà

Hình ảnh
Phải sửa từ móng nhà Tô Văn Trường KD:   Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi bài viết này cho Blog bàn về  các dự án của VN do các nhà thầu TQ. Khốn nạn! Các nhà thầu TQ quá hiểu các quan chức có thẩm quyền trong những dự án này ở VN cần… gì. Và thế thôi. Cuối cùng, chỉ người dân lao động VN lãnh đủ.                      Sau rất nhiều bùng nhùng bức xúc xảy ra ở những dự án hàng nghìn tỷ đồng do nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thầu rồi làm hỏng, khi được hỏi thì các chủ đầu tư phía Việt Nam thường đều tự tin trả lời: “tất cả đều đúng quy trình và minh bạch!” Nhưng những tổn hại về đội vốn, về môi trường, về an toàn và kéo dài thời gian ở những dự án ấy buộc công luận phải đặt các câu hỏi:  “Tại sao những tổn hại ấy phần lớn chỉ xảy ra với các dự án mà các Công ty Trung Quốc trúng thầu? Có lợi ích nhóm ở đây không? Có móc ngoặc hối lộ không? Và trên hết, có những kẽ hở lỏng lẻo trong cơ chế và thủ tục xét thầu sử dụng công quỹ không?” Các câu trả lời dường như đã nằm trong

5277. Hội nghị Thành Đô: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả

Hình ảnh
Hội nghị Thành Đô: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả 1/ Nguyên nhân  Nguyên nhân từ phía Việt Nam: Người lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”. Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.

5151. Việt Nam trở thành “bãi rác” công nghệ lạc hậu của Trung Quốc?

Hình ảnh
Việt Nam trở thành “bãi rác” công nghệ lạc hậu của Trung Quốc? Một Fomosa chưa đủ để hại chết đồng bào Việt, nay hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than của TQ kéo sang thì dân Việt   Nam   sẽ như thế nào? Liệu tình trạng ô nhiễm môi trường của TQ ngày hôm nay sẽ là tương lai của Việt   Nam ? Đầu năm nay, Trung Quốc quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở Việt   Nam , rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặt biệt là những dự án này đa phần do Trung Quốc đầu tư. Dư luận không khỏi ngạc nhiên vì điều này, và nghi ngại rằng liệu Trung Quốc có di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện và chuyển giao công nghệ mà cả thế giới không sử dụng sang cho Việt   Nam   dưới vỏ bọc đầu tư hay không?

5114. CIA: Việt Nam nổ súng trước trong trận Gạc Ma

Hình ảnh
CIA: Việt Nam nổ súng trước trong trận Gạc Ma Một người lính hải quân Việt Nam đang ngắm một bức tranh cổ động về quần đảo Trường Sa trong một cuộc triển lãm. Một tài liệu được giải mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA về trận hải chiến Việt-Trung ở Gạc Ma năm 1988 cho biết Việt Nam là bên nổ súng trước. Tài liệu CIA đề ngày 08/08/1988 miêu tả cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam như sau: “Trung Quốc và Việt Nam đối đầu nhau trong một trận hải chiến vào ngày 14 tháng 03 năm 1988 trên khu vực bãi Johnson (Gạc Ma). Một nhóm lính Trung Quốc đổ bộ lên bãi đá không người này để tiến hành khảo sát, dựng đồn quan sát, và cắm cờ Trung Quốc. Tàu tiếp tế của Việt Nam , theo dõi những động thái của đối phương, đã phản ứng bằng cách đổ quân lên bãi đá, và họ rõ ràng đã khơi mào cuộc xung đột. Hai bên nổ súng qua lại, phía Việt Nam bắn vào binh lính Trung Quốc, làm bị thương một người. Sau đó, một chiếc tàu tiếp tế của Việt Nam- được trang bị súng máy- nã đạn vào một trong những

5109. Vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

Hình ảnh
Vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh Công nhân làm việc tại một công ty do Hồng Kông làm chủ. (Hình: Báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) SÀI GÒN, Việt Nam (NV)   – Trong vòng chưa đầy ba năm, từ quốc gia đứng thứ chín, Trung Quốc đã vượt qua Nam Hàn và Nhật để trở thành quốc gia đứng thứ hai về lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, một thống kê về vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) vào Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2014 mà Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư công bố khi đó xác định, Trung Quốc đứng thứ chín trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 1,029 dự án, tổng vốn dự trù khoảng hơn $7.8 tỉ.

5090. Trần Đăng Khoa - Trò ngang ngược ở Biển Đông và một sự thật thú vị

Hình ảnh
Trò ngang ngược ở Biển Đông và một sự thật thú vị Trần Đăng Khoa   Một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc trên Biển Đông. (Hình: Getty Images) Chuyện này xảy ra cũng đã mấy hôm rồi. Nhưng vấn đề thời sự của nó thì vẫn nóng bỏng. Ngày 27/2 vừa rồi, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lại đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt cá do họ ngang nhiên vạch ra trên Biển Đông là từ 12 độ vĩ Bắc đến cả Vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mân Áo", tức vùng biển từ Phúc Kiến đến Quảng Đông, tọa độ từ 117º31'37.40"E, 23º09'42.60"N đến 120º50'43"E, 21º54'15"N. Lệnh cấm này cũng được áp dụng ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải. Thật ngang ngược. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta, ông Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối và bác bỏ việc làm bất hợp pháp này của phía Trung Quốc. Cũng theo ông Lê Hải Bình "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ

5060. Ngôi chùa hoang và kỳ án thiên thu

Hình ảnh
NGÔI CHÙA HOANG VÀ KỲ ÁN THIÊN THU TS. Nguyễn Xuân Diện Đó chính là một ngôi chùa ở Xứ Đoài. Ngôi chùa này đứng ngay trên lối vào cổ ấp Đường Lâm. Dân tôi gọi là Chùa Ón, hoặc cẩn thận hơn thì gọi là chùa Ón Vật. Chùa này có từ bao giờ không ai biết. Trong chùa cũng chẳng có tượng pháp, mà chỉ có bát hương để trên một bệ gạch hoang tàn lạnh lẽo quanh năm. Tất nhiên chùa không có sư. Trong chùa cũng chẳng có một hàng câu đối hoành phi gì; chỉ thấy trên câu đầu là có chữ Nho. Đôi câu đầu ấy, một bên là “Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh” lối triện; bên kia là năm tháng dựng cột bắc nóc, với cái năm can chi rất chung chung, khiến ta không thể xác định được niên đại chắc chắn.

5045. Tiếng đạn rát sau lưng những ngày tháng 2/1979

Hình ảnh
Tiếng đạn rát sau lưng những ngày tháng 2/1979 17/02/2017  03:04 GMT+7 ( VNN )  -   Ký ức về   cuộc chiến biên giới   tháng 2/1979 ấy vẫn ám ảnh bà Cung. Ngày bà địu con trai hơn một tuổi trên lưng để chạy tránh bom đạn quân giặc, giắt theo lưng quần chiếc nồi nhỏ để nấu cơm dọc đường… Tay vân vê vấn những mối lạt tre đã ngâm nước mềm dẻo để đan hai chiếc giỏ tre sắp thành hình, bà Hoàng Thị Cung nhớ lại cuộc chiến cách đây 38 năm.

4985. Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam

Hình ảnh
Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam Phạm Hoàng Quân/ 19/01/2017 08:17 GMT+7 Một góc đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP TTO  - Sau Thế chiến thứ hai, tháng 11-1946 lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản, hải quân Trung Hoa dân quốc đã xâm chiếm đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã làm gì ở đây? Trong thời gian hơn hai tháng ở đảo Hoàng Sa và hơn ba năm ở đảo Phú Lâm, chính quyền Quốc Dân Đảng đã cho thực hiện nhiều cuộc khảo sát. Ngày nay, phía Trung Quốc gọi những ghi chép trong thời điểm kể trên nói riêng và trong giai đoạn từ 1911 đến 1949 là “Dân quốc đáng án” (Hồ sơ thời Trung Hoa dân quốc). Hầu hết các tập hồ sơ này hiện nay do Cục Lưu trữ Đài Loan quản lý.

4984. Tham vọng không thay đổi

Hình ảnh
Tham vọng không thay đổi BÙI THANH/ 19/01/2017 08:46 GMT+7 Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa ( Duncan ) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974 TTO   - Mùa đông năm 1946. Khi ấy, một nước Việt Nam mới đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ nền độc lập của mình. Cũng mùa đông năm ấy, ngoài biển khơi, quân đội Trung Hoa bắt đầu ra tay Họ, với tư cách phe đồng minh thắng cuộc, đã đưa một hạm đội hải quân xuống vùng biển phía nam, vạch đường lưỡi bò 11 đoạn và tuyên bố thuộc Trung Hoa.

4910. Việt Nam ‘quan ngại’ vụ TQ đưa vũ khí ra biển Đông

Việt Nam ‘quan ngại’ vụ TQ đưa vũ khí ra biển Đông Trung Quốc lắp đặt hệ thống phòng thủ  trên đảo nhân tạo Hà Nội đã chính thức lên tiếng sau khi Bắc Kinh tuyên bố rằng việc nước này triển khai các thiết bị phòng thủ tới quần đảo Trường Sa là việc làm “hợp pháp và chính đáng”. Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16/12 dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết rằng Việt Nam “hết sức quan ngại về thông tin” Trung Quốc “dường như đã triển khai hệ thống vũ khí tại bảy cấu trúc địa lý ở biển Đông”.

4822. Trung Quốc với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam

Hình ảnh
Trung Quốc với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam TTHN/ 9.11.16 Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt   Nam . Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải   Nam , Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt   Nam ?

4618. Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam

Hình ảnh
Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam NGỌC VIỆT 08:00 14/08/16 Người Trung Quốc có thể thay đổi sở hữu tại một vài doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho luật pháp của Việt Nam phải bổ sung, sửa đổi nhưng không dễ ngăn chặn. Ảnh minh họa: pbs.org (GDVN) - Tại Việt Nam có không ít cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền vẫn nhận thức hết sức mơ hồ về nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của Trung Quốc. VOA ngày 8/12/2015 đưa tin. một số người dân Đà Nẵng đã né luật để giúp người Trung Quốc mua đất ven biển hướng ra Biển Đông. Trước thông tin này, nhiều người nhận định đây là hành vi rất tai hại cho đất nước Việt Nam . Song với người viết thì hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của một nhóm người Việt Nam “không yêu nước” ấy không quá nguy hại, bởi lẽ nó có thể ngăn chặn được. Sự nguy hại thực sự lại nằm ở phía sau hành động của người Trung Quốc.

4595. Vụ tin tặc làm đậm thêm mối nghi ngờ về Trung Quốc?

Hình ảnh
Vụ tin tặc làm đậm thêm mối nghi ngờ về Trung Quốc? Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục điều tra vụ tấn công vào hệ thống mạng của hai sân bay lớn nhất nước, theo các nhà quan sát, nhiều người dân trong nước vẫn bày tỏ nghi ngờ về sự dính líu từ phía quốc gia đông dân nhất thế giới. Sau vụ hacking làm tê liệt máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cuối tháng trước, hôm 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan trong nước chú ý tới “đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng”.

4533. TRUNG QUỐC PHÁT SÓNG CỰC MẠNH VÀO MIỀN TRUNG

Hình ảnh
Đài truyền thanh quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng bị 'chèn sóng' tiếng Trung Quốc! 12:44pm, 18.07.2016 Việc phía Trung Quốc phát sóng lấn sóng của mình như vậy đang gây nhiều ảnh hưởng đến quận Ngũ Hành Sơn” – bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn nói. Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, tình trạng Đài truyền thanh quận và trạm truyền thanh của các phường trên địa bàn bị “chèn sóng” tiếng Trung là do phía Trung Quốc phát sóng cực mạnh nhắm vào dọc biển miền Trung nước ta.

4515. Lẽ nào chúng ta chỉ được "múa tay trong bị"

Hình ảnh
Lẽ nào chúng ta chỉ được "múa tay trong bị"? (*) Lưu Trọng Văn / Thứ Tư, ngày 13.7.16 Người dân  Philippines  ăn mừng trước chiến thắng trong vụ kiện đường lưỡi bò. Ảnh BBC Phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế tại La Hay không chấp nhận Đường lưỡi bò của Trung Quốc và lên án Trung Quốc vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông là chiến thắng vĩ đại về pháp lí của Philippines trước kẻ xâm lăng trắng trợn và trâng tráo Đại Hán. Người dân Philippines tung cờ hoa tụ hội, đổ ra đường hò reo ăn mừng chiến thắng.