Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử

5013. Chuyện bà Từ Dũ dạy vua Tự Đức

Hình ảnh
Chuyện bà Từ Dũ dạy vua Tự Đức Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dũ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ảnh:  Bảo tàng lịch sử TP.HCM. PNTB: Một ông vua biết nghe lời mẹ, sẵn sàng chịu đòn roi khi có khuyết điểm thì đó là lễ giáo gia phong. Đấy là vua Tự Đức, con bà Từ Dũ. Còn khi không có người Mẹ cụ thể như bà Thái hậu Từ Dũ thì người Mẹ ấy chính là Tổ Quốc - đại diện là Nhân Dân, chứ không phải ai khác. Nếu không muốn trở thành đứa con hư hỏng, bôi đen trang sử Dân tộc thì Lãnh đạo bất kỳ quốc gia nào khi có khuyết điểm phải biết nhận lỗi, chịu 'đòn roi' của Nhân dân. Có vậy thì Xã tắc mới vững bền, người Mẹ Tổ quốc - Nhân dân mới được nhờ. Bởi xã hội nào người quản trị đất nước cũng do Dân nuôi, Dân dạy cả thôi.  Sinh thời, thái hậu Từ Dũ nổi tiếng là người đoan chính, nhã nhặn, đức độ. Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời.

4861. Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm

Hình ảnh
Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII Mai An Nguyễn Anh Tuấn PNTB : Bài học lịch sử quý báu từ ông cha đã 400 năm tại sao không học?   Trong lịch sử văn hoá-tư tưởng nước ta, có những bản tuyên ngôn nổi tiếng tới muôn đời: đó là bản tuyên ngôn lập quốc đầu tiên bằng “Thiên đô chiếu” do đức Lý Thái Tổ viết, bản tuyên ngôn chiến trận đời Trần bằng “Hịch tướng sĩ văn” tương truyền của Đại vương Trần Quốc Tuấn thảo, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt bằng áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo thiên hạ” do vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chấp bút, bản tuyên ngôn độc lập thời hiện đại của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc… Nhưng, ở đầu thế kỷ XVII, có một bản   khải văn   cũng mang tầm vóc của một bản tuyên ngôn rất đáng đi vào lịch sử thì còn được ít người biết đến. Đó là bản khải văn có thể gọi tên: “Lấy dân làm gốc”(1).

3945. Truy tìm gốc tích người Kinh

Hình ảnh
Truy tìm gốc tích người Kinh Thứ Ba, ngày 16/ 2 /2016    Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng đồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh.

3713. Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn

Hình ảnh
Kỳ lạ cổ kiếm ngàn năm của Việt Vương Câu Tiễn Thanh gươm Câu Tiễn. Ảnh: WikiCommon. Thanh kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam. Lưỡi kiếm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt, ở m ột   mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm. Ngoài chất lượng có một không hai, sự tinh xảo của thanh kiếm là điều rất đáng kinh ngạc với trình độ làm kiếm thời bấy giờ. Ngày nay thanh kiếm Câu Tiễn được coi là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc, nó sánh ngang với thanh gươm Excalibur huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây. Năm 1965, các nhà khảo cổ học tiến hành một cuộc khai quật ở tỉnh Hồ Bắc, chỉ cách kinh đô cũ Kỷ Nam của nước Sở 7 km. Tại đây, họ phát hiện ra các hầm mộ cổ xưa. Khai quật các hầm mộ, họ tìm ra thanh kiếm Câu Tiễn cùng khoảng 2.000 di vật khác.

3576. Mỹ nhân giúp người Việt hả hê trước 'giặc Ngô'

Hình ảnh
Mỹ nhân giúp người Việt hả hê trước 'giặc Ngô' Đăng Bởi   Một Thế Giới  -   09:05 18-10-2015 Tây Thi trong phim. Ảnh minh họa.   Trong tứ đại mỹ nhân cổ đại Trung Quốc, Tây Thi được coi là người đẹp “trầm ngư” tức cá lặn. Giai thoại nói rằng khi Tây Thi đi giặt vải tại sông Trữ La thì bóng nàng soi dưới đáy nước. Cá trong suối thấy Tây Thi đẹp quá nên lặn xuống tìm nên nàng được gọi là “trầm ngư”.

1119.Nỗi lòng Trần Độ và nỗi lòng Vũ Mão

Hình ảnh
Nỗi lòng Trần Độ và nỗi lòng Vũ Mão Trịnh Kim Thuấn Mấy hôm nay có bức thư của ông Vũ Mão về năm năm ngày Lễ tang ông Trần Độ. Ông Vũ Mão là Trưởng ban Lễ tang cũng là người đọc Điếu văn trong lễ tang, đây cũng là “Bí mật cung đình” mà đến nay bàn dân thiên hạ trong nước mới được biết. Có lẽ đây là một tang lễ lạ kỳ nhất từ trước đến nay, chưa từng có, chưa từng thấy là : Chưa bao giờ lại có chuyện tang gia khước từ lời điếu của Chủ lễ và Chủ lễ tang chuồn sớm khi tang lễ chưa kết thúc … Trở lại không khí ngày Lễ tang ông Trần Độ ngày 14/8/2002. Lược kể : ….. Ông mất ngày 09/8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến ngày 13/8 báo chí mới loan tin và tối ngày 13/8 cô phát thanh viên trên tivi mới đọc tin tang lễ, cô vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày không mặc áo tang đen…. Các vòng hoa đề chữ: Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại từ ngoài cổng, phải bỏ chữ: “Vô cùng thương tiếc” và quân hàm trung tướng đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang