5265. Nguyễn Thông: Án văn (tiếp)
Án văn (tiếp)
![]() |
Tác giả của 'Cửa Mở' |
>> Kỳ trước: Án văn
Hôm trước trong bài Án văn phần 1, nhân nhắc lại vụ án văn nghệ kinh thiên động địa Nhân văn giai phẩm, tôi lục tìm đống sách nhà mình tòi ra mấy cuốn đáng giá, giấy đã ố vàng theo thời gian, quý nhất là cuốn Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa của ông Tố Hữu. Quý ở chỗ muốn nói thì phải có sách, mách có chứng, kẻo ai đó lại bảo mình phịa. Lẩn mẩn giở đọc mấy bài, cứ giật thon thót. Giời ạ, làm sao mà ngày xưa người ta lại có thể tung hô bốc lên tận may xanh được cái giọng điệu đao phủ, phát xít, côn đồ như vậy. Rồi tặc lưỡi, với ông trùm - chánh mật thám phòng nhì nhà đoan kiểm duyệt văn nghệ Tố Hữu ấy, không tung không hô thì chỉ có nước đi tù.
Hôm trước trong bài Án văn phần 1, nhân nhắc lại vụ án văn nghệ kinh thiên động địa Nhân văn giai phẩm, tôi lục tìm đống sách nhà mình tòi ra mấy cuốn đáng giá, giấy đã ố vàng theo thời gian, quý nhất là cuốn Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa của ông Tố Hữu. Quý ở chỗ muốn nói thì phải có sách, mách có chứng, kẻo ai đó lại bảo mình phịa. Lẩn mẩn giở đọc mấy bài, cứ giật thon thót. Giời ạ, làm sao mà ngày xưa người ta lại có thể tung hô bốc lên tận may xanh được cái giọng điệu đao phủ, phát xít, côn đồ như vậy. Rồi tặc lưỡi, với ông trùm - chánh mật thám phòng nhì nhà đoan kiểm duyệt văn nghệ Tố Hữu ấy, không tung không hô thì chỉ có nước đi tù.
Lạ ở chỗ, khá nhiều vụ án văn nghệ có dính dáng, liên quan tới ông Lành (Tố
Hữu) nhưng về sau người ta cố gắng chiêu tuyết cho ổng, thậm chí bảo ông không
có lỗi, không can dự gì vào những số phận bị vùi dập, chẳng hạn với Phùng Quán
(cháu họ ông, gọi ông bằng cậu), Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang
(nhóm Nhân văn giai phẩm), Hoàng Cát (vụ Cây táo ông Lành), Phạm Tiến Duật (vụ
Vòng trắng), Việt Phương (vụ Cửa mở)… Người ta biện hộ, nếu muốn quy trách
nhiệm cho ông Tố Hữu thì phải có chứng cứ, văn bản, lệnh của ông. Có những bài
bênh ông còn viết rằng ông rất quý Phùng Quán, ông tình cảm với Hoàng Cát, ông
khen Việt Phương…, thế mà cứ đổ vấy cho ông, v.v..
Xin nhớ rằng, trong bộ máy cai trị này, chả riêng trong lĩnh vực văn nghệ, lệnh
miệng nhiều khi còn ghê hơn lệnh giấy. Không vừa ý cái gì, người ra lệnh chỉ
nói vài ba câu, cấp dưới cứ thế mà quắn đít thực hiện. Cấm cãi. Bố đứa nào dám
cãi. Ông Phạm Tuyên viết nhạc, công lao với cách mạng ít ai bằng, nhưng mấy lần
xét giải thưởng Hồ Chí Minh đều trượt, chẳng hạn “ngài to to” nào đó thủng
thẳng buông một câu “ông ta là con Phạm Quỳnh, cần phải thận trọng, xem xét cho
kỹ” thì danh sách đóng lại cái rụp. Xứ này, biết bao người, trong đó có văn
nghệ sĩ, chết bởi những câu vu vơ kiểu vậy.
Tuy nhiên, ông Tố Hữu không chỉ vu vơ, ông ấy còn để lại chứng tích tội ác bằng
giấy trắng mực đen về những hành đồng đao phủ chặt chém của ông ta. Chỉ riêng
cái bài tổng kết mà tôi nhắc ở trên, trong đó ông miệt thị, khinh bỉ, chửi bới,
kết án những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Phan Khôi, Nguyễn
Hữu Đang, Trần Dần, Phùng Quán, Thụy An, Trần Thiếu Bảo, Trần Duy…, gọi họ là
rác rưởi, cặn bã, lưu manh, gái điếm, quân bợ đít, phản động, kẻ thù giai cấp,
kẻ phản bội nhân dân, ăn cháo đái bát…, chính ông ấy nói ra chứ có ai ép phải
viết thế đâu. Cũng như sau này có vài người bênh ông Lê Đức Thọ, nói ổng nhân
tình với các nạn nhân vụ Xét lại chống đảng lắm, đừng vu oan, nói quá cho ông
ấy. Vâng, nhân tình hay không thì cứ phải hỏi con cháu của cụ Vũ Đình Huỳnh,
ông Vũ Thư Hiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhà
báo Tuân Nguyễn… là rõ ngay. Họ là người trong cuộc, máu và nước mắt đọng đầy
trên mặt, gạt đi cũng chả hết, vu cáo ông ấy làm gì.
Thế hệ chúng tôi, chả mấy ai không biết những vụ án văn liên quan đến Hữu Loan,
Quang Dũng. Hai ông nhà thơ này là cái gai trong mắt nhà cai trị. Nào có tội
tình chi, chỉ đem cái tình cảm chân thật, riêng tư vào thơ. Ông Hữu Loan viết Màu tím hoa sim, ông Quang Dũng
viết Tây tiến, nhiều người
đọc khen hay, nhưng quan lãnh đạo tuyên huấn, văn nghệ thì bảo không hay, thậm
chí độc hại. Theo quan, phải trừng trị. Đã không viết về thời đại anh hùng,
cuộc sống anh hùng, con người anh hùng, khí thế cách mạng, đã không chịu ca
ngợi đảng, bác mà lại còn ủy mị, sướt mướt, bi lụy, riêng tư, cá nhân, gây mất
sức chiến đấu… thì cứ phải dẹp. Phải ngon như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng
Trung Thông… thì mới cho vào sách giáo khoa được. Sách giáo khoa môn văn, từ
cấp 2 đến hết cấp 3, ngồi chễm trệ chiếu trên là thơ ông Tố Hữu, và tất nhiên
phải có thơ văn Hồ Chí Minh ở hàng đầu dù không hay, sau đó là thơ văn của
những ông ngoan. Học sinh, sinh viên tha hồ học thơ, ngâm thơ, làm bài thi tốt
nghiệp, thi học sinh giỏi về thơ Tố Hữu và thơ của những ông ngoan kia, còn đám
Hữu Loan, Quang Dũng là cấm tiệt, không cho bén mảng vào sách, nếu có nhắc tới
thì cũng chỉ nhắc trong bài khái quát với lời chê bai, phê phán kịch liệt. Cho
chừa cái thói không đi theo đường lối văn nghệ của đảng. Ông Hữu Loan phải bán
xới khỏi Hà Nội bỏ về quê xứ Thanh làm ruộng, khai thác đá, ông Quang Dũng về
xứ Đoài ẩn thân, tiệt đường văn chương, có viết cũng chả ai dám đăng, sợ bị
liên lụy.
Điều trớ trêu là, mãi về sau, khi cuộc sống biến thiên, bãi bể nương dâu, thơ
các ông Hoàng Cầm, Hữu Loan, Quang Dũng lại ùa vào sách giáo khoa, còn thơ mấy
ông Tố Hữu, Xuân Diệu… lui dần. Âu cũng là sự trả lại giá trị đích thực của văn
chương. Những gì đáng được tồn tại thì dù có bị vùi dập, khủng bố mấy đi chăng
nữa cũng vẫn có ngày trở về vị trí tương xứng, còn mấy thứ văn nghệ chính trị
đương nhiên sẽ lụi tàn.
Những năm 71-72, giao thời chiến tranh và hòa bình, bỗng dưng nổi lên mấy vụ án
văn nghệ. Có lẽ thời điểm này người ta ngại sự chao đảo, ngả nghiêng về tư
tưởng nên săm soi kỹ. Ngoài vụ tập thơ Cửa
mở của cụ Việt Phương vừa
phát hành được thời gian ngắn thì bị thu hồi, báo Nhân Dân và tạp chí Học tập đánh cho tơi tả, thì làng văn dậy lên
vài vụ khác. Cơ quan tuyên huấn ra sức mò mẫm các ngóc ngách, siết thật chặt,
giương kính lúp lên soi từng chữ từng dòng. Họ mà phát hiện ra điều gì trái ý
họ, lập tức thành án ngay. Năm 1972, khi lứa chúng tôi vào đại học, thấy xôn
xao vụ Việt Phương, tìm khắp nơi không đâu còn cuốn Cửa mở. Nhà xuất bản, nhà in,
hệ thống hiệu sách nhân dân đều trong tay đảng, có mà tìm trên giời. Nghe thầy
Hà Minh Đức kể đến cả ông Phạm Văn Đồng thấy họ đánh dữ quá cũng chả dám bênh
vực đồng chí thư ký thân thiết của mình. Phải đến mấy chục năm sau, Cửa mở của ông Việt Phương mới được tái
bản, những bài thơ ông viết về sau này mới được phép xuất bản. Ngài đổng lý văn
phòng phủ thủ tướng còn bị thi hành án như vậy, dạng tôm tép như Hoàng Cát, Ngô
Văn Phú, Phạm Tiến Duật… đừng có cãi đảng mà thêm nặng tội.
Năm 1974, đám sinh viên Văn khoa ĐHTH Hà Nội chúng tôi nghe xôn xao chuyện ông
Tố Hữu giận lắm, có tay thương binh Hoàng Cát nào đó, được ông Xuân Diệu nhận
làm em nuôi, viết truyện ngắn Cây
táo ông Lành đăng trên báo Văn nghệ. Anh Bùi Trọng Cường
học cùng lớp với tôi có quan hệ rộng lần ra được số báo ấy, cho tôi mượn xem.
Tôi còn nhớ như in đó là một truyện thiếu nhi, in trên trang thiếu nhi nhân
ngày 1.6, cũng ngắn thôi, dàn chữ từ trang trái sang trang phải, ở phía trên. Đọc
thấy cũng bình thường, nhẹ nhàng, nhân văn, mang cái nhìn của một người yêu trẻ
thơ. Đùng một cái, chả biết lệnh miệng từ ông nào (thời ấy nhiều ông có quyền
ra lệnh lắm, họ là tướng quân trong bóng tối, như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Tố
Hữu, Hoàng Tùng…), thương binh cụt chân Hoàng Cát bị đánh tơi tả. Ghê nhất là
tạp chí Học tập (sau này đổi thành tạp chí Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng có
thời là Tổng biên tập) nã đại bác vào thành trì thứ văn nghệ mà họ gọi là rác
rưởi.
Trong bài phê phán Hoàng Cát và truyện Cây
táo ông Lành, tạp chí Học
tập dõng dạc “truyện ngắn về
thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn
nghệ trong thời gian qua
thuộc loại nấm độc nguy hiểm. Với lối viết kiểu "biểu tượng hai mặt"
truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của đảng ta,
gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng chống lại chế độ xã hội chủ
nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta. Miêu tả cuộc sống heo hút tâm
trạng u buồn của một ông già có người vợ chết vì bom, người con trai độc nhất
"vào bộ đội đợt đầu tiên kể từ sau khi có lệnh hòa bình", truyện này
không những bộc lộ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa nhân đạo tư sản trong vấn đề
chiến tranh mà còn có tác dụng như một lời kêu gọi phản đối chiến tranh cách
mạng có hại cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước của nhân dân ta. Trong điều kiện chuyên chính vô sản, cuộc đấu
tranh giữa hai con đường ở miền Bắc tiếp tục diễn ra gay go phức tạp, tác giả
truyện ngắn đưa ra hình ảnh cái đầu lâu khủng khiếp và nói về việc "từ bỏ
con đường này đi theo con đường khác" có dụng ý gì? Phải chăng đây là sự
phản ứng giai cấp trước một số biện pháp như kiểm tra hành chính thu lại ruộng
đất bị lấn chiếm, chống bọn ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và bọn làm ăn trái
phép bọn đầu cơ móc ngoặc, v.v.. mà nhà nước dân chủ nhân dân đã áp dụng để bảo
đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề "ai thắng
ai" ở miền Bắc? Cùng với lối viết bóng gió xuyên tạc "nhà mới mà đã
dột vì chuột bọ" tác giả đe dọa "bỏ" con đường mà tác giả cho là
"con đường tắt" để đi con đường khác! Đó là một sự thách thức chế độ
ta. Chuyện đã không chân thật chủ đề lại lấp lửng chi tiết, lại đáng ngờ gieo
rắc những quan điểm tư tưởng sai trái, đây rõ ràng là một truyện xấu và có hại”
(tạp chí Học tập số tháng 8.1974, trích theo Nguyễn
Trọng Tạo).
Tòa đại hình của đảng đã kết án như thế, có mà chạy đằng trời. Hoàng Cát đành
ngậm cười nơi anh từng hiến dâng tuổi xuân và một chân cho nó. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
(Blog Nguyên Thông)
(Blog Nguyên Thông)
Nhận xét