6216. Quan hệ Việt – Mỹ - Trung một số điều cần làm rõ

Quan hệ Việt – Mỹ - Trung một số điều cần làm rõ

Chuyên gia Bùi Đức Lại /BLVN

 


(BLVN): Trước khi đón bà PTT Hoa Kỳ - Kamala Harris, TT Phạm Minh Chính bất ngờ đón Đại sứ Trung Quốc - Hùng Ba tại Văn phòng của ông.

Những sự kiện ngoại giao này thu hút sự quan tâm của công chúng với nhiều nhận xét, đánh giá trái chiều. Từ Hà Nội Chuyên gia Bùi Đức Lại - nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức TW Đảng, gửi cho BLVN bài viết này. Xin trân trọng giối thiệu, xin mời các thành viên đọc và thảo luận với tinh thần xây dựng, thẳng thắn, văn minh, lịch sự.

***

Quan sát những hiện tượng, sự kiện đã diễn ra trong quan hệ Việt –Mỹ - Trung (V-M-T) là cần để hiểu và đánh giá đúng tình hình và thực chất. Nhưng quan trọng hơn là đừng bị rối, bị dẫn dụ bởi biểu hiện nhất thời, cần tìm hiểu sâu bản chất trong chiến lược của mỗi quốc gia để có cái nhìn khái quát, thấy được tính tất yếu khách quan trong nhìn nhận sự phát triển của quan hệ này. Cần chý ý là: thông tin nhiễu; TQ xảo trá; có tay chân TQ trong bộ máy, giúp họ tạo dư luận họ muốn; sự hồ đồ của một số người…

TQ muốn "phục hưng" thực chất là làm bá chủ thế giới. Cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ ngày càng khốc liệt, diễn ra trên mọi lĩnh vực; hòa hoãn chỉ là cục bộ, tạm thời. Nếu Mỹ thắng, diệt được kẻ cạnh tranh, sẽ giữ được trật tự hiện thời. Nếu TQ thắng, sẽ làm chủ thế giới, sẽ khiến thế giới sẽ phát triển theo cách họ muốn. Mỹ đã hiểu ra và đang dồn sức tập trung cho mục tiêu này. Tuy nhiên, Mỹ đã và đang gặp khó khăn vì sự chia rẽ trong xã hội và chính giới, vì đã có nhiều bộ phận có lợi ích gắn với TQ, vì TQ đã "lặn" khá sâu vào xã hội Mỹ, vì tâm lý "bình chân như vại" của dân.

Việt Nam ở đâu trong mối quan hệ này?

*Trong thế chiến lược hiện nay, Mỹ và TQ đều muốn có sự "ủng hộ" của VN, hoặc ít ra, không theo đối phương chống lại mình. Đó chính là yếu tố "đối ngoại" của chính sách đu dây. Sự "cân bằng" này không bền vững.

*Mỹ muốn VN mạnh, Mỹ không xâm lược VN, không có bất cứ tranh chấp gì với VN trong thời điểm hiện nay. Đòi hỏi của Mỹ về một Biển Đông lưu thông quốc tế tự do, an toàn, theo UNCLOS cũng chính là đòi hỏi của VN (và là giới hạn cao nhất VN có thể đạt tới trong các cuộc thương lượng tương lai với bất cứ ai). Nói tóm lại: Mỹ và Việt Nam có "tương đồng cơ bản về lợi ích" trong thời điểm hiện nay.

*Ngược lại, độc chiếm Biển Đông, chén ép VN, chia rẽ ASEAN để thống trị khu vực này là một sách lược cơ bản của TQ vươn ra thế giới (nói rõ, một chứ không phải là duy nhất).

Mâu thuẫn Việt- Trung thực chất là mâu thuẫn không thể hòa giải giữa chính sách bá quyền và nước láng giềng nhỏ hơn. Sẽ càng gay gắt nếu bá quyền mạnh lên và láng giềng không chịu thân phận thuộc quốc.

*Quan hệ V-T hiện nay là: TQ xâm lấn, chèn ép, mua chuộc, đe dọa, chiêu mộ tay sai,… trên mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quân sự để khuất phục VN ... Mọi thủ đoạn đều đã đang được áp dụng đồng thời.

TQ đang "tiêu hóa" những gì họ đã giành được, nhất là trên Biển Đông, nhưng cũng không ngừng lũng đoạn VN, nhất là về chính trị và kinh tế.

*Người Việt xưa nay không lạ gì tim đen của xâm lược Tầu và luôn luôn có quyết tâm chống lại, nhưng vẫn có một bộ phận quan trọng xưa nay, sẵn sàng làm tay sai cho Tầu. Đời nào cũng có những "tay sai cao cấp".

Hiện nay, khó hơn nhiều, không chỉ vì các thủ đoạn "tổng hợp" của TQ, nhất là những thủ đoạn lừa bịp "chữ vàng", mua chuộc tay sai, dọa dẫm, chia rẽ… mà còn vì sự lệ thuộc nghiêm trọng về kinh tế với quy mô lớn.

(Câu hỏi đặt ra là: VN đã chuẩn bị gì để đối phó với sự cấm vận kinh tế từ TQ nếu rút cục TQ sử dụng thủ đoạn này? Người Việt có sẵn sàng chịu đựng và đối phó với những khó khăn về kinh tế-xã hội- đời sống... nếu tình huống đó xảy ra? Nếu câu trả lời là "không" thì vô phương thoát khỏi thân phận thuộc quốc).

Mối quan hệ V-T vừa thật vừa giả.

Thật là quan hệ kinh tế phụ thuộc nặng nề.

Giả là những thứ "bốn tốt, mười sáu chữ vàng", đang che giấu vụng về mưu đồ của TQ với VN và thực chất vai trò lệ thuộc của VN.

Nó là cơ sở chính tri - xã hội cho "chính sách đu dây". Đất diễn cho chính sách này ngày càng thu hẹp, không thể kéo dài mãi.

VN muốn giữ được độc lập và phát triển, phải có chí khí đương đầu, không sợ khó khăn, trước hết là những khó khăn kinh tế đời sống khi TQ tăng cường sức ép, vì không hài lòng với “bọn con hoang".

Khó khăn lớn, nhưng cũng chỉ là tạm thời, cũng là cơ hội để thoát khỏi thân phận bé mọn và phụ thuộc của kẻ "chuyên gia công".

VN không sợ chiến tranh. TQ có thể làm bậy ở Biển Đông, đe dọa và gây sức ép, nhưng không dám gây chiến lớn. Cái TQ muốn là sự sợ hãi. Chính TQ mới là kẻ sợ chiến tranh, sẽ phá nát giấc mộng Trung Hoa của họ. Nếu "viện" đến chiến tranh như một giải pháp, tôi tin rằng họ chọn Đài Loan hơn là VN vì tất cả các lý do.

Nếu VN đủ mạnh, chỉ cần ở mức cầm cự giữ biển đảo thì TQ không dám manh động. Nên nhớ rằng, một khi xâm lược VN và có dấu hiệu chiến tranh nóng, thì quan hệ V-T sễ đột ngột đảo chiều và các loại mặt nạ sẽ rơi xuống. Đó là điều TQ rất sợ. Vì nó sẽ phá nát chủ trương lớn của họ.

VN đừng ngộ nhận mình là cô gái đẹp, cao giá chọn chồng. Phải biết mình, biết ta, dám nắm thời cơ, không bị cái SỢ trói chân tay.

Quan hệ Mỹ-Nga là một yếu tố quan trọng, nếu được cải thiện, sẽ thuận lợi lớn để thúc đẩy quan hệ Việt- Mỹ.

Theo Bay lên Việt Nam/ Fb Ngọc Dương

https://www.facebook.com/duong.nguyenngoc.9022/posts/4472423922816212?__cft__[0]=AZW1Iub6__npqSzMoIxrXocmIR-o1gVUCAyCSSBHyr8pmL6vTkMLEcsFTNGe_sr-U-L5HM9p_Z8DTul18c2ebbnLDbBauzYh0SO-cu5jc-vPml9xSuTGDQsry9p2PB9FWtE&__tn__=%2CO%2CP-R


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.