6142. Đâu là hệ tư tưởng của Trung Quốc ?

 

Đâu là hệ tư tưởng của Trung Quốc?

PNTB

 

Từ lâu, tôi đã khẳng định, Trung Quốc (TQ) không phải là nước XHCN, theo học thuyết Marx – Lenin như họ nói. Gần đây tôi đã có bài viết: “Trung Quốc và Việt Nam có chung ‘ý thức hệ’ không?” để làm rõ ý này. (https://www.facebook.com/nguyen.ngocduong.3344/posts/2693539134201017?__cft__[0]=AZUt32w9fEFCleIm433muBl2ugIjQCZ3enAO1CUjpbjwQEuxd-buoq7JiU1toTg__bdFgXETp5ZDy-M7KbotANP8h8gV2fZ2xjo0pneScUcSsa6ibOgDXmEGBmtrKKaEa28&__tn__=%2CO%2CP-R.

Và rất may, hôm nay tình cờ được nghe toàn bộ bài nói chuyện của TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao). Bài nói chuyện tại trụ sở Bộ Công an cuối năm 2019. Tôi xin lược trích & gỡ băng Video ông Thái nói về “Chủ nghĩa Dân tộc của Trung Quốc” (Từ phút thứ 52’:20’’ đến phút thứ 58’:12”)

Qua đó mọi người có thể nhận diện TQ đang theo chủ nghĩa nào.

(Trần Viết Thái): Chủ nghĩa Dân tộc (dân tộc Hán) ở TQ tồn tại từ lâu, từ hàng nghìn năm nay rồi. Nhưng từ khi (bị) Thực dân Đế quốc (xâm lược), đặc biệt từ sau chiến tranh nha phiến, nó được lái đi theo một hướng, cũng không hẳn là cực đoan, nhưng rất khác biệt so với trước cuộc chiến tranh nha phiến ở TQ.

Khi Tôn Trung Sơn thành lập Trung Hoa Dân quốc, sau này đến Mao Trạch Đông lập ra Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa thì cả về lý luận cũng như thực tiễn, có thể nói là, TQ đã có một hệ thống “tư liệu tổng kết” khá đầy đủ về Chủ nghĩa Dân tộc ở TQ. Từ sau Đại hội 19 (của ĐCSTQ) mới đây, chủ nghĩa dân tộc đang biểu hiện ra rất mạnh.

Nó có 5 đặc điểm sau đây:

1. Chủ nghĩa Dân tộc ở Trung quốc chủ trương lấy người Hán làm trung tâm. Tự cho rằng người Hán là văn minh hơn và hình thành một tư tưởng đại Hán xuyên suốt. Tư tưởng này họ thống nhất như vậy, đi đâu họ cũng thế.

2. Về lãnh thổ: Họ luôn thực hiện chính sách mở rộng & bành trướng lãnh thổ. Đây là một đặc trưng xuyên suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm của TQ. Người TQ đề cao dùng mưu kế, họ coi rằng, thông minh, khôn ngoan là phải dùng mưu kế đạt được mục đích chính trị, mục đích lãnh thổ của họ. Đạt được mưu kế là bất chấp các nước nhỏ khác suy nghĩ thế nào. Từ thời Xuân thu chiến quốc, Tam quốc cho đến những năm loạn ở TQ đến nay. Đó là một quá trình liên tục đấu tranh, sáp nhập, chia tách, sáp nhập, bành trướng về lãnh thổ của TQ…

3. Về Văn hóa: họ đề cao Văn hóa Trung Hoa, lấy ngôn ngữ Hán làm cơ sở, trong khi lại coi các dân tộc khác là kém văn minh hơn, họ gọi là Man Di Mọi Rợ và tìm cách đồng hóa các dân tộc khác.

4. Về thế giới quan: Họ luôn coi TQ là Trung tâm. Ở TQ có một thuyết gọi là “Dĩ Hoa vi Trung”. Và các dân tộc khác ở xung quanh vì kém văn minh hơn nên phải phục tùng. Điểm này các đồng chí đọc lại Văn kiện ĐH 19 của ĐCSTQ vừa rồi thì thấy rất rõ. Tư tưởng trở lại vị trí trung tâm của vũ đài chính trị quốc tế của TQ là rất rõ. Đấy chính là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc đã được thể chế hóa, chính trị hóa vào trong văn kiện Đại hội.

5. Từ sau cuộc chiến tranh nha phiến và hơn 100 năm bị thực dân xâu xé thì TQ luôn tự nhận mình là nạn nhân của thực dân đế quốc. Họ giải thích các sự kiện, hiện tượng, họ đi xâm lấn ở biển Đông, ở các nước khác nhưng họ toàn đổ lỗi (cho đối phương)…Họ tự coi họ là “nạn nhân”… Tâm lý này bị lệch lạc rất nhiều so với trước cuộc chiến tranh nha phiến 1839. Và từ chỗ là “nạn nhân” đó, cộng với quá khứ “huy hoàng” đó, họ có tham vọng “phục hưng dân tộc” vô cùng mạnh mẽ. Nó thể hiện xuyên suốt trong văn kiện ĐH 19 cũng như trong ban lãnh đạo hiện nay ở TQ...” (Hết trích)

Theo TS Trần Việt Thái thì đó là những đặc trưng về Chủ nghĩa Dân tộc của TQ mà cho đến nay đã chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản của họ (!?).


Tuy nhiên, xin lỗi TS Trần Việt Thái, với sự hiểu biết của mình, tôi không gọi đó là “Chủ nghĩa Dân tộc”, mà tôi cho rằng phải gọi đích danh thứ chủ nghĩa này là “Chủ nghĩa Đế quốc Đại Hán”. Bởi vì, nếu là “Chủ nghĩa Dân tộc” thì chỉ dừng lại ở việc khuếch trương dân tộc mình lên, coi thường các dân tộc khác. Nhưng ở đây TQ còn luôn luôn lăm le xâm chiếm lãnh thổ và tìm cách đồng hóa các dân tộc xung quanh, thì đó là yếu tố đế quốc, phải gọi nó là “Đế quốc” và đó là “Đế quốc Đại Hán”. Tư tưởng này có vẻ giống với tư tưởng của Phát xít Hitler trước Thế chiến thứ II?

Tuy nhiên, dù là Chủ nghĩa Dân tộc hay Chủ nghĩa Đế quốc đại Hán thì cũng đều xa lạ với Chủ nghĩa Marx – Lenin.

Và có thể khẳng định, cái gọi là “ý thức hệ chủ nghĩa Marx – Lenin” của TQ chỉ là… “giả cầy”.

 

PNTB

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.