6061. “Ăn cướp toàn diện” ?


“Ăn cướp toàn diện” ?
PNTB



Mọi người đều biết, lâu nay trong quan hệ Việt Nam (VN) – Trung Quốc (TQ) có phương châm 16 chữ vàng do lãnh đạo TQ đưa ra để đánh dấu quan hệ Việt – Trung bước vào giai đoạn phát triển mới.

Nhưng sau đó, trên MXH đã xuất hiện một “dị bản” của phương châm này với nội dung: “Láng giềng khốn nạn/ Ăn cướp toàn diện/ Lấn chiếm lâu dài/ Thôn tính tương lai”. Lúc mới đọc được, nói thật là rất buồn, tôi cũng nghĩ như các bạn DLV là biết đâu đây là “luận điệu của bọn phản động”, làm “hỏng hết bánh kẹo” về quan hệ “tình anh em của hai đảng, hai nhà nước”.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế (do truyền thông chính thống và phi chính thống cho hay), thì thấy những câu trong “dị bản phương châm” có vẻ có lý.

Trong stt này tôi chỉ muốn nhắc đến một vài hành vi của TQ trong những cái “phương châm dị bản” đó.

Thứ nhất là ở Biển Đông, chuyện ‘lưỡi bò’, chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, chuyện dùng quân sự đánh chiếm biển đảo của VN (1974, 1988), chuyện quân sự hóa Biển Đông, chuyện xâm chiếm Bãi Tư Chính của VN gần đây, ‘vừa ăn cướp, vừa la làng’…mà BNG VN đã nhiều lần lên tiếng phản đối, thì mọi người đã biết, rõ như ban ngày.

Thứ hai, chuyện không muốn cho VN thống nhất đất nước; chuyện hồi chống Mỹ trước mặt thì “TQ giúp VN đánh Mỹ đến người cuối cùng”, sau lưng thì “giấu tay trong bị”, xúi Mỹ can thiệp sâu vào Nam Việt Nam, để Nam – Bắc đánh nhau, TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, cho VN suy yếu để dễ bề sai bảo và dễ bề xâm lăng thì cũng đã có nhiều người chỉ ra. Khi lãnh đạo VN phát hiện ra cuộc “đi đêm” của Bắc Kinh với ông TT Nixon năm 1972, thì ông Hoàng Tùng (trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lúc đó) có bài xã luận nổi tiếng trên báo Nhân dân, mà tôi chỉ nhớ câu “…ném cái phao cho kẻ chết chìm”... Sau này lãnh đạo VN không nghe theo thì Đặng Tiểu Bình “cho bài học” bằng vũ lực tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết hại thanh niên hai nước Việt, Trung tàn phá thị xã, làng mạc và giết hại dân lành VN…

Tóm lại nhà cầm quyền TQ chỉ nhằm khuất phục dân tộc VN, biến VN thành thuộc địa của đế quốc Trung Hoa thời hiện đại.

Trong làm ăn kinh tế, TQ đã ngọt nhạt đầu tư hàng nghìn dự án từ Trung ương đến địa phương, tạo cho VN trở thành con nợ, thành con tin để mặc cả chủ quyền của VN, nhưng hầu hết các dự án do TQ đầu tư đều không có hiệu quả và để lại quá nhiều di hại cho đất nước về tham nhũng, về lãng phí tài nguyên, khoáng sản, về ô nhiễm môi trường, về nợ công và rối loạn xã hội…

Đặc biệt mấy ngày vừa qua, lại biết thêm việc TQ ăn cướp cả di sản văn hóa phi vật thể của VN như cái Đàn bầu và cái Áo dài phụ nữ. Đây là vấn đề mới, vì vậy tôi xin đăng lại 2 “sự kiện” này:

Hôm 18/11, trang Nguyễn Xuân Diện có Stt “TQ lập hồ sơ Đàn bầu của VN để đề nghị UNESCO công nhận là “giá trị văn hóa của TQ” (!). Stt viết:

“Sáng nay, GS.TS Nguyễn Thụy Loan đến chơi để tìm tài liệu Hán Nôm viết về Nam Cầm và Độc huyền cầm (đàn Bầu).

“Sách cổ chép: Nam Cầm là do Luân Quận công Dục chế ra. Còn Độc Huyền cầm, tục gọi là Đàn Bầu, theo Hoàng Yến Cầm Khảo thì đàn này do người Bắc kỳ, Nam kỳ chế ra. Năm Thành Thái thứ 8 (1896) có người mù (hát xẩm) cắp theo đàn này đi vào thành Thuận Hóa; Độc huyền cầm ở đất Thần Kinh mới bắt đầu có từ đấy.

“Mấy năm nay, Trung Quốc lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận Độc huyền cầm (Đàn Bầu) là di sản văn hóa của họ. Khi hồ sơ đã lập xong thì Bộ Văn hóa và các Viện về âm nhạc và văn hóa của VN mới biết. Bây giờ mới giãy lên như đỉa phải vôi, và sắp tổ chức hội thảo về Đàn Bầu”.

Và ngày 21/11, trang Fb Lê Thiếu Nhơn có stt “TRUNG QUỐC MUỐN CƯỚP LUÔN CHIẾC ÁO DÀI CỦA VIỆT NAM? Nội dung:



“Thời gian gần đây, nhiều nhà tạo mẫu nổi tiếng của TQ đã tung ra các bộ sưu tập áo dài tại những tuần lễ thời trang quan trọng. Chiếc áo dài Việt Nam bỗng dưng được giới thiệu là thành quả sáng tạo của giới thiết kế Trung Quốc (!)

“Tờ China Daily cũng liên tục công bố những “giá trị văn hóa” này, với mục đích khẳng định chiếc áo dài thuộc về người TQ. Đây là một dạng “đường lưỡi bò” tinh vi hơn chăng?

“Chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ năm 1934, do họa sĩ Nguyễn Cát Tường thiết kế. Thế nhưng, nếu chúng ta không cẩn thận, thì TQ vẫn thừa khả năng (cả về tài lực, nhân lực, vật lực lẫn... quyền lực) để tạo dựng những chứng cứ lịch sử khác, mà tước đoạt bản quyền chiếc áo dài của Việt Nam.

“Làm sao để bảo vệ chiếc áo dài Việt Nam? Tôi đã trò chuyện với hai nhân vật thời trang hàng đầu Việt Nam là nhà tạo mẫu Minh Hạnh và nhà tạo mẫu Sĩ Hoàng, cả hai đều khẩn thiết mong Chính phủ và Quốc hội nhanh chóng hoàn tất các điều kiện cần thiết để công nhận chiếc áo dài là Quốc Phục của Việt Nam.

“Thực địa hay quần đảo bị chiếm hữu có thể giành lại, còn văn hóa bị lấy đi thì sẽ mất mãi mãi!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.