6021. CON BẠC CHƯA THÔI CƠN KHÁT?


CON BẠC CHƯA THÔI CƠN KHÁT?


PNTB: Đọc bài này mà đau quá. Cảm giác như đang chứng kiến một con bạc chưa thôi cơn khát?

13,1km, 11 năm chưa hoàn thành, 3 nhiệm kỳ Bộ trưởng: Giờ tăng thêm 100 triệu USD và tiếp tục lỡ hẹn, ai sẽ vào lò??

Khởi công 11/2011 dự kiến hoàn thành 2013, do nhà thầu TQ làm, tổng chiều dài là 13,05 Km; Vốn đầu tư hiện gần 900 triệu USD, sau đó tăng gấp đôi; các đoàn tàu và trang thiết bị được nhập từ Trung quốc với công nghệ cũ kỹ những năm 1980; Tốc độ tối đa 35Km/giờ, và cần đến gần 700 người để vận hành; Làm 16 năm chưa xong với 10 lần trì hoãn; Hiện nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, có dấu hiệu xuống cấp nặng nề. Vậy mà vẫn phải trả tiền lãi cho chủ nợ Trung quốc 7 tỷ đồng/ngày, chưa tính nợ gốc.


900 triệu đô cho 13km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Thật ra, đây cũng là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km), nhưng đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ. Còn ĐSTC trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu, xé không gian thủ đô. Người ta nói tàu Cát Linh – Hà Đông “êm hơn tàu Thống Nhất !”. Quả thật là khéo hoài cổ, giữa thời 4.0, lại đi so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ có từ thời Pháp thuộc…

Vậy mà, để đưa dự án này vào vận hành, trước đó Bộ GTVT tăng vốn từ 8.770 tỉ đồng lên 18.001,6 tỉ đồng. Điều đáng nói là, Bộ GTVT tự ý điều chỉnh vốn mà không thông qua Quốc hội và báo cáo Thủ tướng. Những tưởng người đứng đầu bộ này sẽ chịu trách nhiệm nhưng không, vụ việc đến nay gần như bị chìm xuồng.

Rồi mới đây, người dân lại h.o.a.n.g  m.a.n.g khi hay tin Hà Nội sẽ vay lại 98,35 triệu USD phần vốn vay nước ngoài để giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Theo Hà Nội, việc vay lại dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông không làm vượt hạn mức vay nợ của TP.
Chính quyền Hà Nội còn trần tình, sẽ dùng khoản tiền vay này để giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài đối với khâu vận hành dự án, bao gồm cả trả lãi vay. Vì sao Hà Nội không nhắc đến quốc gia định vay vốn? Đây là một bí mật quốc gia chăng? Mặc dù Báo chí không nói cụ thể là nước nào, nhưng ai cũng biết đó là TQ. Bởi hiện nay các nước trên thế giới, hầu như không còn tha thiết cho VN vay vốn mà thay vào đó là thúc giục VN trả nợ thì nhiều. Chỉ có người bạn vàng TQ mà thôi, mục đích cho vay cũng chẳng tốt lành gì, đó là muốn VN rơi vào bẫy nợ một vành đai – Một con đường không lối thoát.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu số tiền gần 100 triệu USD vay này có thật sự đầu tư cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông? Nếu không được thì ai sẽ chịu trách nhiệm với khoản vay này? Thông thường đối với 1 dự án cơ sở hạ tầng, phần vốn đầu tư cho mỗi hạng mục dự án, cho dù có phát sinh, đều đã được duyệt và sẵn sàng để giải ngân ngay trước khi hạng mục đó được khởi công. Vì vậy, sự giải thích cho mục đích vay 100 triệu USD của chính quyền Hà Nội là không thuyết phục. Phải chăng đây là cơ hội để các quan chức liên quan hốt cú chót trước khi cho đắp chiếu dự án này?
Với tình trạng tồi tệ hiện nay, có lẽ sẽ chẳng có nhiều người dám bước chân lên các đoàn tàu này vì không biết lúc nào sẽ “đi gặp ông bà tổ tiên” với vấn đề an toàn của đoàn tàu. Do vậy, liệu rằng doanh thu từ tiền bán vé có đủ để chi trả cho một đội ngũ khổng lồ 700 nhân viên vận hành và bảo trì dự án hay không, chứ chưa nói đến là tiền trả nợ gốc và tiền lãi…Viễn cảnh có dự án ăn hại này sẽ trở thành một “di tích lịch sử” hiện diện khá rõ ràng rồi, một cục nợ khổng lồ!

Còn nhớ Bộ trưởng Bộ GTVT tuyên bố chỉ còn 1 phần trăm là chạy, mà nay lại tăng thêm gấp gần chục lần. Đúng là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có thể được xem là một thảm họa đối với người dân Hà Nội nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung. Giờ vay thêm tiền, khiến người ta nghi ngại đây là cú “nạo vét” cuối cùng của các quan. Còn nếu đây không phải là hốt cú chót, thì ai sẽ đảm bảo dự án này không tiếp tục đội vốn, lỡ hẹn? Nếu đội vốn, lỡ hẹn ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Thiết nghĩ vấn đề này nên làm cho ra nhẽ, bởi tiền thuế của dân không phải vỏ hến muốn làm gì thì làm.
Nguồn: Ở đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.