5993. Còn độc quyền EVN còn "hoan lạc" trên lưng khách hàng!


CÒN ĐỘC QUYỀN EVN CÒN "HOAN LẠC" TRÊN LƯNG KHÁCH HÀNG!
Nguyễn Đình Ấm (VNTB 24/4/2019)

Từ sau ngày 26/3/2019 EVN tăng giá điện lên 8,36 % theo lũy tiến nhiều khách hàng “kêu trời’ vì tổng số tiền hóa đơn tăng từ 40-60,70-100% tùy số kw sử dụng.
Giải thích về việc giá điện không ngừng tăng ngành điện cũng như một số lãnh đạo giải thích: “EVN phải tăng vì giá cả đầu vào tăng và...giá điện ở ta thấp hơn thế giới..”.
Lý giải này chỉ đúng một phần nhỏ, còn lại chủ yếu là từ nguyên nhân do sự độc quyền của EVN. Riêng việc so với giá quốc tế sai hoàn toàn, vô căn cứ.
Giá điện cũng như sản phẩm tăng do:

- Giá “đầu vào” tăng. Với EVN cũng có phần tăng chi phí do giá than, dầu, khí tăng vì nhiệt điện chiếm 40% sản lượng.
- Lạm phát: Cũng có phần tăng giá điện vì những năm gần đây lạm phát thường ở mức 3-4 % ảnh hưởng không đáng kể đến giá điện.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc tăng giá điện tăng một cách “tàn bạo” khiến hầu hết giá cả các loại hàng hóa khác tăng cao là ở nguyên nhân khác, đó là sự độc quyền của EVN.
Mặc dù trong lực lượng sản xuất điện đã có một số công đoạn thành phần nhỏ mang tính chất thị trường nhưng về cơ bản EVN vẫn độc quyền.Ở bất cứ một mặt hàng thiết yếu nào không có cạnh tranh thì việc người bán “làm mưa, làm gió” với khách hàng là chuyện tất yếu. Với EVN, tuy độc quyền nhưng nhà nước tham gia điều hành giá cả thì theo tôi, đó lại càng là một “lợi thế” của EVN. Bởi vì EVN vẫn thả sức chi tiêu, lãng phí dù lỗ đến đâu thì đã có nhà nước chịu vì “ông khống chế giá sản phẩm của tôi”?.Những người quản lý EVN biết chắc DN không thể, không bao giờ bị phá sản và những thất thoát, lãng phí không phải của họ.Đó là đặc điểm của một DN độc quyền, bao cấp, “pha” thị trường, nhà nước không thể kiểm soát được hoạt động hạch toán của EVN dẫn đến việc chi tiêu, sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
Tôi đã làm báo ở ngành hàng không VN qua thời kỳ độc quyền bao cấp đến thời thị trường cạnh tranh thì thấy quá rõ: Khi một DN độc quyền thì không có sức ép nào bắt nó phải sử dụng nguồn lực hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí.
Từ nhưng năm 1990 đến những năm 2005 ngành HKVN độc quyền, họ tha hồ chi tiêu, sử dụng nguồn lực theo ý chủ quan: Mua máy bay không quan tâm hiệu quả.Cụ thể mua 2 máy bay Fokker 70, máy bay King AirB200 bị gọi là “những con nghiện” vì chi phí khai thác quá cao, hiệu quả hoạt động thấp.Động một tý là hội nghị này, nọ ở những danh alm thắng cảnh, “ngựa xe như nước” ăn chơi linh đình.Đặc biệt, đội ngũ nhân viên tăng khủng khiếp, có thời kỳ ở văn phòng DN có đến hơn 300 người, việc làm quá ít đến nối nhiệm vụ hàng ngày của những nhân viên chỉ là đưa sấp báo từ thường trực đến một số phòng ban.Ở ngành quản lý bay còn khủn khiếp hơn, đến mức “ba người tranh nhau rửa một bộ ấm chén”, bộ phận 5 người thì 4 là cán bộ...
Đó chỉ là lãng phí dễ nhận thấy còn về sử dụng vật tư, nhiên liệu, văn phòng phẩm, máy móc, trang thiết bị...thì tất nhiên không cần phải tiết kiệm. Chỉ riêng một số cán bộ liên quan mua sắm văn phòng phẩm đã giàu rồi.Đặc biệt, chi phí lương, phụ cấp rất cao.Mặc dù danh nghĩa việc này có các cơ quan như bộ tài chính, bộ LĐTBXH “điều tiết” nhưng để những cơ quan này chuẩn y theo ý DN thì quá dễ.Họ có đủ cách để DN được hưởng lợi.Ví dụ năm nào có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch ảnh hưởng đến chế độ lương lại có những đoàn cán bộ cơ quan quản lý cấp trên đi “thị sát” các cơ quan trên cả nước có cán bộ đi cùng “nâng khăn, sửa túi” với bọc tiền đầy rồi được hạ chỉ tiêu kế hoạch SXKD...Thời đó các DN xếp lương cán bộ rất cao, một chuyên viên mới có mức lương khoảng 9 triệu đ/tháng một trưởng phòng mức lương 27-30 triệu đ/tháng, tổng, phó tổng giám đốc70-80 triệu/tháng, thành viên HĐQT 50-60 triệu đ/tháng.Tiền thưởng cuối năm cũng theo hệ số ấy...
Thế nhưng, từ khi ngành HK có thêm các hãng HK tư nhân ra đời nhất là Vietjet chiếm thị phần khách rất nhanh thì các hãng HK quốc doanh cụ thể là Vietnam Airlines đã thay đổi vượt bậc về quản lý theo hướng hiệu quả, tiết kiệm.Về nhân sự dù vẫn phải có các suất “ngoại giao” nhưng cơ bản được tuyển chọn theo nhu cầu công việc.Việc mua, bán phương tiện, vật tư được tính toán kỹ.Trước đây hợp đồng thuê 10 máy bay A 320 với điều khoản “hớ hênh” thiệt hại hàng trăm triệu USD, khi hết thời hạn thuê trả lại đối tác lại thiệt hàng trăm triệu USD nữa, nay việc thuê, mua máy bay, vật tư chặt chẽ. Ngay đội an ninh bảo vệ cơ quan, lái xe đưa, đón nhân viên trước kia lấy người trong biên chế phải chi lương, bảo hiểm, phúc lợi...nay DN thuê bảo vệ, đội xe bên ngoài vừa có nhân viên chuyên nghiệp lại giảm chi phí...
Đối với EVN thì đến nay vẫn không hề có yếu tố gì để họ phải tiết kiệm. Mặc dù từ 2010 đến nay tổn thất điện của EVN giảm từ 10% xuống còn 7,57% nhưng vẫn là quá cao.Có dư luận nhân viên quản lý điện thông đồng bán “chui” giá bèo cho khách hàng khá phổ biến. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên của EVN tăng nhanh, năm 2001 có 71.402 nhân viên thì năm 2013 đa lên 194.209 nhân viên.Liệu tình trạng này có xẩy ra “ba người tranh nhau rửa một bộ ấm chén”? Đã thế, lươg cán bộ, nhân viên EVN rất cao so với các ngành tương đồng khác. Năm 2011 lương nhân viên EVN trung bình đã 7,3 triệu đ/người, tháng.Lương cán bộ cũng càng cao và đặc biệt năm 2010 EVN nợ 200.000 tỷ đ nhưng phần lớn cán bộ EVN lương cao, kinh tế khá giả, giàu có.Một đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước là DN càng thua lỗ, nợ càng nhiều thì cán bọ càng giàu.
Có một ví dụ EVN không cần tiệt kiệm, hiện đại hóa:Năm 1996 công ty bay dịch vụ HK VASCO đã nghiên cứu ở Úc, Pháp...giới thiệu việc sử dụng máy bay trực thăng kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây 500KV rất hiệu quả.EVN đã đồng ý thực hiện thử, kết quả tốt,. EVN và VASCO dùng trực thăng AS 355F2 lắp platform (bệ bên thân máy bay để nhân viên ngồi thao tác công việc) kiểm tra đường dây từ TP Hồ Chí Minh đến trạm biến áp Pleicu, kiểm tra sửa chữa dây chống sét cáp quang OPGW, kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa đường dây 500KV từ Pleicu-Hà Tĩnh. Kết quả tiết kiệm rất nhiều nhân lực, đặc biệt, thời gian cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa chỉ bằng 1/10 dùng sức người leo trèo, cắt điện để sửa chữa. Nếu dùng dụng cụ bảo hộ và dùng máy phun áp lực cọ rửa thì việc bảo dưỡng không phải cắt điện...Theo giám đốc VASCO Bùi Ngọc Hoằng, chỉ “sơ sơ” cuộc thí nghiệm ấy EVN đã lãi khoảng 2 tỷ đ.Nếu dùng trực thăng kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ đường dây 500 KV 1500km thì EVN tiết kiệm rất nhiều nhân lực, giảm thời gian cắt điên, sửa chữa, bảo dưỡng hiểu quả kinh tế rất cao.
Thế nhưng không hiểu sao EVN không thực hiện việc hiện đại hóa công việc này như nhiều nước trên thế giới làm. Sau này gặp lại một cán bộ EVN trong chỗ riêng, tư tôi mới biết, sở dĩ lãnh đạo EVN không “mặn mà” với việc dùng trực thăng kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cung ứng vật tư cho đường dây 500KV có lẽ vì “vướng hàng nghìn công nhân đã tuyển dụng”.
Ngoài ra, việc EVN đầu tư 600 tỷ đ vào biệt thự, bể bơi, ten nit tính vào giá thành, đầu tư 121.000 tỷ vào ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán lỗ 2.195 tỷ, lỗ dầu tư EVN Telecom 3000 tỷ...cũng góp phần góp vào suy yếu tiềm lực và những khoản nợ 200.000 tỷ...Thế nhưng lỗ lớn đến đâu thì EVN cũng cứ sài sang đã vì đã có nhà nước(dân) chịu vì nhà nước duyệt giá điện.Như vậy, tất cả việc chi tiêu hoang phí, đầu tư không hiệu quả, thất thoát sản phẩm, hưởng thụ cao...tất cả đổ vào giá thành để khách hàng chịu.
Còn độc quyền thì EVN cảng “hoan lạc” trên lưng khách hàng!
NĐA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.