5986. "Đệ ngũ quyền"
“Quyền lực thứ năm – Đệ ngũ quyền”
![]() |
Bảng Điểm giả - Điểm thật trong một vụ thi cử THPT tai tiếng năm 2018 tại Hà Giang và một số tỉnh phía Bắc. |
(PNTB):Tình cờ vào trang Fb. của Đặng
Nguyên Triết, một thầy giáo dậy THPT ở Ninh Thuận. Thấy cái Statut này của thầy
giáo Minh Triết, mình cóp về đây để mọi người đọc và nên dùng facebook của mình
như một “Đệ ngũ quyền”, chứ không nên chỉ dùng nó như một trò chơi vô bổ, giết
thì giờ.
ĐẶNG NGUYÊN TRIẾT: QUYỀN LỰC
THỨ NĂM
Trường mình mới thi thử
xong, em nào em nấy xuống tinh thần thấy rõ.
Mình đăng tấm ảnh điểm giả, điểm thật của các em thí sinh các tỉnh phía Bắc năm
qua, để các em có thêm hy vọng vậy.
Các em xem, người ta thi thiệt
tổng 3 môn có 7,95 điểm mà cũng thành 28 điểm được. Các em thi thử 3 môn được
tới 10 điểm mà còn lo gì ha?
Một anh luật sư tỏ ra bi
quan: "Một xã hội lưu manh ngay trong lĩnh vực giáo dục, vậy còn gì để tử
tế và tốt đẹp nữa?"
Cho nên, phương Tây mới
gọi Đệ tứ quyền, hay quyền lực thứ tư để chỉ Truyền thông đại chúng như báo chí
và truyền thanh (bên cạnh tam quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp).
Chính nhờ báo chí, nhờ dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ trước cái xấu, cái ác,
để giúp nhà nước hoàn thiện hơn, văn minh hơn, thực sự là một nhà nước dân chủ,
pháp quyền, chứ không phải chỉ là những ngôn từ hoa mỹ trên giấy.
Và giờ còn có cả "Đệ
ngũ quyền- quyền lực thứ năm, được cho là những phương tiện truyền thông mới
qua Internet như blog, mạng xã hội như Facebook, Twitter và Youtube. Lợi điểm
của nó, thứ nhất, là không bị giới hạn về không gian (tính toàn cầu, có thể đọc
được ở mọi nơi) và thời gian (cả bài vở rất cũ cũng dễ tìm ra để đọc). Thứ hai,
một cá nhân nào đó cũng có thể tham gia, lập một trang mạng hoặc blog, hoặc
trang Facebook, tài khoản Twitter.
Chức năng chính của đệ ngũ quyền, trước hết, là kiểm soát và bổ sung cho đệ tứ
quyền. Nó lên tiếng ở những nơi đệ tứ quyền im lặng. Nó cải chính những sai sót
mà đệ tứ quyền vấp phải."
(Theo Fb Đặng Nguyên Triết)
Nhận xét