5814. Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo tương lai u ám hay tươi đẹp cho xã hội?
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo tương lai u ám hay tươi đẹp cho xã hội?
Nguồn: AI - Thời đại AI)
![]() |
Xe tải Uber OTTO chạy trên đường. Ảnh Theverge |
Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải thứ gì xa vời mà thực sự rất gần với
cuộc sống hiện tại. Vấn đề là nó sẽ tạo tương lai thế nào đối với con người,
công việc, hay cả quốc gia.
Những chiếc xe tải hoàn toàn không người
lái đã vận hành trơn tru tại các mỏ khoáng sản ở Tây Úc vài năm nay. Còn tại
Mỹ, Uber đã thử nghiệm xe tải OTTO giao hàng xuyên tiểu bang mà cabin không có
người nào. Chức năng lái tự động (autopilot) đã được triển khai đại trà trên
nhiều mẫu xe hơi, từ tất cả các nhà sản xuất xe lớn.
Làm việc không mệt mỏi, tỉ lệ tai nạn cực thấp, cùng với nhiều ưu điểm
khác, trong 20 năm tới, dự báo sẽ có 50% xe sản xuất mới là hoàn toàn không cần
người lái. Các chuyên gia AI tin rằng xe robot sẽ càng lúc càng tối ưu và phổ
biến đến một lúc mà con người sẽ bị cấm điều khiển xe. Đơn giản bởi vì 90% các
vụ tai nạn hiện nay là do lỗi tài xế.
Không dừng ở các việc cần ít chất xám, IBM, cùng với hàng trăm công ty khác trên thế giới, đang nghiên cứu ứng dụng AI để phân tích và chẩn đoán bệnh. Với khả năng đọc và đối chiếu hàng triệu hồ sơ, xác suất máy tính xác định đúng bệnh là vô cùng cao. Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại, chụp hình và điền vào các thông tin gửi lên một hệ thống AI và gần như tức thì, kết quả chẩn bệnh và cách điều trị sẽ được trả về.
Không dừng ở các việc cần ít chất xám, IBM, cùng với hàng trăm công ty khác trên thế giới, đang nghiên cứu ứng dụng AI để phân tích và chẩn đoán bệnh. Với khả năng đọc và đối chiếu hàng triệu hồ sơ, xác suất máy tính xác định đúng bệnh là vô cùng cao. Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại, chụp hình và điền vào các thông tin gửi lên một hệ thống AI và gần như tức thì, kết quả chẩn bệnh và cách điều trị sẽ được trả về.
Các phần mềm về luật như Ailira khi được thử nghiệm,
có thể giúp một người không có căn bản gì về luật, vượt qua kỳ thi về luật thuế
của trường Đại học Adelaide (Úc). Với sự trợ giúp của AI, người dân trong tương
lai có thể tự mình giải đáp và xử lý các rắc rối về pháp lý, khi mọi điều luật
liên quan và giải pháp đã được máy tính nghiên cứu và đưa ra hướng xử lý tối
ưu.
![]() |
Bên cạnh ứng dụng cài trên smartphone, Ailira còn cung cấp bản Web giúp chat trực tiếp với robot để được tư vấn luật. Ảnh chụp màn hình |
Đây là ba ví dụ tiêu biểu về việc trí tuệ
nhân tạo đang và sẽ chuyển hóa sâu sắc xã hội. Những điều kiện cần và đủ đã sẵn
sàng để trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi và phát triển với tốc độ chóng
mặt. Đầu tiên, hạ tầng mạng Internet đã phát triển đầy đủ đến mọi ngóc ngách
đời sống. Mức độ số hóa đã chín muồi để tìm thấy hầu như tất cả mọi thứ lên
mạng.
Thứ hai là sự lên ngôi của các công ty công
nghệ. Google, Microsoft hay Apple là những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất
thế giới. Càng lớn mạnh, các công ty này càng đổ tiền đầu tư vào lĩnh vực AI,
giúp nó càng lúc càng thông minh, ưu việt. Ngoài ra, với đặc tính tự học, machine
learning (máy học), AI có thể tích lũy dần và tự cải thiện khả năng của mình
đến mức vô tận, điều mà một con người, với tuổi thọ giới hạn của mình, không
thể bì kịp.
Trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước
đây, tự động hóa đã khiến nhiều việc tay chân bị thay thế bởi máy móc (và
chuyển sang các nước đang phát triển). Nay kết hợp với các tiến bộ mới như trí
tuệ nhân tạo, tổng quan được gọi là Cách mạng công nghệ 4.0, thì có thể thấy xu
thế rõ ràng rằng dù là việc chân tay hay trí óc, rất nhiều nghề nghiệp sẽ bị
thay thế dần bởi công nghệ mới. Các chuyên gia nhận định 60% các bạn trẻ đang
học những nghề mà trong 20 năm tới sẽ không còn tồn tại. Viễn cảnh thất nghiệp
hàng loạt là không thể tránh khỏi.
Để trả lời cho vấn đề hóc búa này, nhiều
nhà công nghệ tiên phong như Elon Musk và Mark Zuckerberg đều đồng tình với
giải pháp đó là Lương căn bản đại chúng (Universal Basic Income). Mọi người dân
đều được hưởng một mức lương căn bản đủ sống. Canada và Phần Lan là hai nước đã
bắt đầu cho thử nghiệm chính sách này.
Từ tháng 1 năm 2017, 2.000 người dân Phần
Lan thất nghiệp đã được chọn ngẫu nhiên để lãnh 560 Euro một tháng. Ở một khía
cạnh nào đó, các nước phát triển thực ra đã có các hình thức an sinh xã hội
tương tự từ lâu. Các loại trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, y tế, trẻ em,
người già từ ngân sách nhà nước đã là một điều rất bình thường.
Theo hướng đó, các chuyên gia ở các nước phát
triển nhìn AI như là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. Người dân hay học
sinh được hỗ trợ tối đa để nắm bắt công nghệ mới, người lao động được tái đào
tạo để làm những công việc mới. Chính sách nhập cư cũng thu hút nhân tài các
nước khác. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là “đón sóng, làm chủ công nghệ”. Còn
những thành phần khác, nếu không theo kịp cũng có thu nhập căn bản để theo đuổi
những đam mê cá nhân hay làm thiện nguyện.
Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp
trước đây ở châu Âu, hệ lụy tương tự cũng xảy ra như tỉ lệ thất nghiệp, tội
phạm gia tăng, nhiều máy móc bị đập phá để phản đối. Một giải pháp lúc đó dù cơ
học nhưng không tồi là di dân đến các châu lục mới như châu Úc, châu Mỹ hay
châu Phi. Tội phạm hay dân nghèo da trắng là những người đi tiên phong viết nên
lịch sử các quốc gia như Úc và đa số nước ở Bắc Mỹ lẫn Nam Mỹ.
Lịch sử có thể lập lại ở đây, vì với viễn
cảnh công ty SpaceX của Elon Musk đang xây dựng các con tàu vũ trụ để đưa người
định cư trên sao Hỏa, di cư liên hành tinh cũng không còn là một ý tưởng điên
rồ. Theo tầm nhìn của Elon, vì hiện tại không có người ở sao Hỏa, mà muốn xây
dựng một thuộc địa mới thì có rất nhiều việc phải làm, do đó ai di dân đến đây
sẽ có rất nhiều cơ hội, không bao giờ lo thất nghiệp.
![]() |
Một tên lửa của SpaceX. Ảnh: SpaceX |
Quay lại Trái Đất, cuộc cách mạng AI có thể dẫn đến
việc chia các nước ra thành 2 nhóm giàu nghèo rõ rệt hơn. Nhóm các nước “chiếu
trên” làm chủ công nghệ, có tiền bạc dư dả để bao cấp mọi công dân (như các
nước Ả Rập đang làm; nhắc đến các mô hình này vì Dữ liệu/thông tin trong thời
đại kỹ thuật số được ví như dầu mỏ, ai biết khai thác nó sẽ trở nên giàu có).
Nhóm các nước khác không nắm bắt được cơ hội sẽ tụt hậu và mắc kẹt với một nền
kinh tế kèo kiệt, người giỏi sẽ bỏ nước ra đi, dân nghèo phải tự lo kiếm sống
qua ngày.
Trong hoàn cảnh Việt Nam, đây chính là thách thức và
cơ hội lớn mà chúng ta phải nắm bắt và đuổi kịp. Hoặc chuyển mình mạnh mẽ, đuổi
kịp các nước “chiếu trên” để có một nền kinh tế sung túc với các chế độ an sinh
hào phóng đủ để lo cho các công dân kém may mắn. Hoặc sẽ mắc kẹt trong nghèo
nàn và thoái hóa.
Đây cũng là cơ hội có một không hai bởi trí tuệ nhân
tạo, dựa trên bản chất là phần mềm và cơ sở dữ liệu, có thể được nghiên cứu và
phát triển ở bất cứ đâu. Với tố chất của mình, với sự tham gia của người Việt ở
nhiều dự án nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, hy vọng rằng truyền thuyết Thánh
gióng hay Cá chép hóa Rồng sẽ trở thành sự thật với dân tộc Việt.
Theo Nguyễn Sinh Chương (chuyên gia công nghệ, mạng
NBN – Sydney – Úc)
Nhận xét