5585. Vì sao 2 luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử?
Vì sao 2 luật sư của
ông Trịnh Xuân Thanh rút lui trước phiên xử?
![]() |
Phòng xử dự kiến diễn ra phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh hôm 8/1 |
Một trong hai luật sư
rút khỏi vai trò bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa hôm 8/1 nói
với BBC rằng bà "rất cân nhắc, nhưng một vụ lớn như thế mà luật sư không
có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ."
Ông Thanh, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị, tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản," đối mặt với bản án tử hình.
Ông Thanh, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị, tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản," đối mặt với bản án tử hình.
"Tôi rất cân nhắc
trước khi rút ra khỏi vụ này, nhưng thời gian nghiên cứu không đủ nên khó có
thể giúp bảo vệ tốt nhất cho thân chủ được."Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang
Tin cho hay
ban đầu, ông Trịnh Xuân Thanh mời chín luật sư bào chữa, tuy nhiên đến chiều 5/1, hai luật sư thuộc Công ty luật Viên
An thông báo đến tòa Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho ông Thanh trong vụ án này.
Hôm 7/1, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang,
giám đốc Công ty Luật Viên An, nói: "Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án
có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy
ngày sau đó khi chuyển sang tòa."
"Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ
tết Dương lịch."
"Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ
sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh."
'Khó
khăn'
"Tôi và một luật sư khác của Công ty Luật Viên An được gia đình ông
Thanh mời bào chữa vì tin tưởng chứ không phải do chỉ định."
"Lúc đầu, tôi nhận lời vì nghĩ mình có đủ thời gian, trình độ để
giúp ông Thanh và phiên xử không diễn ra nhanh đến thế."
"Tôi rất cân nhắc trước khi rút ra khỏi vụ này, nhưng thời gian
nghiên cứu không đủ nên khó có thể giúp bảo vệ tốt nhất cho thân chủ
được."
"Tôi nghĩ các luật sư của ông Đinh La Thăng cũng gặp khó khăn
này."
Tôi và một luật sư khác của Công ty Luật Viên An được gia
đình ông Thanh mời bào chữa vì tin tưởng chứ không phải do chỉ định. Lúc đầu,
tôi nhận lời vì nghĩ mình có đủ thời gian, trình độ để giúp ông Thanh và phiên
xử không diễn ra nhanh đến thếLS Nguyễn Thị Huyền Trang
Đề cập về việc các luật sư xin hoãn phiên tòa hôm 8/1 mà không được, bà Huyền Trang nói với BBC: "Đề nghị là quyền của luật sư, nhưng người ta còn xét những điều kiện khác nữa và đó là thẩm quyền của tòa án về việc hoãn phiên tòa hay không."
Bà Huyền Trang từ chối trả lời chi tiết với BBC Tiếng Việt việc bà nói chỉ được gặp ông Thanh "trong 15 phút tại Trại giam B14 hôm 5/1."
Đề cập về việc các luật sư xin hoãn phiên tòa hôm 8/1 mà không được, bà Huyền Trang nói với BBC: "Đề nghị là quyền của luật sư, nhưng người ta còn xét những điều kiện khác nữa và đó là thẩm quyền của tòa án về việc hoãn phiên tòa hay không."
Bà Huyền Trang từ chối trả lời chi tiết với BBC Tiếng Việt việc bà nói chỉ được gặp ông Thanh "trong 15 phút tại Trại giam B14 hôm 5/1."
Ngày 5/1, gia đình ông
Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành Án Dân sự Hà Nội tự nguyện nộp 2 tỷ đồng
"khắc phục hậu quả".
Truyền thông Việt Nam cho hay, phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dự kiến diễn ra ngày 8/1 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội với hình thức mới: luật sư được bố trí chỗ ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát. Các bị cáo có chỗ ngồi riêng, bên dưới luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát. Phòng xử không còn vành móng ngựa, khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục khai báo hoặc bàn.
Trong một diễn biến khác, Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.
Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao "trong ngày thứ Sáu để nói chuyện".
Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.
Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh.
Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu 5/1/2018 về vụ việc xảy ra với bà Petra Schlagenhauf:
"Chúng tôi đã ngay lập tức liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó. Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này."
Truyền thông Việt Nam cho hay, phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dự kiến diễn ra ngày 8/1 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội với hình thức mới: luật sư được bố trí chỗ ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát. Các bị cáo có chỗ ngồi riêng, bên dưới luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát. Phòng xử không còn vành móng ngựa, khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục khai báo hoặc bàn.
Trong một diễn biến khác, Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.
Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao "trong ngày thứ Sáu để nói chuyện".
Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.
Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh.
Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu 5/1/2018 về vụ việc xảy ra với bà Petra Schlagenhauf:
"Chúng tôi đã ngay lập tức liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó. Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này."
Nhận xét