5578. Loạt bài về chuyện CHÂN DUNG NGUYỄN HUỆ.
LS Trịnh Vĩnh Phúc: ĐÃ CÓ THỂ KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN GÂY TRANH CÃI
MỘT PHÁT HIỆN BẤT NGỜ VÀ
LÝ THÚ, CÓ KHẢ NĂNG LÀM KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN “BỨC CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG”
ĐANG GÂY TRANH CÃI
(Đề nghị quý bạn nhiệt
tình chia sẻ, góp phần giảm sốc tâm lý cho cộng đồng mấy ngày qua...)
Tôi và Lão luật sư Nguyễn Hữu Phúc (Nguyen Huu Phuc) vừa có cuộc trao đổi nhanh
qua điện thoại về một phát hiện bất ngờ lý thú và được ông ủy nhiệm cho tôi
công bố “công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 15 phút qua công cụ
Facebook”, như sau:
Bức họa người đàn ông được cho là “chân dung thật nhất của vua Quang Trung” do
ngài tiến sĩ Nguyễn Duy Chính sưu tầm từ bảo tàng Trung Quốc và nhà nghiên cứu
Trần Quang Đức công bố, được báo Tuổi trẻ online giới thiệu ngày 31/12/2017,
thực ra đó là một phiên bản hình họa chân dung vua Càn Long, mà thôi!
Nhà nghiên cứu bất đắc dĩ Nguyễn Hữu Phúc nêu ý kiến:
“Người đàn ông trong bức vẽ (trắng đen) nầy là bản sao của bức vẽ chân dung
(màu) vua Càn Long của nhà Thanh ở bên Tàu. Đối chiếu từng đường nét nhân dạng
từ khuôn mặt - mắt - mũi - trái tai - môi - cằm... hoàn toàn không tìm thấy có
sự khác biệt nào cả. Vậy mà các "nhà nghiên cứu" của ta không biết
lấy nguồn tư liệu nào mà vội đưa lên công luận bức họa phác thảo hình vua xứ
Tàu năm ông ấy già yếu hom hem 80 tuổi mà cho là chân dung Hoàng đế Quang Trung
lúc người 38 tuổi”.
Xin mời mọi người xem 2 bức họa để gần nhau và có ý kiến nhé!
Chúng tôi tin phát hiện trên đây là chính xác, còn lý do vì sao câu chuyện lại
ra nông nỗi này là nằm ngoài khả năng của chúng tôi!
Trân trọng.
Xem tiếp:
Trịnh Xuân Thuỷ
VỀ CHUYỆN CHÂN DUNG NGUYỄN HUỆ
VỀ CHUYỆN CHÂN DUNG NGUYỄN HUỆ
Câu chuyện "nghiên cứu cải tiến chữ
viết" để phiên âm đoc theo kiểu tiếng Tàu vừa lắng xuống thì bức tranh
""Bát tuần Vạn thọ thịnh điển" - Mừng thọ Càn Long 80 tuổi? - và
một bức tranh vẽ "Vua An Nam" được cho là Quang Trung lại gây ra
nhiều ý kiến tranh cãi lẫn phẫn nộ.
Phần cá nhân tôi thì vốn "văn dốt vũ
dát" nên không lạm bàn nhiều. Chỉ có vài điều suy nghĩ nhỏ.
+ Thứ nhất: Tôi khinh và coi cái gọi là
"nghiên cứu" của mấy ông Tiến sĩ gì đó là đồ bỏ đi. Đây không phải là
tự ti hay ta đây mà nó hình thành từ mấy cơ sở sau:
- Dẫn liệu của cái gọi là "phát hiện,
nghiên cứu.." kia chỉ dựa vào vào thông tin một chiều từ Trung Quốc. Trong
khi không hề đưa ra dẫn liệu từ các tài liệu sử Việt Nam để đối chiếu. Nó cho
thấy sản phẩm này của loại tư duy học vẹt. Loại tư duy nô bộc đi tìm miếng ăn
trong đống rác chứ chẳng có gì là "nghiên cứu" ở đây.
- Sử Việt Nam có khá nhiều tư liệu xác định
rằng: Tháng 1/1790, Quang Trung theo kế của Ngô Thì Nhậm sai người đóng giả
sang mừng thọ Càn Long nhà Thanh ( sách sử có nhiều thông tin nhưng chưa thống
nhất chính xác người đóng giả; trong đó có nhiều thông tin là con trai của Vua
Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thùy). Việc này phù hợp với bối cảnh nhà Tây
Sơn khi đó tuy đang trên thế oanh liệt bách chiến bách thắng nhưng thực lực
chưa thể đủ mạnh để đe dọa Thanh triều. Nên việc sai người đóng giả để sang
chầu là động tác ngoại giao cần thiết, đề phòng bị ám hại trong khi tàn dư Lê
Chiêu Thống đang cầu Thanh triều viện quân đánh Tây Sơn nhưng nhà Thanh còn
lưỡng lự.
+ Về bức họa "Vua
An Nam":
- Cứ cho bức họa là thật, được vẽ từ thời
Thanh triều.v.v. thì đó là bức họa vẽ người đóng giả, tất nhiên không cần bình
phẩm nó "giống" Quang Trung mức nào. Sử Nam cũng ghi lại chuyện Vua
Quang Trung khi hay tin đoàn sứ được tặng tranh vẽ mình đã đắc ý vui vẻ thế nào
nhưng vẫn gửi thư cảm ơn với lời lẽ hàm ý châm chọc sự nhầm lẫn do bị lừa.
- Về người trong bức tranh "Vua An
Nam" được cho là Quang Trung: Ai cũng biết Quang Trung Nguyễn Huệ là một
võ tướng, là người khai sinh ra Yến phi quyền ( một trong trong 3 môn quyền
thuật của võ phái Tây Sơn: Yến phi quyền, Hùng kê quyền, Độc lư thương). Nếu
tìm hiểu chút ít về võ Tây Sơn, bất cứ ai cũng biết môn võ này có một cách
luyện công phu ngạnh công là treo người bằng cằm trên xà ngang. Khiến gân cổ
bạnh ra, yết hầu thụt hơi thấp vào nên khi gồng cứng không thể bóp cổ được.
Người luyện công phu này thì xương hàm sẽ biến dạng mà bạnh ra, không thể có
cái gương mặt dài và cằm nhọn như trong hình. Nó củng cố thêm minh chứng người
sang chầu là giả như đã nói ở trên.
Phần này có thể xin các võ sư Tây Sơn phái cho
ý kiến thêm.
+ Về việc"Theo ông Nguyễn Phương, đi kèm
với bức tượng là đôi câu đối được xem là chỉ dấu cho thấy bức tượng ấy chính là
tượng vua Quang Trung: "Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ; Quang
trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân" (Trong hang không
bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn, Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây
trong thế giới cỏn con).". Tôi xin nhường cho anh Nguyễn Xuân Diện và
anh Nguyễn Hồng Kiên cùng các đồng nghiệp của
các anh rành Hán-Nôm hơn cho thêm lời diễn ý câu đối. Phần tôi thì thấy câu
diễn nghĩa như vậy có vẻ ngây ngô, không những võ đoán khi suy luận từ câu đối
đó mà khẳng định chính là Vua Quang Trung mà hình như... không biết gì về cách
giải nghĩa CÂU ĐỐI lẫn cách hiểu nghèo nàn tri thức trong ngôn ngữ Hán-Nôm thì
phải ?
...................
Tóm lại: Rác trong rác !
Xem tiếp:
Tóm lại: Rác trong rác !
Xem tiếp:
Về tấm hình vua Quang Trung - mình không tin đây
là tấm hình thật
Bạn Trần Quang Đức, tác giả quyển Ngàn Năm Áo Mũ, đã làm cho mình, lẫn bao
nhiêu người Việt khác, tan nát con tim vì idol #1 của người Việt mình, vị hot
emperor Quang Trung, vị vua Quang Trung trong Mơ Thành Người Quang Trung của
nhà văn Duyên Anh ấy, vị vua áo vải cờ đào, dẹp Nguyễn đuổi Trịnh, phá nát Cù
lao Phố, đốt tan Gia Định, đuổi chúa Nguyễn Ánh và quân Xiêm chạy có cờ, dẹp 20
vạn quân Thanh, đánh vua anh Nguyễn Nhạc đến mức phải lạy lục anh em mà tha mạng
cho, sao mà xấu tới mức không thể xấu hơn được ? Chao ôi, nhìn vua mà mắt dơi mỏ
chuột, là khuôn mặt của kẻ phản thần, chém giết thiên hạ không gớm tay, thâm hiểm
nằm trong cả cặp mắt, thế nào mà lại là khuôn mặt của vua Quang Trung của chúng
mình nhỉ ? Mình nghi ngờ lắm. Thời xưa không có kỹ nghệ Photoshop thì chắc cũng
phải có kỹ nghệ vẽ đẹp ra thêm chút nào chứ. Ôi, nhìn hình truyền thần của vua
Quang Trung, mà đau cả lòng. Và nhà Thanh thâm thật. An Nam là một cái tên mà
các ông chủ Tàu xưa nay dùng để gọi nước ta, thời vua Lê Lợi, ta đã đánh Minh độc
lập, ta đã gọi nước nhà là Đại Việt rồi đấy. Thế mà cả gần 300 năm sau, gã họa
sĩ vẽ truyền thần nào đấy thời Càn Long nhà Thanh, không biết hay giả bộ không
biết, lại kê tủ đứng viết cụm từ "An Nam" vào trong ấy lừa gạt người
mình. Mình không thể tin được. Mình cứ tưởng tượng cảnh khi vua Quang Trung nước
ta khi xem bức truyền thần của mình với chữ An Nam đầy nhục nhã, dễ gì mà vua
Quang Trung nước ta oai hùng đến vậy lại để yên việc này nhỉ ? Chả lẽ vua Quang
Trung không trừng mắt gầm lên "đồ láo, nước ta là Đại Việt, sao người dám
viết là An Nam, người Tàu các ngươi lại muốn có một cuộc can qua mới khác à
?". Theo sử, nhà Thanh sợ vua Quang Trung như sợ cọp mà, nên làm sao mà họ
lại dám tự tiện mà viết hai chữ An Nam thay vì là Đại Việt lên trên tấm hình
truyền thần này nhỉ ?
Do đó, chỉ từ sự phân tích 2
chữ An Nam này thôi, thì với bạn Đức và thầy Nguyễn Duy Chính, Brian thấy tấm
hình này là láo rồi đấy. Vì nếu đây đúng là tấm hình vua Quang Trung thật, thì
chắc chắn vua Quang Trung đã xem qua. Mà nếu vua Quang Trung đã xem qua, thì lẽ
nào một vị vua lỗi lạc, anh minh nhất của nước Việt ta, lại có thể nào để cho
triều đình Càn Long nhà Thanh khinh nước ta đến mức độ viết hai chữ An Nam vào
đấy. Chả lẽ vua Quang Trung nhu nhược đến mức độ cả tên nước An Nam viết rành
rành trên ấy mà cũng nhận tạ ơn bức tranh sao ? Nên xét từ góc độ anh hùng của
vua Quang Trung, mà cả nước ta ai cũng đều biết, thì vua Quang Trung CHẮC CHẮN
sẽ không bao giờ chấp nhận tên nước ta là An Nam đâu. Xin thầy Chính và bạn Đức
xem lại.
Và dĩ nhiên nếu thầy và bạn lấy sử liệu nhà Thanh, trong đó có các sắc, chỉ dụ
của nhà Thanh cho nhà Tây Sơn, và gọi nước ta là An Nam để chứng minh cả 2 đều
đúng, tức là nước ta được gọi là An Nam thời nhà Thanh, thì cả thầy lẫn bạn cần
xem lại dữ liệu. Vì theo sự suy luận của mình, nước ta thời Quang Trung làm gì
mà yếu đến mức độ cho nhà Thanh gọi nước ta là An Nam ? Vua Quang Trung đánh
cho nhà Thanh không còn manh giáp, ông còn đòi lấy cả công chúa nhà Thanh, dành
lại Lưỡng Quảng đấy. Nên các sách vở nhà Thanh mà có viết An Nam, là bọn họ ngụy
tạo. Thời nay bên Tàu gì mà không làm giả được. Trứng họ còn làm giả, nói gì đến
sách sử. Nên mong thầy và bạn xem lại lần nữa vì có khi cả thầy và bạn bị gạt đấy.
Nên khi ta phân tích hình vua Quang Trung, ta chả cần phải đọc bài viết phân
tích của thầy Chính làm gì cả, vì nó mất thời giờ, và vì những gì thầy viết nằm
ngoài kiến thức của 90% người Việt. Ai ở Việt Nam mà biết đọc chữ Hán nữa, nói
chi là đọc về các ấn tín của Thái Thượng Hoàng Càn Long ra làm sao, về tục ôm gối
ra làm sao. Thầy và bạn thấy đó, cả nước Việt ta, ai mà không biết vua Quang
Trung oai hùng ? Ai mà không biết vua Quang Trung đòi dành lại Lưỡng Quảng ? Chỉ
1 điều này thôi là đủ để hỏi cả thầy và bạn, thế xin thầy và bạn cho biết, một
vị vua oai phong, một vị vua đầu đội trời, chân đạp đất, là biểu tượng của cả
nước Việt ta, tại sao lại phải chấp nhận cho nhà Thanh viết nước Việt ta là An
Nam, là một cụm từ mà người nước ta ngày nay đều biết là có ý khinh bỉ ? Nước
Việt ta thời vua Lê Lợi đã tự gọi nước ta là Đại Việt, làm gì có chuyện 300 năm
sau, đời Càn Long lại còn dùng quốc hiệu An Nam ? Vầ còn đáng buồn hơn nữa, nếu
các dữ liệu, hình vẽ có chữ An Nam này, không là ngụy tạo, tức đây là hình thật,
thì chẳng lẽ ta lại kết luận rằng, vua Quang Trung, một vị vua bậc nhất nước
ta, một vị vua dẹp 20 vạn quân Thanh trong những ngày Tết với cuộc đánh thần kỳ,
lại đê hèn đến mức độ cho nhà Thanh viết cụm từ An Nam vào trong hình truyền thần
của mình mà không lên tiếng hay sao ? Điều này (tức vua Quang Trung đê hèn đến
vậy) không thể đúng. Vua Quang Trung không thể nào đê hèn đến vậy.
Mong thầy Chính và bạn Đức xem lại bài phân tích của thầy và bạn lắm thay. Người
nước ta chuộng sự giản đơn, thích điều tưởng tượng phong phú. Thầy và bạn làm
bao nhiêu người tan nát con tim, thật đau lòng. Xin thầy và bạn coi lại giùm 2
chữ An Nam trong hình luôn ạ. Nước ta thời vua Quang Trung có bao giờ nhục đến
thế đâu. Cả thầy và bạn đang cố ý dìm hàng vua Quang Trung đấy.
Cẩn.
Xem tiếp:
Đoàn Lê Giang: ĐÓ LÀ CHÂN DUNG VUA CÀN LONG NĂM 80 TUỔI
MỘT "PHÁT HIỆN" BÉ CÁI LẦM:
CHÂN DUNG QUANG TRUNG MỚI 'PHÁT HIỆN' THỰC RA CHỈ LÀ VUA CÀN
LONG NĂM 80 TUỔI!
Theo gợi ý của Nguyễn Hồng Lam tôi vào trang mạng của TQ, gõ mấy chữ Hán: Thanh Càn Long 清乾隆 thì thấy vô khối hình vua Càn Long từ trẻ đến già. Mà hình nào cũng mặt choắt, tai chuột, lông mày lá liễu, mí mắt sụp, miệng chúm chím, và nhất là cái mũi gồ... không thể lẫn vào đâu được.
Theo gợi ý của Nguyễn Hồng Lam tôi vào trang mạng của TQ, gõ mấy chữ Hán: Thanh Càn Long 清乾隆 thì thấy vô khối hình vua Càn Long từ trẻ đến già. Mà hình nào cũng mặt choắt, tai chuột, lông mày lá liễu, mí mắt sụp, miệng chúm chím, và nhất là cái mũi gồ... không thể lẫn vào đâu được.
Vậy là việc phát hiện chân dung đích thực vua Quang Trung chỉ là một
sự lầm lẫn: không có chân dung vua Quang Trung nào cả, mà đó chỉ là
chân dung vua Càn Long được thay áo mũ, và thêm mấy hàng chữ Hán có
tên Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) mà thôi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cũng phát hiện ra rằng: tranh Quang
Trung đóng giả (đen trắng, được nói là chọn người giống thật) cũng
rất giống tranh Càn Long cưỡi ngựa (hình màu). Tôi nhìn kỹ chỉ có
cái đầu vẽ khác đi.
Vậy tại sao có chuyện này. Lý do thì các nhà nghiên cứu chuyên về
triều đại này cần tìm hiểu kỹ để trả lời. Trước mắt tôi chỉ nghĩ:
có thể chỉ là trò chơi khăm của mấy ông họa sĩ Tàu, có thể các bố
lười, bảo vẽ vua Quang Trung, bố lấy luôn hình vua Càn Long (đằng nào
cũng là vua) thay áo mũ vào là xong. Thậm chí có thể chân dung này
chỉ là một trò photoshop gửi cho nhà nghiên cứu VN. Còn bức cưỡi
ngựa thì thay mặt khác vào là xong. Vậy thì hình mặt vua Quang Trung
trong bức tranh lấy từ vua Càn Long cưỡi ngựa phải chăng là giống với
Nguyễn Huệ hơn.
![]() |
Càn Long lúc già. Rất giống với tranh chân dung nói là Quang Trung. |
![]() |
Cái mũi gồ, mi mắt sụp và cái miệng chúm chím của bác Càn Long chẳng lẫn đi đâu. |
![]() |
Càn Long lúc hơi già. |
![]() |
Nguyễn Quang Bình chỉ có áo mũ, còn mặt thì là vua Càn Long năm 80 tuổi. |
![]() |
Quang Trung cưỡi ngựa, cũng mô-đi-phê từ Càn Long. Quái! |

Đây chính là bức tranh Càn Long bị thay áo mũ
để trở thành Nguyễn Quang Bình
(Quang Trung Nguyễn Huệ).
(Theo Tễu Blog)
Nhận xét