5608. Chính phủ Đức không dự APEC 2017 tại Việt Nam
Chính phủ Đức không dự APEC 2017 tại Việt Nam
![]() |
Bộ Ngoại giao Đức cho biết ´´ Chính phủ Đức không tham dự APEC 2017 tại Việt Nam´´ (Foto.Auswärtigen Amts) |
Nguồn
tin từ Bộ Ngoại giao Đức đưa ra hôm 8.11. Chính phủ nước này không cử đoàn cấp
cao tới dự Hội nghị APEC 2107 tại Việt Nam.
Trong khi các quan chức Việt Nam tươi cười chào đón các đoàn
khách quốc tế giữa lúc mưa bão vừa tàn phá nặng nề đất nước này, làm chết hàng
trăm người dân cùng hậu quả rất lớn chưa kịp khắc phục, thì hình bóng đoàn của
Chính phủ Đức vẫn hề không xuất hiện trong Hội nghị kinh tế APEC quan trọng của
châu Á - Thái Bình Dương, mặc dù họ là một nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Một nguồn tin khác từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết thêm ``Đại sứ
quán Đức tại Việt Nam cũng không dự APEC 2017 ´´ do Việt Nam tổ chức lần này .
Đức là một nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, quyền lợi khi giao
thương đối với khu vực 21 nước thành viên APEC, trong đó có Việt Nam không hề
nhỏ, vì vậy. Hội nghị G20 tại Hamburg vào tháng 7.2017, bà Thủ tướng Đức Angela
Merkel đã mời Việt Nam với vai trò Chủ tịch của APEC 2017 tham dự để bàn về Hội
nghị sẽ được tổ chức ở Đà Nẵng, mặc dù nước châu Á này không phải là thành viên
của G20. Để đáp lễ thì ông Thủ tướng của Việt Nam có mời Đức tới dự APEC hay
không vẫn còn là một ẩn số.
Điều đáng tiếc, khi tới Đức dự G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
của Việt Nam đã không thể hiện được tầm quan hệ quốc tế với cách làm việc của
một nguyên thủ quốc gia, khi đã có những hành động chưa thích hợp, để lại ấn
tượng không đẹp với người dân nước sở tại cùng hàng trăm nghìn kiều bào người
Việt Nam ở đây.
Tệ hại hơn, có lẽ theo đòi hỏi của người đứng đầu Đảng Cộng Sản
Việt Nam, ông đã phải đưa yêu cầu dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, một cựu Đại biểu
Quốc của nước này đang nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Đức cho bà Thủ tướng
Angela Merkel, với hy vọng được xem xét. Điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết
của một lãnh đạo cấp cao về nhà nước pháp quyền CHLB Đức với ´´tam quyền phân
lập`` nên nguyện vọng không được đáp ứng và phương án bắt cóc có lẽ đã được lựa
chọn để làm thỏa mãn ông Tổng Bí thư tại Hà Nội, bất chấp hậu quả bị Đức trừng
phạt nặng nề, đem thêm nhiều khó khăn cho đất nước với trên 90 triệu người dân
Việt Nam và hàng trăm nghìn kiều bào tại Đức phải gánh chịu.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà đúng ngày khai mạc APEC tại Việt
Nam hôm 6.11, Bộ Ngoại giao Đức đã chính thức công bố hủy bỏ hiệp định miễn
visa cho hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam và đóng cửa bộ phận Lãnh sự của nước
này tại Việt Nam một ngày với lý do rất ngoại giao ´´do ảnh hưởng sự cố xây
dựng´´.
Kể từ khi Đức tuyên bố đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam
hôm 22.9, việc xét duyệt xin Visa sang thăm gia đình của nhiều kiều bào người
Việt tại Đức đã gặp thêm khó khăn, một Việt kiều tại Berlin tâm sự: ´´Đại sứ
Đức tại Hà Nội vừa từ chối cấp Visa cho Bố Mẹ em sang lần này, nên phải làm du
lịch vòng qua Pháp để các cụ kịp tới Berlin dự đám cưới của chúng em. Những lần
đi trước thì đơn giản và được giải quyết ngay, vì các cụ đi sang đây thăm con
cháu nhiều rồi ´´.
Cũng trong thông báo hôm 22.9 tại Berlin, Chính phủ Đức tuyên bố
´´Chúng tôi mong muốn Việt Nam đáp ứng yêu cầu của chúng tôi và bảo lưu quyền
tiến hành thêm các hành động tiếp theo´´.
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đóng cửa bộ phận Lãnh sự đúng ngày
khai mạc APEC 2017 hôm 6.11 với thông báo´´do ảnh hưởng sự cố xây dựng´´.
Lê Anh
(Thoibao.de)
Nhận xét