5595. Mỹ đe lãnh đạo Triều Tiên bằng quân sự
Mỹ
đe lãnh đạo Triều Tiên bằng quân sự
(Thông
điệp cho Triều Tiên từ lệnh hủy diệt Mỹ gửi tới oanh tạc cơ)
![]() |
Máy bay B-2 tiếp dầu trong khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: USAF. |
Việc Mỹ ra mệnh lệnh không mã hóa để oanh tạc
cơ B-2 tập trận tấn công lãnh đạo đối phương là thông điệp rõ ràng cho Triều
Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều
lần ám chỉ việc sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên trong
những tuần qua. Giới chuyên gia cho rằng hai cuộc tập trận cuối tháng 10 của
oanh tạc cơ tàng hình B-2 là thông điệp răn đe rất rõ ràng đến nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un, khi Mỹ công khai ra lệnh ném bom vào mục tiêu giả định
là ban lãnh đạo Bình Nhưỡng, theo Popular Merchanics.
Đêm 28/10, máy bay tàng hình B-2 số hiệu 88-0329 cất cánh từ
căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri và bay 37 giờ liên tục tới căn cứ
không quân Andersen trên đảo Guam, thay đổi phi hành đoàn trong khi động cơ vẫn
hoạt động, sau đó trở về căn cứ trên đất Mỹ.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của chiếc 88-0329 nhiều khả năng không
chỉ bay tới Guam rồi trở về, nó còn đến một địa điểm bí mật ở Thái Bình Dương.
Quãng đường từ căn cứ Whiteman đến Guam là 23.425 km, chỉ mất khoảng 27 tiếng
với tốc độ 850 km/h, trong khi thời gian máy bay nằm tại Guam để thay đổi phi
công chỉ khoảng một giờ. Điều đó cho thấy chiếc oanh tạc cơ tàng hình này đã
dành tới 9 tiếng cho một nhiệm vụ bí mật.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, trong nhiệm vụ bí mật
này, khó có khả năng chiếc B-2 bay gần Triều Tiên để phô trương sức mạnh, bởi
radar nước này được cho là không đủ khả năng phát hiện máy bay tàng hình, nên
hiệu quả răn đe không cao.
Mizokami cho rằng vị trí bí mật trên Thái Bình Dương mà
chiếc oanh tạc cơ hướng tới có thể là hòn đảo Farallon de Medinilla không người
thuộc quần đảo Marianas, thường được dùng làm nơi thực hành ném bom của máy bay
B-2 và B-52.
Trước đó, vào đêm 18 và 19/10, ba
oanh tạc cơ B-2 và một máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker đã tiến hành một
cuộc tập trận khác, trong đó mệnh lệnh "ném bom sở chỉ huy có thể là địa
điểm trú ẩn của ban lãnh đạo Triều Tiên" được Bộ chỉ huy Chiến lược
Mỹ (STRATCOM) truyền đi bằng tiếng Anh qua sóng vô tuyến mà không mã hóa.
Thông điệp này có thể dễ dàng được các bên liên quan thu được và hiểu rõ ngay
lập tức nội dung của nó.
![]() |
Biên đội B-2 chuẩn bị cất cánh cho chuyến bay đêm. Ảnh: USAF. |
Trong hai đêm, những chiếc B-2 này thực hành ném bom giả
định vào một sân bay và nhà chứa máy bay ở thành phố Jefferson và Osage Beach,
bang Missouri, nơi có địa hình đồi núi giống Triều Tiên. Việc không quân Mỹ
công khai mệnh lệnh tấn công địa điểm có thể là nơi trú ẩn của giới lãnh đạo
Triều Tiên là thông điệp đe dọa rõ ràng được phát đi trên truyền thông, ông
Mizokami nhận định.
Phi đội B-2 khi đó đang thực hành bài tập trong chiến lược
"Chuỗi Tiêu diệt" (KC), kế hoạch được Hàn Quốc vạch ra nhằm loại bỏ ban
lãnh đạo Triều Tiên trước khi họ kịp phát lệnh tấn công hạt nhân. Trong trường
hợp Washington và Seoul phát hiện dấu hiệu Bình Nhưỡng chuẩn bị tung đòn phủ
đầu hạt nhân, các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trong kế hoạch KC sẽ
được khai hỏa để nhắm đến ban lãnh đạo Triều Tiên.
Máy bay tàng hình B-2, với khả năng hoạt động nhiều giờ liên
tục và nhanh chóng hành động khi phát hiện địa điểm trú ẩn của đối phương, là
nền tảng lý tưởng trong kế hoạch KC, đặc biệt khi Hàn Quốc không có đủ tên lửa
để tấn công các hầm ngầm nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên, nơi lãnh đạo chính
quyền và quân đội nước này có thể trú ẩn.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm
nay tố cáo hoạt động diễn tập ném bom, tấn công mô phỏng những mục tiêu
chính ở Triều Tiên của các oanh tạc cơ Mỹ là hành động nhằm "đe dọa
và tống tiền" Bình Nhưỡng.
Giới chuyên gia lo ngại rằng những
động thái răn đe và gia tăng sức ép này của Mỹ có thể khiến Triều Tiên phải đưa
ra những quyết định liều lĩnh, khi họ không có bất cứ biện pháp nào để đối phó
với oanh tạc cơ tàng hình của Mỹ.
Theo chuyên gia Adam Mount, thành viên cao cấp thuộc Hiệp
hội các nhà khoa học Mỹ, Triều Tiên sẽ không dễ dàng từ bỏ tham vọng hạt nhân
của mình nếu Mỹ chỉ dựa vào sức ép quân sự và những thông điệp mang tính răn
đe. Bởi vậy, ông cho rằng Mỹ cần thận trọng hơn và đánh giá về mức độ cần thiết
của việc triển khai các oanh tạc cơ tàng hình đến gần bán đảo Triều Tiên.
Duy
Sơn
Nhận xét