5553. CÁI LÒ VI SÓNG
CÁI
LÒ VI SÓNG
Truyện PNTB
Nhà
lão Thẩn hay ăn đồ nướng, hâm nóng thức ăn nên có thói quen thường xuyên dùng
lò. Ngày trước toàn lò tôn. Nhưng do sự phát triển xã hội, hàng hóa gia dụng
nhiều, lão rước về cái lò vi sóng.
Hồi
mới mang cái lò về, cả nhà lão mừng như vớ được của. Ai cũng háo hức. Văn hóa
Tây mà. Mấy đứa trẻ chỉ mong chóng đến bữa để thực thi chức năng nấu món, hâm
nóng đồ ăn nguội…Sau khi cài đặt trị số, ấn nút một phát, trong lò bật sáng,
quay vù vù theo đúng quy trình về thời gian và sức nóng. Hết quy trình, lò tự động
ngắt điện là rút ra.
Thế
nhưng chỉ một thời gian nó giở chứng. Theo thuật ngữ chuyên môn gọi là “trục trặc
kỹ thuật”. Lão Thẩn mang cho thợ chữa. Thợ hí húi chọc chọc ngoáy ngoáy một hồi
thì lại chạy được. Tất nhiên phải chi phí sửa chữa, tiền chữa gần bằng nửa tiền
mua.
Được
vài hôm nó lại sinh chứng. Lại chữa. Chữa đi chữa lại, lợn lành thành lợn què. Trong
nhà bắt đầu xuất hiện hai trường phái đối lập. Bọn trẻ thì bảo ném cha nó cho đồng
nát, tiếc làm gì. Lão Thẩn, chủ gia đình nhưng thuộc loại người bảo thủ, nên lão
quắc mắt: “Tiên sư chúng mày, đừng có mà vén tay áo đốt nhà táng giấy! Của một
đống tiền, vứt là vứt thế nào!”. Chỉ riêng vợ lão đứng trung gian, không có
chính kiến.
Trong
bọn trẻ có thằng hậm hực nhưng vì nể bố già, không dám có ý kiến ý cò gì. Có đứa
thì vẫn cãi bố nhưng chỉ dám cãi yếu ớt. Tất nhiên, cái lò vẫn sử dụng thì nó vẫn
trục trặc, gây ra rất nhiều hệ lụy.
Một
hôm, vợ chồng lão có việc về quê ăn giỗ, bọn trẻ lợi dụng tình thế, bê ra cho
người thu gom rác thải. Mấy đứa bảo nhau: “Quả thật,‘nom thì bóng bẩy ngoài
da’, nhưng ‘trong thì ghẻ lở kim la tám tầng”. Vứt được cái của nợ ấy đi, thấy
nhẹ người.
Rồi
chúng phải mua thay vào đó một cái lò vi sóng mới, tốt hơn. Thằng con cả bảo mấy
đứa em: “Cái lò mới này là mới với nhà mình thôi, chứ thiên hạ dùng mãi rồi.
Thôi thì cũ người mới ta cũng không sao, miễn là nó hiệu quả”. Một thằng em vốn
rất thông minh bàn: “Cái lò vứt đi của nhà mình gọi là lò vi sóng, còn cái mới
này cũng chức năng ấy, nhưng nó khác hẳn, nó bảo đảm chất lượng cuộc sống cho cả
nhà mình, không tốn tiền sửa chữa… Thế nên phải gọi nó là SÒNG VI LÓ, để khỏi
vàng thau lẫn lộn”. Mấy anh em thống nhất cao.
Khi
vợ chồng lão Thẩn đi ăn giỗ về, bọn trẻ cứ ngang nhiên dùng cái lò mới. Tưởng
chuyến này thì lão phải làm um lên, có thằng chết với lão. Nhưng không, lão chả
nói gì, cứ lẳng lặng cùng cả nhà hưởng thụ những gì mới mẻ, đẹp đẽ xinh tươi… Thực
lòng lão cũng biết phải thay cái lò từ lâu, nhưng phần vì sĩ diện về vai trò bố
già, phần vì nom bề ngoài nó còn bóng bẩy nên tiếc của, không nỡ vứt.
Đến
lúc này lão Thẩn đã nhận ra mình già rồi, hết thời rồi, có cố bắt bọn trẻ nó giống
mình cũng không được nữa. Tiếc là lão không tỉnh ngộ sớm.
Nhận xét