5470. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có phải an ninh Việt Nam giỏi?
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, có
phải an ninh Việt Nam giỏi?
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn Internat |
Vụ này chưa chắc đã hoàn toàn do an ninh VN thực
hiện; theo kinh nghiệm, có thể có sự tham gia, cố vấn của mật vụ Trung Quốc.
Mật vụ TQ đã thực hiện hàng trăm, hàng nghìn phi vụ như thế này.
Mạng XH 10 ngày nay có cả hàng trăm ý kiến luận bàn
về vụ Trịnh Xuân Thanh (TXT). Riêng hành vi bắt cóc (người chê cũng như kẻ khen
nhà nước VN đều hiển nhiên thừa nhận đây là vụ bắt cóc chứ không phải “đầu thú”
như truyền thông chính thống đưa tin) thì có một số người cho là mật vụ VN tài
giỏi khi qua mặt được hệ thống an ninh Đức.
Việc qua mặt hệ thống an ninh Đức, theo tôi không
nhất thiết phải tài giỏi mới làm được. Thứ nhất, TXT chẳng là gì để hệ
thống an ninh Đức phải bảo vệ đặc biệt. Nó khác hẳn các trường hợp tỵ nạn chính
trị, cần được nước sở tại bảo vệ nghiêm ngặt. Ví dụ, vụ Salman Rushdie, nhà văn
Ấn Độ (Salman Rushdie vì viết cuốn “Những vần thơ quỷ” mà bị Giáo chủ Ayatolla
Khomeini của xứ Iran kết án tử hình), trốn sang Anh (sau mang quốc tịch Anh)
được CS Anh bảo vệ đặc biệt.
Thứ hai, có thể an ninh Đức biết thừa, nhưng cứ để im để theo dõi vụ việc; biết
đâu, qua vụ này lại tìm ra nhiều thứ liên quan khác, chẳng hạn, các nhân viên
tình báo VN tại Đức, các băng đảng tội phạm người Việt ở Đức.
Thứ ba, trong các chế độ dân chủ, người ta rất tôn trọng quyền tự do đi lại, tự
do cư trú. Phải là người “như thế nào” thì mới cần theo dõi, còn không thì họ
không động rồ theo dõi (hoặc bảo vệ) làm gì. Điều thứ ba này có lẽ mới là quan
trọng, làm cho cảnh sát, mật vụ Đức “có mắt như mù”.
Dưới đây xin kể một câu chuyện về một người Việt bị theo dõi tại Nhật Bản cách
đây hơn 100 năm.
Chí sỹ Nguyễn Bá Trác (1881 – 1945), nghe theo lời hiệu triệu của Phan Bội Châu
liền tìm đường sang Nhật. Nhưng khi đến Nhật (1908) thì cũng là lúc Chính phủ
Nhật đang trục xuất những du học sinh VN. Có điều trên đường từ Thượng Hải đi
Hoành Tân, Nguyễn Bá Trác (NBT) may mắn gặp được một người Trung Quốc có cảm
tình với những người cách mạng bôn tẩu giúp đỡ, nên ông vẫn quyết định đến Nhật
để “chơi”.
Người TQ này đưa NBT về nhà trọ của mình cùng ở. Nhưng đúng lúc ấy xảy ra vụ
một người cách mạng Triều Tiên ám sát một quan chức Nhật Bản, thành ra cảnh sát
Nhật theo dõi sát sao những người Triều Tiên trên đất Nhật. Cho nên vừa đến nhà
trọ người bạn TQ thì hôm sau đã có người đến hỏi.
Người bạn TQ bảo NBT là một người Quảng Đông. Người kia bèn lấy tiếng Quảng
Đông ra nói. NBT mới chỉ biết đôi tiếng Hồ Bắc do người bạn TQ vừa dạy, thế là
bị lộ. NBT sợ liên lụy đến bạn, một đêm, viết cho bạn 1 cái thư rồi trốn đi. Tha
thẩn vào các công viên, NBT phát hiện ra mình bị mật vụ Nhật theo dõi không
rời. Ông sợ quá, liền gặp thẳng một viên mật vụ Nhật, dùng bút đàm (các viên
chức Nhật Bản thời ấy đều biết chữ Hán) để trình bày.
Người mật vụ vốn có cảm tình với CM Triều Tiên, sẵn sàng giấu ông, nếu ông quả
là người Triều Tiên. Nhưng NBT nói mình không phải người Triều Tiên, trước sau
ông vẫn chỉ nhận là người Trung Hoa. Người mật vụ liền bày cách: sắp tới có một
phái đoàn Trung Quốc đến Nhật, tìm cách gặp vị trưởng đoàn chắc sẽ được giúp
đỡ.
NBT cũng chẳng dám mạo hiểm theo cách này. Ông liền bảo người mật vụ hãy đưa
mình đến gặp cảnh sát trưởng với hy vọng sẽ “được” bắt và dẫn độ về Bắc Kinh,
là nơi ông cũng muốn đến và là cách đi không mất tiền! Gặp cảnh sát trưởng, ông
bút đàm để trình bày, đại thể: Tôi là một người Trung Hoa, đọc sử, thấy quý
quốc là một nước văn minh, liền đến để tận mắt nhìn thấy. Chẳng ngờ vừa đến
đây, chưa phạm điều gì, thế mà cứ bị mật thám theo dõi, bạn cũ gặp chẳng dám
chào, nhà trọ không dám chứa, chẳng thà các ngài trục xuất thì tôi sẽ đi ngay,
chứ sao lại đãi người theo cách đó.
Người cảnh sát trưởng trả lời: Quý khách nhận nhầm đó thôi. Bản chức phái người
đi theo dõi chẳng qua là để bảo vệ bình an cho quý khách. Nhưng rồi cảnh sát
trưởng cũng hứa là từ mai “quý khách tùy ý đi chơi các nơi, ở trọ các nơi, bản
chức sẽ sức cho các phái viên không nhiễu quý khách nữa”. Và quả nhiên sau đó
mật thám Nhật không theo dõi nữa. Ông ở chơi Nhật Bản một tháng rồi mới đi
Trung Quốc. (Kể theo “Hạn mạn du ký” của Nguyễn Bá Trác, Nam phong số 38, năm
1920).
Nên nhớ đây là nước Nhật năm 1910, một nước Nhật vừa mới hoàn thành cuộc Duy
tân Minh Trị, tức là vừa mới thoát khỏi đêm trường trung cổ, còn cách biệt rất
xa với nước Đức bây giờ. Ấy thế mà họ đã tôn trọng người ngoại quốc như thế.
FB Đào Tiến Thi
Nhận xét