4561. Cơ cấu ủy viên bộ chính trị và nhân sự cấp cao của Trung Quốc sau Đại hội 19

Tin độc quyền: Cơ cấu ủy viên bộ chính trị và nhân sự cấp cao của Trung Quốc sau Đại hội 19
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái), Bí thư Ủy ban
Kiểm tra Kỷ luật Vương Kỳ Sơn (giữa) và
Thủ tướng Lý Khắc Cường (Ảnh: Getty)
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc càng đến gần thì cuộc cờ nhân sự trung ương càng trở nên quyết liệt. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được quyền chủ đạo để bố trí nhân sự trong Đại hội này.
Đại Kỷ Nguyên đã nhận được thông tin về cơ cấu bổ nhiệm và bãi nhiệm nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp được đưa ra tại Đại hội 19.
Người tiếp cận nguồn tin Trung Nam Hải tiết lộ, trong 7 ủy viên thường vụ Bộ chính trị (BCT), có 4 người đã xác định chắc chắn là Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Phó Thủ tướng Uông Dương và Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư. Tiêu điểm của cuộc cờ này là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Vương Kỳ Sơn có được ở lại thêm một nhiệm kỳ hay không, và liệu Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông – Hồ Xuân Hoa có chân trong BCT hay không.

Hiện nay 3 ủy viên thường vụ BCT thuộc phe Giang Trạch Dân, phe đối lập với ông Tập Cận Bình, đều chắc chắn sẽ bị loại. Ba người này bao gồm Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ.
Ông Lưu Kỳ Bảo (tâm phúc của cựu lãnh đạo an ninh bị thanh trừng Chu Vĩnh Khang), hiện là ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền sẽ mất chức do liên quan đến vụ án hối lộ Nam Sung và trùm xã hội đen Lưu Hán. Ông Hoàng Khôn Minh (từng là cấp dưới của ông Tập) sẽ lên giữ chức Bộ trưởng Bộ tuyên truyền. Đây là sắp xếp quan trọng để ông Tập giành quyền kiểm soát vững chắc hệ thống tuyên truyền và văn hóa, hiện đang do ông Lưu Vân Sơn kiểm soát. Ông Lưu Vân Sơn đã nhiều lần lợi dụng hệ thống tuyên truyền để phá rối ông Tập.
Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư (được coi là “Tổng quản đại nội” của ông Tập, người có công giúp ông Tập xử lý Lệnh Kế hoạch và tay chân) sẽ vào Thường vụ BCT. Ông Lật Chiến thư có khả năng sẽ thay ông Lưu Vân Sơn nắm Ban bí thư, phụ trách công tác văn hóa, tuyên truyền và xây dựng Đảng. Ông Đinh Tiết Tường (cấp dưới cũ của ông Tập) sẽ lên làm Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng.
Bí thư tỉnh Quảng Đông, ông Hồ Xuân Hoa (vốn được sắp xếp thay ông Tôn Chính Tài mới bị bắt) sẽ lên cấp trung ương, nhưng khả năng sẽ không được vào Thường vụ BCT. Ông Mã Hưng Thụy, phó bí thư, thị trưởng Quảng Đông (phe ông Tập) sẽ lên thay ông Hồ Xuân Hoa.
Bí thư Thượng Hải Hàn Chính (là thân tín của ông Giang Trạch Dân) bị điều lên trung ương. Nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên cho biết ông Hàn Chính sẽ vào Quốc vụ viện. Nhưng hãng tin Reuters tiết lộ, ông Giang Trạch Dân muốn Hàn Chính ở Thượng Hải để bảo vệ lợi ích của gia tộc họ Giang. Phó bí thư, Thị trưởng Thượng Hải Ưng Dũng (cấp dưới cũ của ông Tập) sẽ lên làm Bí thư Thượng Hải.
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long sẽ nghỉ hưu, ông Kỳ Lượng – Thượng tướng, Tư lệnh không quân (được coi là cánh tay đắc lực của ông Tập giúp chống tham nhũng trong quân đội) sẽ lên tiếp quản, và trở thành trợ thủ số một giúp ông Tập kiểm soát quân đội.
Từ trước đến nay, quyền kiểm soát quân đội vẫn do phái Giang Trạch Dân nắm giữ. Sau khi lên chức Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch “Đả hổ”, bắt giữ hơn 60 “Con hổ quân đội”, trong đó có hai tâm phúc quan trọng của phe Giang là ông Quách Bá Hùng và ông Từ Tài Hậu.
Trước Đại hội 19 của ĐCSTQ, ông Tôn Chính Tài, người được coi là ứng viên của phe Giang vào vị trí lãnh đạo Đảng, đã bị bắt. Chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội 19 ĐCSTQ, cuộc chiến nhân sự cấp cao diễn ra ngày càng khốc liệt. Trong thời gian này, điều gì cũng có khả năng xảy ra, nên việc lựa chọn ứng cử viên lãnh đạo cấp cao còn nhiều biến số.
Ngày 30/7, ông Tập Cận Bình duyệt binh ở căn cứ huấn luyện Chu Nhật, khu Nội Mông. Ngày 1/8, ông Tập đến dự và phát biểu tại hội nghị kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội.
Trong lễ duyệt binh, lần đầu tiên một mình ông Tập Cận Bình tham dự mà không có ủy viên thường trực BCT nào đi cùng. Phó Chủ tịch Quân ủy Phạm Trường Long công khai gọi ông Tập là “Lãnh tụ”, “Thống soái”.
Bình luận viên thời sự chính trị Tạ Thiên Kỳ cho rằng, điều này thể hiện rõ ông Tập đã khống chế toàn diện thế cục, và đã nắm quyền chủ đạo trong việc bố trí nhân sự lãnh đạo cấp cao cho Đại hội 19.
Thanh Lâm – Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
(Đại Kỷ nguyên)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.