5390. Quân đội có làm kinh tế hay không?

Quân đội có làm kinh tế hay không?
PNTB
Toạ đàm khoa học về kinh tế kết hợp quốc phòng 
do báo Quân đội nhân dân tổ chức. Ảnh: Trọng Hải (Vnn)
(PNTB): Chuyện Quân đội có làm kinh tế hay không, gần đây có nhiều ý kiến khác nhau. Hôm 23/6 báo Thanh niên đưa tin, trong cuộc làm việc với Thủ tướng CP, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Thượng tướng Lê Chiêm: ‘QUÂN ĐỘI SẼ KHÔNG LÀM KINH TẾ NỮA’. Theo bài báo thì Thứ trưởng Chiêm khẳng định: “... Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ Đảng, nhân dân. Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của Quốc phòng chỉ để phục vụ cho Quốc phòng chứ không lăn tăn gì hết. QUÂN ĐỘI SẼ KHÔNG LÀM KINH TẾ VÌ NHƯ THẾ SẼ KHÔNG THỂ HIỆN SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI. ( Thanhnien ) 
Sau tin này, dư luận nhân dân và đặc biệt là đại đa số những trí thức yêu nước đều tán đồng, bởi trong thực tiễn, người ta đã nhìn thấy những hệ lụy của nó… Tôi thì tôi hiểu rằng, với trải nghiệm thực tiễn của một vị tướng, giữ đến chức Thứ trưởng Bộ quốc phòng, ông Lê Chiêm không thể phát ngôn thiếu căn cứ.
Tuy nhiên, hôm qua báo Vietnamnet vừa đưa tin: “Sau những thông tin tranh luận về việc “QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ HAY KHÔNG LÀM KINH TẾ”, một tọa đàm khoa học đã được báo Quân đội nhân dân tổ chức hôm nay với chủ đề “KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG – NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI” có sự góp mặt của nhiều đại diện trong, ngoài Bộ Quốc phòng”. Đặc biệt có các ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ, ông Hoàng Chí Bảo Giáo sư hội đồng lý luận trung ương.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ về
nhiệm vụ làm kinh tế trong quân đội. Ảnh: Trọng Hải
Các cử tọa đều dẫn cơ sở luận chứng đường lối chiến lược của Đảng là gắn Kinh tế với Quốc phòng, quốc phòng với Kinh tế để biện minh cho việc Quân đội phải tiếp tục làm kinh tế.
Trước hết, xin khẳng định: cái tiêu đề tọa đàm mà báo QĐND đưa ra “KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG – NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI” là rất chuẩn. Quan điểm này xuất phát từ 2 nhiệm vụ chiến lược XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC mà Đảng nêu ra đã từ lâu, được nhấn mạnh khi kết thúc chiến tranh bước sang giai đoạn hòa bình xây dựng. Nghĩa là trong xây dựng có bảo vệ, và trong bảo vệ có xây dựng, không thể làm nhiệm vụ này mà quên nhiệm vụ kia. Khi bước vào thời kỳ xây dựng trong hòa bình, Đảng nêu ra quan điểm “kết hợp Kinh tế với Quốc phòng, Quốc phòng với kinh tế”, chính là phát triển đường lối hai nhiệm vụ chiến lược trên. Từ mấy chục năm trước, người viết bài này đã hiểu rằng, quan điểm đó của Đảng nói lên ý nghĩa cốt lõi là để hoạch định các chính sách, các dự án kinh tế vĩ mô của đất nước cũng như quán triệt đến địa phương và cơ sở khi làm kinh tế và xây dựng lực lượng quốc phòng. Ví dụ như khi quyết định một dự án kinh tế với đối tác nước ngoài đầu tư vào lãnh thổ, phải tính đến hệ lụy của nó về an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nền độc lập dân tộc, không đánh đổi kinh tế với việc mất chủ quyền dân tộc; hoặc khi xây dựng quân đội chính quy hiện đại cũng phải tính đến khả năng kinh tế của đất nước, tính đến hiệu quả trong xây dựng kinh tế…  
Vậy thì vấn đề: “Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài” đương nhiên là một vấn đề không phải bàn nữa. Đồng chí Vũ Khoan chẳng đã nói ngay là: “việc này rõ như ban ngày rồi, việc gì phải bàn”…
Cái phải bàn hôm nay là “QUÂN ĐỘI CÓ LÀM KINH TẾ HAY KHÔNG”, chứ không phải “KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG – NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI”.
Nhưng trong hội thảo lại toàn nói đến quân đội phải làm kinh tế, rằng, Quân đội làm kinh tế là còn phải gánh các nhiệm vụ chính trị và những việc ngay cả DNNN không làm” hoặc Gen bảo vệ là gen trội, gen kinh tế là bổ sung” (Vũ Khoan)…và còn nhiều ý kiến khác, kể cả giáo sư Hoàng Chí Bảo đều tỏ ra ủng hộ việc Quân đội phải làm kinh tế để thực hiện đường lối chiến lược “Kết hợp kinh tế với Quốc phòng” của Đảng!
Tôi nhận thấy: trước một đề tài thảo luận, người ta lại đi sang một đề tài khác, kéo cái nọ vào cái kia, giống như khi được hỏi làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp thì người ta lại cứ loanh quanh nói về ích lợi của việc nuôi gà! Đúng là nuôi gà cũng thuộc phạm trù sản xuất nông nghiệp, nhưng nó không ăn nhập với câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp cơ mà. Thực ra vấn đề mà báo QĐND đưa ra hội thảo là muốn “Quân đội cần tiếp tục làm kinh tế”. Nhưng lại đặt vào một đề tài quá xa so với vấn đề và đã được khẳng định, “rõ như ban ngày rồi, việc gì phải bàn”…
Việc lồng phạm trù “Quân đội có làm kinh tế hay không” vào phạm trù “Kết hợp kinh tế với quốc phòng – nhiệm vụ chiến lược lâu dài”, đã thể hiện một kết luận chủ quan trước khi thảo luận là QUÂN ĐỘI CẦN PHẢI LÀM KINH TẾ. Nhưng rất tiếc, QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ và KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Theo thiển nghĩ của người viết bài này thì không nhất thiết Quân đội phải làm kinh tế mới là “gắn Kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế”. Và tôi hiểu rằng “LÀM KINH TẾ” cũng hoàn khác với việc sản xuất những sản phẩm đặc thù của quốc phòng. Đúng như Thượng tướng Lê Chiêm nói: “CÁI NÀO CỦA QUỐC PHÒNG CHỈ ĐỂ PHỤC VỤ CHO QUỐC PHÒNG”, nghĩa là Quân đội có thể sản xuất những sản phẩm đặc thù phục vụ quốc phòng mà không giao cho dân sự được. Nhưng đó không phải là LÀM KINH TẾ. Bởi nói đến làm kinh tế là nói đến LÀM ĂN, nói đến lờ lãi, lợi nhuận, cạnh tranh…để kiếm tiền. Cái đó quân đội không nên nhúng vào.
Sau cuộc tọa đàm sáng qua, GS Hà Văn Thịnh đại học Huế có bài viết đăng trên blog này Xin các ngài thôi cho
(PNTB)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.