5219. 'Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật'
'Hòa giải phải
trên cơ sở của sự thật'

Xe tăng tiến vào Dinh Tổng thống
(còn được gọi là Dinh Độc lập) ngày 30/4/1975

(còn được gọi là Dinh Độc lập) ngày 30/4/1975
Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, người có mặt
và đưa tin về những gì diễn ra ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, nói với
BBC Tiếng Việt "cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật".
Ông Trần Mai Hạnh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh với tư cách
đặc phái viên của Việt Nam Thông tấn xã. Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết tư
liệu lịch sử "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" vừa ra mắt bản dịch
tiếng Anh hôm 27/4.
"Lịch sử chính là sự thật"
Chia sẻ quan điểm của mình về lịch sử với BBC Tiếng Việt hôm
27/4, ông Hạnh nói:
"Tôi nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần,
cũng như đời người chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện
càng bị lớp bụi thời gian phủ mờ."
Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề
cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những
sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là
sự thật. Sự thật là món quà vô giá của thượng đế trao cho con người. Nhìn từ
phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày
ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc
độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật."
Ông cho biết sau khi viết bài tường thuật về "giây phút
lịch sử ở Sài Gòn" ngày 30/4, và được các báo đăng lại trong ngày
1/5/1975, ông đã "nảy ra ý định chụp dựng lại một cách trung thực những
năm tháng cuối cùng của chiến tranh, về phía chính quyền Sài Gòn và cả phía Hoa
Kỳ nữa."
"Chịu trách nhiệm về sự thật"
Ông cho biết ông viết cuốn "Biên bản chiến tranh
1-2-3-4.75" dựa vào những tài liệu nguyên bản của phía chính quyền Sài
Gòn và phía Hoa Kỳ ngày đó. Những tài liệu này ông thu thập được trong thời
gian đi theo chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ông cũng nói 21 tài liệu nguyên bản, trong đó có cả những tài
liệu thu được từ nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn
Văn Thiệu, phòng làm việc của đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng
quân lực Việt Nam Cộng hòa vào buổi trưa và buổi chiều ngày 30/4/1975, được
công bố trong cuốn sách mới của ông.
"Tôi không có xen bất cứ bình luật nhận xét cá nhân nào
của tôi cả. Mà để sự thật của các sự việc toát lên - sự sụp đổ [của chế độ
Việt Nam Cộng hòa] là tất yếu hay không tất yếu, ai là người chiến thắng, ai
là người thất bại, vì sao chiến thắng và vì sao thất bại. Khi tôi đã hạ bút
xuống viết cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75", dùng từ biên
bản là tôi đã ký thác cả sinh mạng của mình vào cuốn sách này. Tôi chịu trách
nhiệm về sự thật."
"Tôi không có bình luận nhận xét nào mà cuốn sách của tôi
chủ yếu là đưa ra những gì chân thực nhất của phía bên kia." ông Hạnh nói
thêm.
![]() |
Quang cảnh trước cửa Dinh Tổng thống (còn gọi là Dinh Độc lập) chiều ngày 30/4/1975 |
"Thống nhất đất nước là thiêng liêng nhất"
Nhà văn Trần Mai Hạnh nói với BBC ông tin rằng cuốn sách của
mình sẽ góp phần vào việc hòa giải giữa các bên của cuộc chiến.
"Hòa giải hay không hòa giải thì cũng phải trên cơ sở của
sự thật, chứ không thể đánh lộn các khái niệm để hòa giải được. Nếu khép lại
quá khứ trong một mớ bùng nhùng thì làm sao hòa giải được," ông bình
luận.
“Hòa giải hay không hòa giải thì cũng phải
trên cơ sở của sự thật, chứ không thể đánh lộn các khái niệm để hòa giải
được.
Trần Mai Hạnh
"Cuốn sách của tôi là sự thật, và tôi viết cuốn sách này
rất nhân văn và tôn trọng phía bên kia, từ cách xưng hô, từ cách đánh giá. Ai
bỏ chạy thì tôi nói là bỏ chạy, ai chiến đấu đến tận cùng thì nói là chiến đấu
đến tận cùng. Những người rất có trình độ và có tư cách thì nói họ có trình
độ và tư cách. Không phải là bôi xấu."
"Nếu bức tranh nó chân thật thì tôi nghĩ nó sẽ góp phần
vào hòa giải, không hận thù ở đây," nhà văn nói.
Khi được hỏi ông nghĩ gì về quan điểm cho rằng "tất cả đều
thua trong các cuộc chiến", ông Hạnh đáp:
"Người Việt Nam không có ai muốn cầm súng cả...nhưng cái
cao hơn tất cả là độc lập tự do của một dân tộc, quyền tự do của một con
người, thống nhất của cả nước. Đó là điều thiêng liêng nhất. Người ta không thể
đi làm nô lệ được mà phải chiến đấu đến cùng để thống nhất đất nước."
"Tôi quan điểm lịch sử là tự nó diễn ra. Lịch sử là sự
thật. Không phải anh thắng thì nói thế nào cũng được, mà anh thua thì muốn nói
thế nào cũng xong. Nếu có tranh cãi nhau cũng phải tranh cãi bằng sự thật."
Với việc nhà xuất bản Sự thật công bố bản tiếng Anh, ông hy
vọng cuốn "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" sẽ đến tay độc giả ở các
nước và nhận được nhiều tranh luận và phản hồi.
(BBC)
Nhận xét