5186. Vụ Formosa: 'Căng thẳng chưa có hồi kết'
Vụ Formosa:
'Căng thẳng chưa có hồi kết'
![]() |
Nhà
nước cần nhìn nhận vụ Formosa như 'một vấn đề thực sự nghiêm trọng', chứ không
chỉ thuần túy là một vụ việc
'cứ lờ đi thì nó sẽ qua', theo PGS. TS. Hoàng Ngọc
Giao
|
Diễn
biến người dân biểu tình ở Lộc Hà, Hà Tĩnh hôm 3/4/2017 với hàng nghìn người
tham gia phản đối công an và chính quyền 'đàn áp' khi họ đi đòi công lý trong
vụ Formosa và không lâu sau đó, họ bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh 'khởi tố vụ án'
cho thấy quan hệ giữa người dân và chính quyền đang hết sức 'nóng' và căng
thẳng giữa hai bên 'chưa có hồi kết'.
Trao
đổi ý kiến tại Bàn tròn Thứ Năm tuần này hôm 13/4, từ Viện Chính sách, Pháp
luật và Phát triển(PLD), PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC:
“Tôi thấy rằng hiện tượng ngày 3/4 đúng
là một hiện tượng rất nóng bỏng ở trong quan hệ giữa người dân với chính quyền
và tôi không nghĩ rằng đây sẽ là điểm kết thúc của tình trạng căng thẳng.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Tôi
thấy rằng hiện tượng ngày 3/4 đúng là một hiện tượng rất nóng bỏng ở trong quan
hệ giữa người dân với chính quyền và tôi không nghĩ rằng đây sẽ là điểm kết
thúc của tình trạng căng thẳng như thế này, trong quan hệ giữa người dân, nhất
là người dân miền Trung với chính quyền.
"Kể từ một năm trước đây, câu chuyện thảm
họa vùng biển miền Trung đã làm cho người dân miền Trung hết cơ hội sinh kế.
Biển không còn cá để đánh bắt, các doanh nghiệp ven biển cũng không còn cơ hội
để kinh doanh, sản xuất.
"Chính vì thế chuyện nhà nước ta (Việt Nam ) giải quyết như thế nào câu chuyện Formosa ,
theo tôi, đến bây giờ vẫn là câu chuyện để ngỏ.
"Và nhà nước cần nhìn nhận vấn đề này như một
vấn đề thực sự nghiêm trọng, chứ không chỉ thuần túy là một vụ việc cứ lờ đi
thì nó sẽ qua...
"Bởi vì nó gắn với đời sống của hàng trăm
ngàn bà con ở bốn tỉnh miền Trung, đấy là tôi chưa nói nhà máy Formosa nếu đi
vào hoạt động một cách chính thức, với đầy đủ công suất, thì chắc chắn việc xả
thải ra môi trường biển còn tiếp diễn nữa.
"Và như vậy nó sẽ loang rộng ra các tỉnh
khác ở phía Nam, điều đó là một điều tất nhiên và chắc chắn, nhiều nhà khoa học
đã nói," Viện trưởng Viện PLD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam (Vusta), nêu quan điểm.
Quan hệ hành chính - quyền lực
'Chính quyền cần tạo điều kiện cho dân kiện
Formosa'
Trở lại với việc xảy ra thảm họa Formosa, Tiến
sĩ Hoàng Ngọc Giao nói tiếp:
"Đáng nhẽ quan hệ dân sự đối với việc bồi
thường, người dân đòi bồi thường với Formosa, cái này chính phủ cần phải tạo
điều kiện để người dân khởi kiện trên cơ sở pháp luật, đòi bồi thường thỏa đáng
những thiệt hại mà Formosa đã gây ra cho họ...
"Điểm thứ hai, chính phủ, nếu giả sử đã lỡ
tạm nhận 500 triệu đô-la Mỹ của Formosa, thì hãy coi đây là tiền tạm ứng đền bù
cho người dân và cũng cần giải quyết cho người dân tiền tạm ứng đền bù này.
"Còn việc Formosa phải đền bù bao nhiêu, hãy
để cho tòa án và người dân đi khởi kiện ở tòa án xem xét, cân nhắc thiệt hại
thực tế để mà bồi thường.
“Đây là quan hệ hành chính - quyền lực, bất cứ doanh
nghiệp nào nếu vi phạm, gây ra thảm họa sự cố môi trường, nhà nước có quyền
kiểm tra hành chính, có quyền phạt hành chính và có quyền yêu cầu khắc phục
tình trạng ban đầu
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Và
tôi nghĩ rằng nếu ta (Việt Nam )
làm như vậy thì chắc chắn nó sẽ yên ổn tình hình và đảm bảo lợi ích của người
dân.
"Thậm chí thiệt hại của người dân sẽ lớn
hơn rất nhiều 500 triệu, điều đó là rất rõ, đấy là trong quan hệ dân sự giữa
người dân với Formosa, hãy để cho họ giải quyết câu chuyện này qua tòa án."
Về vấn đề quan hệ giữa nhà nước với Formosa, ông
Hoàng Ngọc Giao tiếp tục nêu quan điểm:
"Đây là quan hệ hành chính - quyền lực, bất
cứ doanh nghiệp nào nếu vi phạm, gây ra thảm họa sự cố môi trường, nhà nước có
quyền kiểm tra hành chính, có quyền phạt hành chính và có quyền yêu cầu khắc
phục tình trạng ban đầu.
"Thế thì trong trường hợp Formosa, nhà nước
hoàn toàn có thể trước hết là phạt hành chính đối với Formosa, sau nữa ra một
lệnh buộc Formosa phải khôi phục môi trường biển miền Trung, quay lại vị trí
ban đầu.
"Việc đó rất quan trọng và tôi tin rằng
việc yêu cầu Formosa phải phục hồi hệ sinh thái của biển bốn tỉnh miền Trung
chắc chắn sẽ buộc Formosa phải chi phí hàng chục tỷ đô-la, chứ không phải chỉ
có 500 triệu đô-la đền cho bà con," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội nói
với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 13/4.
(BBC)
Nhận xét