5098. Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?
Công chức bẻ
hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?
![]() |
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận cầm cành hoa anh đào được nhóm bạn của anh N.A.T chụp lại. |
Tình trạng quan chức Việt Nam thiếu gương mẫu được cư dân
mạng và ngay cả báo chí Nhà nước nêu lên trong những năm gần đây.
Hành động thiếu ý thức
Ngày 5/3 vừa qua báo chí trong nước đưa tin về vụ việc Phó Giám
đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận bẻ cành hoa anh đào để chụp ảnh bất chấp sự can
ngăn của người dân. Trên trang xã hội Facebook cư dân mạng truyền nhau tấm hình
một phụ nữ cầm nhành hoa anh đào được một tài khoản Facebook có tên N.A.T đăng
tải và cho biết đã ngăn cản nhưng bà này vẫn tiếp tục bẻ cành. Bức ảnh khiến
nhiều người dân, đặc biệt là người dân Thành phố Đà Lạt nơi xảy ra vụ việc bức
xúc.
Theo thông tin mà chúng tôi thu thập được, Chiều 4/3 anh N.A.T
cùng bạn bè đang dạo chơi và chụp ảnh hoa anh đào tại khu vực hồ Tuyền Lâm, Đà
Lạt thì nghe thấy một người phụ nữ nói “Tụi mày không dám bẻ để chị bẻ cho, có
ai nói gì đâu”. Thấy người này có ý định bẻ cành hoa nên anh N.A.T có can ngăn
nhưng người phụ nữ này đáp “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây
à? Em cho chị xem giấy tờ...” và sau đó bà này đã bẻ cành hoa đó.
Ngay sau hình ảnh người phụ nữ này cầm cành hoa được lan tải,
người dân đã phát hiện ra đó là bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
tỉnh Bình Thuận.
Suy nghĩ về hành động này của bà Hiếu, chị Phương, một người dân
Hà Nội cho biết:
“Tôi thấy rằng ý thức của một nhóm người
có địa vị trong xã hội, nhất là những người làm trong nhà nước, ý thức càng
ngày càng đi xuống.
- Chị
Phương, Hà Nội
Tôi nghĩ rằng hành động của bà ấy không thể chấp nhận được vì bà
ấy là một người có địa vị trong xã hội. Khi người ta nhìn thấy hành động của bà
ấy như vậy, người ta sẽ nghĩ bà ấy không có ý thức, và sẽ ảnh hưởng đến sự nhìn
nhận của giới trẻ. Bà ấy không xứng đáng với vai trò, vị trí của mình trong xã
hội.
Tôi thấy rằng ý thức của một nhóm người có địa vị trong xã hội,
nhất là những người làm trong nhà nước, ý thức càng ngày càng đi xuống. Qua đó
làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam và ảnh hưởng đến nhận thức của
giới trẻ.
Hiện tại, bà Hiếu đã xác nhận sự việc, tuy nhiên bà cho biết là
cành hoa đó sắp gãy và được một người trong đoàn bẻ đưa cho. Bà này còn giải
thích thêm rằng bà là người rất yêu hoa, thấy có người đưa cho cành hoa thì cầm
thôi chứ không nghĩ sự việc lại rắc rối đến vậy. Chị Trang, một người dân bình
thường, bày tỏ sự bức xúc của mình khi nghe câu chuyện:
Tôi thấy hành động đó quả thực không đẹp. Một công chức nhà nước
khi đi du lịch mà lại phá hoại thiên nhiên. Chúng ta có thể so sánh với Hàn
Quốc, Nhật Bản khi họ có những lễ hội hoa anh đào thì người dân có ý thức bảo
vệ rất tốt. Rất nhiều hoa nhưng không ai hái hoa, bẻ cành hay làm gì ảnh hưởng
đến tự nhiên. Người ta đã can ngăn nhưng ý thứ chị đó không tốt khi mà quyết
tâm phải hái một cành hoa mang về.
Đó là hình ảnh xấu với mọi người xung quanh, mà hơn nữa chị ấy
lại là một lãnh đạo. Đó là một tấm gương hoàn toàn không tốt.
Ngày 6/3, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ra
công văn yêu cầu bà Hiếu báo cáo đầy đủ về vụ việc bẻ cành hoa anh đào. Hiện
tại chúng tôi đã cố gắng liên lạc với bà Hiếu để được nghe trình bày cụ thể,
tuy nhiên cả điện thoại và tài khoản Facebook của bà này đều đang khóa. Sự việc
gây phẫn nộ trong dư luận cũng phần nào là do một công chức nhà nước trong giới
lãnh đạo, có địa vị, học vấn gây nên. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyến Thế Hùng nhận
định về việc này:
Đã là công chức thì lứa tuổi cũng lớn rồi, trưởng thành rồi, lại
được đi học hành về chuyên môn thì mình phải có ý thức. Vậy mà đằng này lại như
vậy thì thực sự rất đáng chê trách.
Những cảnh quan nơi công cộng người ta trồng hoa là để cho mọi
người cùng chiêm ngưỡng thì mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, không ai được
phá. Người nào mà phá tức là làm cái việc sai trái.
Đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp
![]() |
Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T. Courtesy of fb N.A.T |
Ngay từ những ngày đầu xuân năm 2017, hàng loạt các vụ có liên
quan đến sai phạm của công viên chức viên nhà nước, đặc biệt là vấn đề hành xử,
đạo đức xảy ra. Trung tuần tháng 2 vừa rồi, dư luận bày tỏ sự bất bình khi một
số cán bộ của Bộ Công thương đã rủ nhau đi lễ chùa trong giờ hành chính. Sau đó
đến vụ việc cô hiệu trưởng trường Tiểu Học Nam Trung Yên - Tạ Thị Bích Ngọc
chối bỏ trách nhiệm khi xe taxi chở mình tông gãy chân một học sinh ngay trong
sân trường. Trước đó, ông Vũ Phi Hùng, Phó trưởng Phòng Tư pháp thành phố Hạ
Long có hành động ngủ trong giờ làm việc, gác chân lên bàn, và có những hành
động, lời nói thiếu văn hóa, phản cảm.
Nhận xét về tình hình ngày càng nhiều công viên chức nhà nước có
những vi phạm không chỉ tại cơ quan, mà còn ở cả nơi công cộng, Nhà văn hóa,
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết:
“Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng
cái sai không phân biệt được...Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột
xuống là như thế.
- GSTS
Nguyến Thế Hùng
Đấy là một người có ăn mà không có học, và là kết quả của một
thể chế đang ở giai đoạn rệu rã.
Còn những người mà đi chơi liên miên thì bởi vì họ lấy vào quá
nhiều, từ bà con thân thích, từ nể nang đút lót, và họ không có việc gì làm thì
họ đi chơi thôi.
Sau khi tin tức về những vụ vi phạm của công chức nhà nước được
loan tải, cơ quan chức năng gần đây cũng lên tiếng thông báo về biện pháp kỷ
luật. Tuy nhiên, nhiều người dân đặt ra câu hỏi rằng không biết bao nhiêu
chuyện xảy ra mới có vài chuyện bị bại lộ, và rằng Nhà nước đã lên tiếng cảnh
báo nhưng vì sao ngày càng nhiều sự việc liên quan đến đạo đức xuống cấp của
công viên chức vẫn xảy ra. Trước tình hình đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyến Thế Hùng
đánh giá là do sự suy đồi của xã hội:
Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt
được. Ở Việt Nam
bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội
rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng
buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không
cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân
rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng lại có dịp sinh sôi nảy nở. Nói
cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế.
Một công dân bình thường như chị Trang cũng bày tỏ sự lo ngại về
hình ảnh đất Việt sẽ bị bôi xấu bởi hành xử của những người lãnh đạo. Theo chị
này thì công chức trước hết phải làm gương cho các bộ phận tầng lớp nhân dân,
thứ hai đã là công chức, đang tiêu tiền thuế của dân thì cần phải có ý thức và
trách nhiệm tốt hơn khi làm công việc của mình.
Lan Hương
(RFA)
Nhận xét