4980. Ý kiến nhà văn: "Nên ngừng Giải thưởng VHNT của Nhà nước"
Ý kiến nhà văn:
"TÔI ĐỀ NGHỊ
NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT CỦA NHÀ NƯỚC"
Trần Nhương/ Ngày 18 tháng 1 năm 2017
TNc: Bài này tôi cho lên trang đã có 4182 người đọc và một số
trang cóp về. Nhân việc nhà thơ Xuân Quỳnh bị đánh trượt Giải Hồ Chí
Minh, tôi thấy ý kiến đề nghị của tôi có nhiều người đồng thuận...
Tôi phải nói ngay, tôi chưa bao giờ đăng kí dự Giải thưởng Nhà nước nên ý kiến
của tôi không phải ganh ghét so bì gì.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng chắc sẽ có đồng nghiệp nói ông không dự giải thì để chúng tôi, cắc cớ chi mà đề nghị ngừng. Thưa các bạn, ý kiến tôi chỉ là rất li ti, chắc gì Nhà nước nghe mà các bạn lo. Xin các bạn hãy cứ hy vọng, “đến hẹn lại lên” 5 năm nữa có thể có bạn.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng chắc sẽ có đồng nghiệp nói ông không dự giải thì để chúng tôi, cắc cớ chi mà đề nghị ngừng. Thưa các bạn, ý kiến tôi chỉ là rất li ti, chắc gì Nhà nước nghe mà các bạn lo. Xin các bạn hãy cứ hy vọng, “đến hẹn lại lên” 5 năm nữa có thể có bạn.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng Nhà nước vì mấy lẽ sau đây:
1-
Kiểu Giải thưởng và phong tặng Danh hiệu nghệ sỹ của ta là học mót anh CCCP, nó
cũ mèm. Nước họ thì đủ năng lực, còn ta chủ yếu là cảm tính, cảm tình.
2-
Giải thưởng VHNT nhưng khi xét thì không dựa vào VHNT là mấy. Thì như năm 2016
các vị văn tài được độc giả tôn vinh thì Nhà nước lắc đầu….
3-
Hội đồng tham mưu cho Nhà nước chủ yếu soi nhân thân, cố chấp mà thực chất có
vị không am hiểu phẩm hạnh của VHNT
4-
Nếu so bì các vị được giải năm nay và các năm trước thì đa phần các nhà văn
Việt Nam đều được giải, vậy là Giải đã quần chúng hóa, bình dân hóa. Trong số
22 vị hội đủ phiếu chỉ chừng một nửa xứng đáng.
5-
Sinh ra Giải thưởng, bỏ phiếu thì có chuyện “chạy” giải, xin phiếu. Nhà nước
không nên có mảnh đất để sinh thêm tiêu cực .
6-
Chi phí cho giải thưởng khá tốn kém mà tác dụng tôn vinh chẳng đáng là bao, có
khi còn tôn vinh không trúng, trong khi nợ công tăng nhanh, dân đã nghèo lại
cõng thêm đóng góp.
Tôi đề kiến nghị:
1- Các Giải VHNT và các ngành khác để cho các chuyên ngành trao giải, họ thuộc nhau, họ có chuyên môn về ngành mình hơn. Thí dụ Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn VN cũng danh giá đáng tôn vinh.
2- Nếu Nhà nước cố kiết vẫn muốn trao giải cho tỏ rõ quan tâm đến trí thức thì nên đổi tên giải, Thí dụ “Giải thưởng đúng đường lối”, hay “”Giải thưởng VHNT nhiệm kỳ”….
Các vị tiền bối như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ... chả có giải gì mà văn chương của họ "Kim cương bất hoại". Đến như Bác Hồ, khi Quốc hội đề nghị trao Huân chương Sao vàng cho Cụ, Cụ từ chối. Đến khi Cụ về với Cacmac Lenin vẫn không có huân chương giải thưởng gì. Sao chúng ta không học tập cụ Hồ ? Những người sáng tạo VHNT được bạn đọc ghi nhận là phần thưởng to nhất rồi !
Trần Nhương (Nhà văn)
RẤT BẤT BÌNH KHI XUÂN QUỲNH BỊ LOẠI KHỎI GT HỒ CHÍ MINH
1- Các Giải VHNT và các ngành khác để cho các chuyên ngành trao giải, họ thuộc nhau, họ có chuyên môn về ngành mình hơn. Thí dụ Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn VN cũng danh giá đáng tôn vinh.
2- Nếu Nhà nước cố kiết vẫn muốn trao giải cho tỏ rõ quan tâm đến trí thức thì nên đổi tên giải, Thí dụ “Giải thưởng đúng đường lối”, hay “”Giải thưởng VHNT nhiệm kỳ”….
Các vị tiền bối như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ... chả có giải gì mà văn chương của họ "Kim cương bất hoại". Đến như Bác Hồ, khi Quốc hội đề nghị trao Huân chương Sao vàng cho Cụ, Cụ từ chối. Đến khi Cụ về với Cacmac Lenin vẫn không có huân chương giải thưởng gì. Sao chúng ta không học tập cụ Hồ ? Những người sáng tạo VHNT được bạn đọc ghi nhận là phần thưởng to nhất rồi !
Trần Nhương (Nhà văn)
RẤT BẤT BÌNH KHI XUÂN QUỲNH BỊ LOẠI KHỎI GT HỒ CHÍ MINH
Hà Thu Anh
Gia đình, đồng nghiệp bất bình khi Xuân Quỳnh bị loại khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh.
Gia đình, đồng nghiệp bất bình khi Xuân Quỳnh bị loại khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh.
Con ruột
cố nhà thơ nói việc hồ sơ mẹ anh bị loại không rõ lý do là điều bất thường, còn
tác giả Nguyễn Quang Thiều, Thu Huệ... bày tỏ thất vọng.
Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Thi đua - Khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch mới đây cho biết, Vụ đã nhận được danh sách các tác giả được Hội đồng
xét duyệt cấp Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2016. Thi sĩ Xuân
Quỳnh không có
tên trong danh sách này. Trước đó, hồ sơ của cố thi sĩ đã vượt qua ba vòng xét
duyệt.
Thông tin khiến gia đình cố thi sĩ bức xúc. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ
- em ruột cố nhà thơ Lưu Quang Vũ - là người trực tiếp chuẩn bị hồ sơ cho Xuân
Quỳnh. "Tôi rất bất bình, không biết lý do vì sao. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã
qua ba vòng bình chọn cấp cơ sở, phiếu bầu ở cả ba vòng đều rất cao".
Theo nhà
nghiên cứu Lưu Khánh Thơ, trước đó gia đình đã cố gắng để có được các giấy tờ
hợp lệ, dù con trai Xuân Quỳnh là anh Tuấn Anh ban đầu không mặn mà với việc
làm hồ sơ. Bà Thơ kể, sau khi lo hết các giấy tờ, hồ sơ của cố thi sĩ chỉ có
một khúc mắc là hai tác phẩm đưa ra xét giải - Lời ru trên mặt đất và Bầu trời
trong quả trứng - từng được giải Hội Nhà văn và giải thưởng Văn học thiếu nhi
nhưng bằng chứng nhận không có vì đã mất gần 30 năm. Tuy nhiên, Hội Nhà văn đã
làm xác nhận là tác phẩm được giải thưởng, có nghĩa là đủ điều kiện.
Lưu Khánh
Thơ cho biết 15h ngày 16/1, bà cùng cháu trai tới gặp nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là phó Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước của
đợt xét giải này. "Anh ấy cũng rất bất bình, không biết vì sao hồ sơ bị
gạt ra. Hữu Thỉnh nói đã gửi công văn hai lần lên cấp cao hơn để hỏi lý do
nhưng chưa được trả lời".
Nhà
nghiên cứu nhận định việc hồ sơ của Xuân Quỳnh bị gạt ra mà không có lý do là
điều rất xúc phạm. Còn anh Tuấn Anh bày tỏ: "Việc này tôi và gia đình muốn
làm rõ. Giải thưởng với mẹ tôi không quan trọng lắm vì ngày xưa các cụ làm thơ
không phải vì giải. Nhưng chúng tôi vẫn muốn xác minh vì nó là uy tín của gia
đình, uy tín của mẹ tôi".
Con trai
Xuân Quỳnh chia sẻ hôm 16/1, anh gọi điện cho ông Phùng Huy Cẩn thì được ông
này nói đang công tác trong Nam
không tiện trả lời. Trả lời VnExpress chiều 17/1, ông Phùng Huy Cẩn cho biết
ông vẫn đang công tác trong TP HCM và không trả lời về vụ việc qua điện thoại.
Trong khi đó, nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ với VnExpress: "Tôi chưa
được giải thích cụ thể. Hiện nay chưa có công văn chính thức giải thích cho
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam hay Hội Nhà văn lý do hồ sơ của
thi sĩ Xuân Quỳnh bị để lại. Trong ba lần xét duyệt trước chị ấy đều đủ điều
kiện, tiêu chuẩn và đạt phiếu cao, không có vấn đề gì vi phạm cả".
![]() |
Nhà thơ Xuân Quỳnh được đề nghị xét tặng giải thưởng với hai tập thơ là "Lời ru trên mặt đất" và "Bầu trời trong quả trứng". |
Giới văn nghệ sĩ cũng bày tỏ tiếc nuối
trước việc nhà thơ Xuân Quỳnh "trượt" giải.
Nhà phê bình văn
học Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - nói sự việc khiến giới cầm
bút và độc giả thất vọng. Theo ông, giải thưởng Hồ Chí Minh được trao cho các
tên tuổi có đóng góp cho công cuộc cách mạng, xây dựng, đổi mới đất nước, đồng thời
có ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp công dân. Sáng tác của nữ sĩ Xuân Quỳnh hoàn
toàn xứng đáng với tiêu chí này. Khi còn sống, bà đã đi sâu vào vùng chiến sự
để viết những vần thơ, thể hiện sự gắn bó với nhân dân, đất nước. Điều này được
thể hiện rõ trong tập Gió lào cát trắng. Bên cạnh đó, các áng thơ trữ tình của
bà có sức sống lâu bền.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
- chia sẻ: "Xuân Quỳnh - với tất cả sáng tạo từ những năm tháng chiến
tranh đến sau hòa bình - đã để lại tài sản không nhỏ về thơ ca, là một trong
những nhà thơ nữ xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam . Việc chị không được Giải
thưởng Hồ Chí Minh là điều rất đáng buồn".
Nhà văn Thu Huệ bức xúc cho biết
bà cùng nhiều người trong giới văn nghệ sĩ đều thắc mắc nguyên nhân. Theo nữ
tác giả, việc Xuân Quỳnh có khoảng 200 bài thơ, năm bài đưa vào sách giáo khoa,
46 bài ở các sách tham khảo cùng nhiều ca khúc phổ nhạc từ thơ của bà cho thấy
cố thi sĩ hoàn toàn xứng đáng với giải thưởng.
Trong lúc lý do
chưa được công bố rõ ràng, ông Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận định riêng nguyên
nhân có thể do chênh lệch về thành phần của các thành viên trong Hội đồng xét
duyệt cấp Nhà nước. Cụ thể là sự góp mặt của người có chuyên môn văn học trong
Hội đồng quá ít. Ngoài Xuân Quỳnh, ông Phạm Xuân Nguyên còn bày tỏ tiếc nuối
khi nhà thơ Thu Bồn cũng không có tên trong danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh
đợt này.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận
xét một số quy chế trong việc việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh hiện nay chưa
thỏa đáng. "Có hai quy định bất cập: Thứ nhất những ai chưa được giải
thưởng Hội Nhà văn hay giải thưởng tương đương như của Ủy ban Liên hiệp Văn học
toàn quốc thì không được nhận Giải thưởng Nhà nước hay Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, những tác phẩm đăng ký Giải thưởng Nhà nước rồi sẽ không được đăng ký
vào hồ sơ xét Giải thưởng Hồ Chí Minh nữa".
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận định
một khi những quy chế này tồn tại, nếu không cẩn thận, giải thưởng sẽ không
được trao cho người xứng đáng. Ông Nguyễn Quang Thiều cho rằng quy chế cần đổi
thay. Ông từng phát biểu về điều này trong cuộc họp với Bộ Văn hóa nhưng chưa
thấy sự thay đổi nào.
Giải thưởng Hồ
Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được thành lập để tôn vinh các công trình
thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn học, nghệ thuật. Trong đó, lĩnh vực
văn học, nghệ thuật bao gồm các hạng mục: sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, múa,
văn nghệ dân gian, văn học, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật. Giải thưởng Hồ Chí
Minh được xét tặng và công bố 5 năm một lần, Giải thưởng Nhà nước công bố 2
năm một lần. Giải thưởng Hồ Chí Minh đến nay đã trao bốn đợt vào các năm
1996, 2000, 2005, 2012.
|
vnexpress.net
(Theo trannhuong.com)
(Theo trannhuong.com)
Nhận xét