4977. SởTT&TTHà Nội: Loa phương rất hiệu quả, không thể bỏ

SởTT&TTHà Nội: Loa phương rất hiệu quả, không thể bỏ

Thay vì xóa bỏ đi loại hình loa phường thì lãnh đạo Sở TT-TT Hà Nội lại nghĩ nên đầu tư công nghệ tiên tiến để hoàn thiện hơn hệ thống này.
Hệ thống truyền thanh rất có hiệu quả
Trước chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, do vậy cần đánh giá, rà soát, nếu nơi nào thấy không cần thiết thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi, trao đổi với báo chí ngày 14/1, ông Nguyễn Minh Khánh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nêu quan điểm, hệ thống loa phường hoạt động rất có hiệu quả và Sở sẽ tham mưu không bỏ mà chỉ điều chỉnh hệ thống truyền thanh này.

Nói rõ hơn về lý do không nên bỏ loại hình này, ông Khánh phân tích: "Theo tôi nghĩ là không nên bỏ hệ thống truyền thanh, mà vấn đề là quá trình rà soát, đánh giá phải đề xuất điều chỉnh những bất cập của nó.

Đặc biệt trong đó là phải đầu tư công nghệ tiên tiến để hệ thống truyền thanh thân thiện hơn, phù hợp với nhu cầu của người dân".

Thực tế, theo ông Khánh, cách đây 3-4 năm, Sở cũng đã nhận được nhiều phản ánh của người Hà Nội về vấn đề hệ thống loa phường gây ra nhiều phiền hà đặc biệt gia đình có người già, trẻ nhỏ.
So TT-TT Ha Noi: Loa phuong rat hieu qua, khong the bo
Hệ thống loa phường không nên bị xóa bỏ
"Nhưng nếu đánh giá chung thì thấy hệ thống truyền thanh rất có hiệu quả, đặc biệt nó có vai trò quan trọng đối với người dân địa bàn. Tuy nhiên, mỗi vùng miền có sự khác biệt, do vậy khi rà soát, đánh giá chúng tôi sẽ dựa trên sự khác biệt đó để nghiên cứu, đưa ra những đề xuất phù hợp", ông Khánh nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Giám đốc Sở TT-TT cũng cho biết thêm: "Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao cho chúng tôi rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh phường, xã, thị trấn đến đâu, đặc biệt là ở các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Từ đó, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh.
Hệ thống này thuộc quyền quản lý của UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn và lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo như vậy trên cơ sở lắng nghe ý kiến của người dân, trong đó có ý kiến phản ánh trong một số thời gian, thời điểm phát thanh đã ảnh hưởng đến cuộc sống khi mà công nghệ truyền thông đã đổi mới rất nhiều.
Lãnh đạo thành phố giao cho chúng tôi trong quý một năm 2017 phải hoàn thành nhiệm vụ trên. Hiện chúng tôi đã trao đổi với 30 quận, huyện, thị xã triển khai việc đánh giá tổng thể hệ thống truyền thanh".
Xin ý kiến người dân đóng góp cho hệ thống loa phát thanh
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP, ông Khánh cũng nói rõ, Sở sẽ khảo sát về cơ sở vật chất, nội dung thông tin, thời gian, thời điểm phát thanh diễn ra như thế nào ở xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, sẽ lấy ý kiến của người dân để thấy được tính hiệu quả của hệ thống truyền thanh hiện nay.
Cũng có thể, Sở TT-TT sẽ xây dựng thêm chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử để xin ý kiến người dân đóng góp về hệ thống loa truyền thanh.
Trong khi đó, trước đề xuất bỏ loa phường, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, một người gắn bó nhiều năm liền với thủ đô khẳng định hoàn toàn đồng tình với ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
“Tôi thấy hiệu quả của loa phường rất thấp, thậm chí nhiều khi người ta còn lạm dụng nữa. Bản thân tôi thấy rất khó chịu và bị làm phiền bởi loa phường. Tôi sống ở nước ngoài thì thấy bất cứ ai ở ngoài đường mà gây ra tiếng ồn thì cảnh sát sẽ tới xử lý. Người ta tôn trọng im lặng cho cá nhân. Nhưng chúng ta cứ sa sả nói bên tai nhưng có ai nghe đâu.

Chúng ta đã có 1 hệ thống thông tin rất dày đặc, cả nước có truyền hình, từng khu vực có truyền hình và từng tỉnh cũng có truyền hình. Như vậy có cần thiết phải duy trì loa phường nữa không”, ông Thịnh đặt vấn đề.
Vì vậy, theo ông Thịnh, trong điều kiện hiện nay loa phường có hại nhiều hơn và nên xóa bỏ, chắc chắn dân sẽ rất ủng hộ.

Trong khi, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học xây dựng Hà Nội cũng đồng tình.

"Tôi cho rằng hiện nay có nhiều cách để thông tin đến người dân. Có thể thông qua tổ trưởng tổ dân phố, thông qua bảng tin, trên đài, ti vi và trên mạng. Vì vậy chúng ta nên xem xét xem khu vực nào thì cần loa phường, khu vực nào thì không. Những người có điều kiện, có trình độ dân trí cao hơn thì họ đọc mạng, báo chí, qua truyền thông, vô tuyến...”, ông Hùng nhấn mạnh.

Sơn Ca
(Đất Việt)/ TTHN

Loa phường bi ca

Em già rụng hết cả răng
Phều phào cái giọng, nói năng phập phù
Cái lưng thì nó gù gù
Bởi chưng treo cột tít mù bao năm
Mà anh yêu đắm yêu đằm
Quan phường quan xã cứ mần nát em
.
Hết thời xếp xó cho êm
Loa phường đồ cổ cho lên thiên đường....
Trương Tuần
(Theo Trannhuong.com)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.