4896. Hưởng ứng ý kiến Tổng Bí thư: Làm thế nào để nhốt quyền lực vào “lồng quy chế"?
Hưởng ứng ý kiến Tổng Bí thư: Làm thế nào để nhốt quyền lực vào
“lồng quy chế"?
![]() |
Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hà Nội - (Ảnh: dangcongsan.vn). |
(GDVN) - Không một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của Nhân
dân, chỉ Nhân dân mới có thể tạo nên chiếc lồng đủ mạnh, chắc và lớn để nhốt
tất cả các loại “phản quyền lực".
Ngày
17/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu
cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri
quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Dẫn ý
kiến của Tổng Bí thư, Báo điện tử Infonet.vn viết:
“Tổng Bí thư cũng lưu ý về việc
đề phòng kẻ địch lôi kéo, chống phá nhân dân. Bây giờ nhìn đâu cũng thấy tham
nhũng, chỗ nào cũng thấy cán bộ hư hỏng…
Trung ương Đảng đã đưa ra 4 nhóm giải pháp,
trong đó có giải pháp rất quan trọng đó là kiểm soát quyền lực, nhốt quyền lực vào trong
lồng quy chế”. [1]
Từ ý kiến của Tổng Bí thư và một số cán bộ
cao cấp Đảng và Nhà nước, có thể thấy khó khăn lớn nhất của cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là kiểm soát
quyền lực.
Quyền
lực khi không kiểm soát được thì trở thành “phản quyền lực”, không còn là quyền
lực thông thường, “phản quyền lực” luôn song hành cùng quyền lực và là mặt trái
của quyền lực.
Quyền
lực mà nhân dân ủy thác cho Nhà nước phải được thực thi triệt để, một khi nó bị
biến tướng, bị lợi dụng để chống lại nhân dân, bị biến thành “phản quyền lực”
thì mới phải kiểm soát, mới phải “nhốt” trong lồng pháp luật.
Các nhà
vật lý đã chứng minh sự tồn tại của các loại hạt nhỏ hơn nguyên tử (hạ nguyên
tử) như electron, proton, neutron… các hạt vật chất này đều có “phản hạt” đồng
hành với nó.Từ ý
kiến này, người viết liên tưởng đến một thành tựu Vật lý hiện đại, đó là “phản
vật chất”.
Sự kết
hợp của các “phản hạt” tạo nên “phản vật chất”, khi phản vật chất xuất hiện và
tiếp xúc với vật chất , chúng tiêu hủy lẫn nhau và giải phóng năng lượng.
Cách
duy nhất để "cầm tù" phản vật chất là giữ nó trong môi trường phi vật
chất, đó là “lưới từ trường”. Cho đến nay thời gian “cầm tù” phản vật chất dài
nhất là gần 17 phút (khoảng 1.000 giây).
Từ câu chuyện Vật lý này, có một liên
tưởng thú vị là muốn nhốt “phản quyền lực” con người không thể dùng quyền lực
thông thường mà phải tạo ra “môi trường phi quyền lực”.
Trước
khi đề cập khái niệm “phi quyền lực” hãy cùng điểm lại một chút lý luận về “Quyền
lực”, bộ phận quan trọng cấu thành Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, cốt lõi
trong lý luận về Nhà nước và pháp luật của C. Marx và Ph. Ăng-ghen.
Theo đó “chuyên chính vô sản là việc
giai cấp công nhân nắm quyền lực Nhà nước và sử dụng quyền lực Nhà nước
trấn áp giai cấp tư sản".
Vào
thời đại của mình, Marx và Ph.Ăng-ghen khẳng định hai điều:
-
Chuyên chính vô sản là việc giai cấp vô sản giành lấy quyền lực Nhà nước;
- Giai
cấp vô sản sử dụng quyền lực Nhà nước để trấn áp giai cấp tư sản (chứ không
phải với mọi giai tầng khác trong xã hội).
Trong
một xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp như nước ta hiện
nay, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định “quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí
thức”, như vậy chủ thể của quyền lực Nhà nước và đối tượng “trấn áp” của quyền
lực đã có thay đổi so với quan điểm của Marx và Ph.Ăng-ghen.
Sự thay
đổi này đòi hỏi phải có những chuyển biến nhận thức về sử dụng quyền lực và
quản lý quyền lực Nhà nước cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Vì không còn mâu thuẫn đối kháng, không có
một giai cấp thống lĩnh quyền lực nên không tồn tại chuyện “sử dụng quyền lực Nhà nước” để trấn
áp các đồng minh chính trị trong khối liên minh “công-nông-trí”.
Mặt
khác, nhân loại ngày nay đã bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, nền
kinh tế “cơ bắp” đang chuyển thành nền kinh tế tri thức, các thiết bị tự động
(rô bốt) sẽ dần thay thế lao động của con người nên đội ngũ trí thức, các nhà
khoa học mới là lực lượng đặt nền móng cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất
trong xã hội hiện đại.
Theo
quan điểm triết học, loài người được tạo hóa ban cho khá nhiều “quyền”: quyền
con người, quyền tự do, dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền học tập nâng
cao trình độ…
Tuy
nhiên tất cả các quyền đó, dẫu có cao đẹp, nhân văn, dẫu có do tạo hóa sinh ra
và không thể phủ nhận thì thực tế không ít trường hợp vẫn bị chi phối bởi một “quyền”
khác, đó là “Quyền cai trị”.
Có thể
đó là quyền cai trị về mặt Nhà nước, tức là việc nắm các công cụ trấn áp như
luật pháp, tòa án, lực lượng vũ trang… cũng có thể đó là quyền cai trị về tinh
thần như vai trò của một/một số số cá nhân hay vai trò của các tổ chức chính
trị, tôn giáo…
Gần 100 năm trước, khi chính quyền vô sản
đầu tiên trên thế giới vừa được hình thành tại Nga, V. Lênin đã viết trong tác
phẩm: “Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính”, công bố ngày
20/10/1920:[1]
Trong tác phẩm này, Lênin viết: “Khái niệm khoa học về chuyên chính không phải cái gì khác hơn là
một chính quyền không bị cái gì hạn chế cả, không bị bất cứ luật pháp nào hạn
chế, hoàn toàn không bị một quy tắc nào hạn chế cả, và trực tiếp dựa vào bạo
lực”.
Để tránh những giải thích hoặc nhận thức
sai lệch luận điểm của mình, rằng “chính quyền không bị bất cứ luật pháp nào
hạn chế”, Lênin viết:
“Chính quyền không bị hạn chế,
bất kể luật pháp, dựa vào sức mạnh, hiểu theo nghĩa trực tiếp nhất, đấy chính
là chuyên chính.
Nhưng sức mạnh mà chính quyền mới đã dựa vào
và đang tìm cách dựa vào lại không phải là sức mạnh của lưỡi lê nằm trong tay
một nhúm quân nhân, cũng không phải là sức mạnh của "sở cảnh sát",
không phải là sức mạnh của tiền bạc và cũng không phải là sức mạnh của bất cứ
thiết chế nào được thiết lập trước đây…”.
Chỉ còn
4 năm nữa là tròn 100 năm kể từ khi Lênin viết ra những dòng này.
Thế giới ngày nay đã không còn là thế giới
cách đây gần 100 năm, nhận thức của loài người về tự nhiên và xã hội, về đấu
tranh giai cấp và bạo lực cách mạng, về chuyên chính vô sản và chính quyền của dân, do dân và vì dân một thế kỷ qua đã có
những thay đổi căn bản.
Lênin với tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ đã
không thừa khi người cảnh báo, một khi giai cấp vô sản đã nắm quyền, đã xây
dựng được “chính quyền mới” thì sức mạnh mà
chính quyền đó “dựa vào” hoặc “tìm cách dựa vào” tuyệt đối không
phải là sức mạnh của “lưỡi lê”, "sở cảnh sát" hay “tiền bạc”.
Trong các xã hội trước xã hội tư bản,
“quyền lực” luôn thuộc về một thiểu số, có thể là Vương quyền, Thần quyền hoặc đôi khi manh nha xuất hiện
Dân quyền.
Kể từ
khi Chủ nghĩa Tư bản thắng thế thì Thần quyền không còn vai trò chi phối, chỉ
còn lại Vương quyền và Dân quyền.
Vương
quyền là nói về quyền lực của vua chúa, Vương quyền “thuần túy” tồn tại trong
các quốc gia theo chế độ quân chủ.
“Vương
quyền biến tướng” xuất hiện tại các quốc gia quân chủ lập hiến, tại đây vua và
hoàng tộc không giữ vai trò quyết định, quyền lực thuộc về Nghị viện (Quốc
hội).
Tương
tự như Vương quyền, Dân quyền thực sự là quyền lực thuộc về toàn dân, “Dân
quyền biến tướng” là quyền lực của dân nhưng vì lý do nào đó mà ủy thác cho một
lực lượng chính trị, đôi khi chỉ là một người hoặc một nhóm người mà ta sẽ gọi
là “người được ủy thác”.
Lịch sử
thế giới cho thấy quyền lực có thể đoạt được thông qua chiến tranh, các cuộc
cánh mạng hoặc các phương pháp phi bạo lực, một số trường hợp là sự lạm dụng
“quyền được ủy thác” thậm chí là cưỡng bức, đánh cắp sự ủy thác, biến quyền lực
thành tài sản riêng.
Có một sự thật không mấy vui vẻ là đôi khi
người ta đồng nghĩa “quyền lực chính trị” với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thiết chế “tam quyền
phân lập” bị vô hiệu và quyền lực được tập trung vào một chủ thể duy nhất.
Một số
ý kiến cho rằng loài người ngày nay sống trong một “thế giới phẳng”, sự phổ cập
mạng Internet toàn cầu khiến cho mọi sự “gồ ghề” về kinh tế, chính trị, văn hóa
không còn nổi bật, loài người trở nên bình đẳng hơn, “phẳng” hơn cả về quyền
lợi và nghĩa vụ.
Lý luận
kiểu này không đúng khi xem xét sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của cư
dân và các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
1%
người giàu nhất thế giới hiện nắm giữ 50% của cải toàn cầu, cụ thể là 85 người
giàu chiếm hữu lượng tài sản bằng 3,5 tỷ người còn lại.
Như đã
nói, “người được ủy thác” sử dụng chính quyền do mình lập ra để thực thi quyền
lực được ủy thác, quyền lực đó phải nhắm đến đích là lợi ích của người ủy thác
chứ không phải của người được ủy thác.
Trong
dân gian, chuyện mượn đồ của người khác lâu ngày không trả, đến một lúc mặc
nhiên coi đó là vật của mình diễn ra không hiếm, đặc biệt là ở nông thôn, khi
quan hệ làng xã, dòng tộc chiếm địa vị chi phối.
Có phải
vì thế nên những người cẩn thận phải khắc tên hay đánh dấu vào đồ vật trước khi
cho mượn?
Khi tâm
lý nông dân len lỏi vào chính trường, không ít trường hợp “người được ủy thác”
cũng lầm tưởng về quyền lực mà mình “mượn” được của dân, mượn lâu đến mức phân
vân không biết nó là của ai và có cần phải trả hay không!
Các nhà làm phim, các nhà khoa học nghiên
cứu “trí tuệ nhân tạo” có một lo lắng chính đáng khi loài
người đang cố tạo ra người máy biết tư duy, họ lo rằng sẽ đến một lúc nào đó,
người máy sẽ thông minh hơn con người, người máy sẽ tự nhân bản và chiếm quyền
kiểm soát cả hành tinh.
Một số
bộ phim khoa học viễn tưởng đã đề cập đến chuyện nhà thiết kế bí mật cài vào
trí tuệ nhân tạo một “mã dự phòng” đề phòng trường hợp người máy nổi loạn.
Khi cần
thiết chỉ cần kích hoạt “mã dự phòng” thì toàn bộ “xã hội người máy” sẽ bị tê
liệt.
Dẫu sao
đấy mới chỉ là khoa học viễn tường, không phải là hình ảnh hiện tại của xã hội
loài người.
Khi ủy
thác quyền lực, dân chúng đương nhiên rất tin tưởng vào “người được ủy thác” và
vì thế trong đa số trường hợp, sự ủy thác không kèm theo “mã dự phòng”.
Người
dân Trung Đông, Bắc Phi, Apghanistan… từng rất hoan hỉ với tự do khi các chế độ
độc tài sụp đổ nhờ bom đạn của “Liên quân”, cuộc cách mạng màu không thiếu máu
đổ mà người dân Ukraina hồ hởi rốt cuộc có mang lại cho họ tự do?
Hàng
triệu người châu Phi phải rời bỏ quê hương, rời bỏ thứ “tự do” mà họ mơ màng
chẳng qua chỉ vì những kẻ họ đặt hết niềm tin đã đổi nó lấy viện trợ để cùng cố
quyền lực của mình.
Lịch sử
đau thương của dân tộc Do Thái cho chúng ta một ví dụ về niềm tin sắt đá của
một dân tộc quyết tâm giành lại quyền sống của mình sau hàng chục thế kỷ bị mất
Tổ quốc, bị phiêu bạt khắp thế giới và bị họa diệt chủng trong chiến tranh thế
giới lần thứ hai.
Người
Do Thái đã chứng minh rằng, ngay cả khi đã đã trắng tay thì vẫn có thể giành
lại quyền đã mất, mọi điều đều “có thể” chứ không phải là “không thể”.
Niềm
tin ấy xuất phát từ một thực tế mang tính quy luật, rằng bất kỳ vương triều
nào, khi bắt đầu nền cai trị cũng là lúc đặt viên gạch đầu tiên cho huyệt mộ
của mình.
Sự chờ
đợi có thể trong nhiều năm, đối với người Do Thái là cả thiên niên kỷ, miễn là
có niềm tin.
Trở lại
vấn đề nhốt “phản quyền lực” trong môi trường “phi quyền lực”, xin trích một số
ý kiến đăng trên Báo Điện tử Tạp chí Cộng sản:
“Trên một số lĩnh vực của đời
sống xã hội, còn có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ cương. Quyền làm
chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; còn hiện tượng mất dân
chủ, dân chủ mang tính hình thức”. [2]
Hoặc “đổi mới căn bản nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó có phương thức lãnh đạo xây dựng Nhà
nước thật sự của nhân dân, bảo đảm quyền lực là của nhân dân.
Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước. Ủy quyền mà
không mất quyền. Ủy quyền và kiểm soát được quyền lực, không để lộng quyền”. [3]
Nhận
định của cơ quan lý luận và Chính trị của Đảng:
“Quyền làm chủ của nhân dân chưa
được tôn trọng; còn hiện tượng mất dân chủ, dân chủ mang tính hình thức”cho
thấy một thực tế là dân chúng đang tạo nên một môi trường “phi quyền lực” lý
tưởng.
Như vậy
chỉ có thể dùng môi trường “phi quyền lực” là Nhân dân mới có thể nhốt “phản
quyền lực” vào lồng luật pháp, còn nếu sử dụng “quyền lực” để quy thuận “phản
quyền lực” thì chưa thể khẳng định kết quả sẽ như thế nào bởi các nhà vật lý
không nghiên cứu các hiện tượng xã hội!
Không
một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của Nhân dân, chỉ Nhân dân mới có thể tạo nên
chiếc lồng đủ mạnh, đủ chắc và đủ lớn để nhốt tất cả các loại “phản quyền lực”.
Điều mà Tổng Bí thư mong mỏi cũng là nguyện vọng của toàn
dân, và đương nhiên, quyền lực của Nhân dân là không bị hạn chế và không thể
quản lý.
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương
"Có thể Nhà nước sẽ có một cái “lồng” tốt hơn, “kín” hơn để “nhốt” những quyền lực, kiểm soát tốt hơn quyền lực của nhiều vị Bộ trưởng, trưởng ngành. Nhưng nếu chỉ “nhốt” thôi mà không có cơ chế, xử lý mạnh mẽ, quyết liệt hơn với những vị có hành vi vi phạm nghiêm trọng, đã được xác định rõ ràng, mà chỉ có “cảnh cáo”, “khiển trách”, “cách chức” với một chức vụ đã không còn tồn tại… thì e rằng những “quyền lực đen” ấy lại có dịp “thoát cũi, sổ lồng”, làm những điều gây hại lớn cho nước, cho dân…"
Nhận xét