4049. Chuyển giao quyền lực Nhà nước ngay trong kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIII
Chuyển giao quyền
lực Nhà nước ngay trong kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIII
Hữu Vinh - /
![]() |
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc. |
VietTimes – Tổng Thư ký
Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ phê chuẩn các
chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Và trên cơ sở
đề nghị của tân Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sẽ phê chuẩn các chức danh thành
viên Chính phủ.
Chiều 18/3/2016, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức buổi
họp báo công bố dự kiến chương trình và nội dung kỳ họp 11 và cũng là kỳ họp
cuối cùng của Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Minh Thông – Phó
Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cho biết: Kỳ
họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 21/3 tại Nhà Quốc hội, Thủ
đô Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 19
ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 12/4/2016).
Tại kỳ họp này, Quốc
hội sẽ dành khoảng 10,5 ngày (từ 31/3 – 12/4/2016) để xem xét, quyết định công
tác nhân sự Nhà nước và sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt
của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công
nhiệm vụ mới đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
“Bộ Chính trị đã xem
xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh
lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc của Đảng và thống nhất
cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước
một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triểu khai tổ chức thực hiện Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện
toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội
khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”, Phó Tổng thư ký
Quốc hội thông tin.
Trả lời câu hỏi của
phóng viên về việc tại sao Quốc hội lại tiến hành xem xét, kiện toàn các chức
danh lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp Quốc hội này mà không chờ đến kỳ họp đầu
tiên của Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho
biết, do sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng XII thì một số chức danh không
còn tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nữa; mà phải đến tháng 7
mới tiến hành phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV.
“Quãng thời gian đó
tương đối dài. Mà đây là năm đầu tiên chúng ta triển khai tổ chức thực hiện
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nên cần phải có tinh thần mới, động lực mới, ý
chí mới, để phấn đấu bằng được Nghị quyết ngay từ những thời điểm đầu tiên”,
ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội
còn cho biết thêm rằng, trước đó cũng đã có tiền lệ kiện toàn các chức danh
lãnh đạo Nhà nước trước khi có Quốc hội mới. Cụ thể là tại kỳ họp thứ 9, Quốc
hội khóa XI (tháng 6/2007) cũng đã thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo
Nhà nước, dù đến tháng 7/2011, Quốc hội khóa XII mới khai mạc phiên họp đầu
tiên.
Trước câu hỏi của về
danh tính cụ thể các nhân sự sẽ được giới thiệu đảm nhiệm các chức danh mà Quốc
hội sẽ phê chuẩn tại kỳ họp này, ông Phúc cho biết chưa thể công bố. Bởi “việc
giới thiệu nhân sự này sẽ phải chờ sau khi mục liên quan đến nhân sự thì mới có
sự giới thiệu nhân sự”.
“Chúng ta biết rằng
nhân sự do Đảng lãnh đạo thì Đảng sẽ có giới thiệu nhân sự, đưa ra Quốc hội, để
các đại biểu Quốc hội thay mặt cho nhân dân bỏ phiếu quyết định các chức danh
này”, Tổng thư ký Quốc hội giải thích thêm.
Trả lời câu hỏi của
VietTimes về việc, ngoài các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch Quốc hội thì trong kỳ họp này, Quốc hội có kiện toàn luôn nhân sự cho
các chức danh thành viên Chính phủ (Bộ trưởng, lãnh đạo cơ quan ngang Bộ)
không, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, “Tại kỳ họp này, Quốc
hội sẽ phê chuẩn các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội. Và trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sẽ phê chuẩn
các chức danh thành viên Chính phủ.”
“Còn cụ thể bao
nhiêu người và cụ thể như thế nào thì còn phải chờ ý kiến cũng như đề nghị của
tân Thủ tướng, bởi vấn đề này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đồng thời, tại kỳ
họp này, sau khi có Chủ tịch Quốc hội mới thì Quốc hội cũng sẽ kiện toàn các
chức danh của Ủy ban bầu cử quốc gia”, ông Phúc nói.
Hữu Vinh/VietTimes
Chiều 18/3/2016, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức buổi
họp báo công bố dự kiến chương trình và nội dung kỳ họp 11 và cũng là kỳ họp
cuối cùng của Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Minh Thông – Phó
Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cho biết: Kỳ
họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 21/3 tại Nhà Quốc hội, Thủ
đô Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 19
ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 12/4/2016).
Tại kỳ họp này, Quốc
hội sẽ dành khoảng 10,5 ngày (từ 31/3 – 12/4/2016) để xem xét, quyết định công
tác nhân sự Nhà nước và sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt
của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công
nhiệm vụ mới đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
“Bộ Chính trị đã xem
xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh
lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc của Đảng và thống nhất
cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước
một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triểu khai tổ chức thực hiện Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện
toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội
khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”, Phó Tổng thư ký
Quốc hội thông tin.
Trả lời câu hỏi của
phóng viên về việc tại sao Quốc hội lại tiến hành xem xét, kiện toàn các chức
danh lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp Quốc hội này mà không chờ đến kỳ họp đầu
tiên của Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho
biết, do sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng XII thì một số chức danh không
còn tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nữa; mà phải đến tháng 7
mới tiến hành phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV.
“Quãng thời gian đó
tương đối dài. Mà đây là năm đầu tiên chúng ta triển khai tổ chức thực hiện
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nên cần phải có tinh thần mới, động lực mới, ý
chí mới, để phấn đấu bằng được Nghị quyết ngay từ những thời điểm đầu tiên”,
ông Phúc nói.
Tổng thư ký Quốc hội
còn cho biết thêm rằng, trước đó cũng đã có tiền lệ kiện toàn các chức danh
lãnh đạo Nhà nước trước khi có Quốc hội mới. Cụ thể là tại kỳ họp thứ 9, Quốc
hội khóa XI (tháng 6/2007) cũng đã thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo
Nhà nước, dù đến tháng 7/2011, Quốc hội khóa XII mới khai mạc phiên họp đầu
tiên.
Trước câu hỏi của về
danh tính cụ thể các nhân sự sẽ được giới thiệu đảm nhiệm các chức danh mà Quốc
hội sẽ phê chuẩn tại kỳ họp này, ông Phúc cho biết chưa thể công bố. Bởi “việc
giới thiệu nhân sự này sẽ phải chờ sau khi mục liên quan đến nhân sự thì mới có
sự giới thiệu nhân sự”.
“Chúng ta biết rằng
nhân sự do Đảng lãnh đạo thì Đảng sẽ có giới thiệu nhân sự, đưa ra Quốc hội, để
các đại biểu Quốc hội thay mặt cho nhân dân bỏ phiếu quyết định các chức danh
này”, Tổng thư ký Quốc hội giải thích thêm.
Trả lời câu hỏi của
VietTimes về việc, ngoài các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch Quốc hội thì trong kỳ họp này, Quốc hội có kiện toàn luôn nhân sự cho
các chức danh thành viên Chính phủ (Bộ trưởng, lãnh đạo cơ quan ngang Bộ)
không, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, “Tại kỳ họp này, Quốc
hội sẽ phê chuẩn các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội. Và trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sẽ phê chuẩn
các chức danh thành viên Chính phủ.”
“Còn cụ thể bao
nhiêu người và cụ thể như thế nào thì còn phải chờ ý kiến cũng như đề nghị của
tân Thủ tướng, bởi vấn đề này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đồng thời, tại kỳ
họp này, sau khi có Chủ tịch Quốc hội mới thì Quốc hội cũng sẽ kiện toàn các
chức danh của Ủy ban bầu cử quốc gia”, ông Phúc nói.
Hữu Vinh/VietTimes
Nhận xét