3980. Việt – Nhật diễn tập quân sự chung: Dấu hiệu gì?

Việt – Nhật diễn tập quân sự chung: Dấu hiệu gì?

Thứ Sáu, ngày 26 /2 /2016 

Máy bay tuần tra biển P-3C của Nhật Bản 
(trên hình là bay tại quần đảo Senkaku). 
Hình BBC
Ngày 18/2/2016 – trùng với thời điểm một tàu cá của ngư dân Quảng Bình bị “tàu lạ” thả neo làm chìm khiến 3 ngư dân mất tích gần đảo Hải Nam, Trung cộng, cuộc diễn tập quân sự chung giữa người Nhật và hải quân Việt Nam đã kết thúc tại Đà Nẵng.
Hoàn toàn không có một thông tin công khai nào từ báo giới nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tin tức về cuộc tập trận chung trên chỉ được phát ra bởi Hãng tin Kyodo của Nhật Bản. Hãng tin này cho biết Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) và hải quân Việt Nam đã có đợt tập dượt chung ba ngày ngoài khơi Đà Nẵng.

Cuộc diễn tập 16-18/2/2016 được hiểu là trong khuôn khổ hợp tác chung về nâng cao năng lực hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, có tính tới tình hình ở Biển Đông.

Kyodo cho biết lộ trình diễn tập được dựa trên kịch bản là máy bay P-3C của Nhật và tàu hải quân của Việt Nam cùng tham gia cứu một tàu dân sự gặp nạn.

Cũng theo Kyodo, “Một đội của MSDF với hai máy bay tuần tra P-3C đã tham gia hoạt động với mục đích tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và "kiềm chế Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

Cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Trung công đã triển khai tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Cần lưu ý là ít ngày trước khi diễn ra cuộc tập trên, đã xuất hiện thông tin Việt Nam làm “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Hiện tượng này được coi là hiếm thấy.

Rõ ràng với việc tham dự cuộc tập trận chung với Nhật và lại tập trận ngay tại vùng biển Đà Nẵng chứ không phải một nơi nào đó xa xôi trong Thái Bình Dương, phía Việt Nam đã tiến một bước dạn dĩ hơn về phương Tây thông qua cầu nối là khối quân sự Đông Bắc Á – gồm Nhật, Hàn Quốc, Philippines…

Từ đầu năm 2016 đến nay, đã diễn ra hàng loạt dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang buộc phải ngả hơn về Hoa Kỳ, trong lúc xa rời hơn quỹ đạo Bắc Kinh. Trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung cộng lên án dữ dội, phía Việt Nam đã lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi tuyên bố sự kiện này là “đi qua vô hại”.

Cũng rõ ràng là sức ép và mối đe dọa của Trung cộng kể từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, cho đến trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, đã khiến giới chóp bu Việt Nam phải tự lựa chọn một lối thoát cho mình, thay vì thói đu dây dễ té lộn đầu trước đó.

Với những người theo đường lối đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, những dấu hiệu trên có thể có đôi chút triển vọng. Đã đến lúc nhà cầnm quyền Việt Nam phải nhận ra, dù mới ở mức tối thiểu, những giá trị của lẽ phải trong công cuộc thoát Trung.

Một dấu hiệu khác xảy ra đồng thời là vài cuộc tập hợp tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vể Hoàng Sa ngày 19/1, và cuộc tưởng niệm 6 vạn quân nhân và dân thường Việt hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 ngày 17/2, được giới dân chủ và nhân quyền tổ chức ở Hà Nội, đã hầu như không bị chính quyền ngăn cản và chơi xấu như thói thường trước đây.

Tuy nhiên ở Sài Gòn, tình hình ngược lại. Chính quyền địa phương này vẫn tiếp tục đàn áp khốc liệt những người biểu tình chống Trung cộng.

Lê Dung 
 (SBTN)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.