3953. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Con của những người anh hùng
Chiến
tranh biên giới phía Bắc 1979: Con của những người anh hùng
![]() |
Thiếu tá Ngân Thế Phong thắp hương cho bố là liệt sĩ Ngân Xuân Bình, đang nằm tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Cao Bằng, sáng 17.2.2016 - Ảnh: Hà Quỳnh Trang |
PNTB: Là người chứng kiến cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 17/2/1979, đã nghe, đã thấy nhiều sự hy sinh anh dũng của những người lính quân đọi NDVN cùng thời. Thế mà nay đọc lại phóng sự này vẫn không cầm nổi nước mắt.
Họ là những sĩ
quan biên phòng đang canh giữ từng tấc đất, thước biển thiêng liêng của Tổ
quốc, tiếp nối nhiệm vụ của người cha, đã hy sinh ngay trong những ngày đầu
đánh trả quân Trung Quốc xâm lược (17.2.1979).
Suốt
đời theo gương bố
Trên tấm bia ghi
danh 26 liệt sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) Ma Lù Thàng (Phong Thổ, Lai Châu) hy
sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tên của anh hùng liệt sĩ Nguyễn
Văn Hiền (sinh năm 1950, ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa; thiếu úy, cán bộ Đồn 33 - Công
an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, nay là ĐBP Ma Lù Thàng, Bộ Chỉ huy BĐBP Lai
Châu) được khắc đầu tiên.
Ông Phạm Trục,
nguyên Chính trị viên ĐBP Ma Lù Thàng (giai đoạn 1977-1980) hiện đang nghỉ hưu
tại Yên Bái, kể: Rạng sáng 17.2.1979, quân Trung Quốc ồ ạt tấn công vào đồn.
Thiếu úy Nguyễn Văn Hiền chỉ huy phân đội chặn đánh địch ở mũi chính diện, đẩy
lùi 15 đợt tấn công liên tiếp, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 2 xe tăng. Trầy
trật nửa ngày không chiếm được đồn, quân Trung Quốc tăng viện ồ ạt tấn công.
Thiếu úy Hiền bị thương ở tay nhưng tự băng bó và tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến
đấu. Lần thứ ba, bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Văn Hiền vẫn không rời vị
trí, chỉ huy bộ đội đánh trả quyết liệt. Địch dùng chiến thuật “biển người” ào
lên khiến cơ số đạn cạn kiệt, thiếu úy Hiền lệnh cho 12 chiến sĩ phá vây, rút
về tuyến sau. Một mình anh ở lại, bắn đến viên đạn cuối cùng ghìm chân địch và
anh dũng hy sinh. Ngày 19.12.1979, liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền được Chủ tịch nước
truy tặng danh hiệu anh hùng lực lực vũ trang nhân dân.
![]() |
Cán bộ chiến sĩ ĐBP Ma Lù Thàng sau trận đánh 17.2.1979, chụp hình lưu niệm với Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP - Ảnh chụp lại tư liệu BĐBP Lai Châu |
“Lần bị thương
thứ 2 đã nặng lắm rồi, bởi anh Hiền trúng mảnh đạn cối, máu tuôn xối xả, nhưng
vẫn không lùi về sau”, ông Lê Văn Năm, nguyên Đồn trưởng ĐBP Ma Lù Thàng (thời
điểm 1976-1980) dụi nước mắt và nhớ lại: “5 giờ chiều ngày 17.2.1979, hết sạch
đạn súng cối, đại liên, lựu đạn, mấy khẩu trung liên RPD mỗi khẩu còn không đầy
băng đạn, Ban Chỉ huy đồn quyết định rút lui. Anh em bò đến cõng Hiền gãy 2
chân, băng bó khắp người nhưng anh ôm chặt khẩu RDP, cương quyết: “Tôi bị
thương nặng, đi theo sẽ gây khó khăn cho anh em. Xin được ở lại cản địch cho
mọi người rút”.
“Anh Hiền còn dặn
rất kỹ: “Tôi sẽ hy sinh, mọi người phải mang hết thương binh ra ngoài”, ông Tạ
Quang Lượng, chiến sĩ của đồn lúc ấy trào nước mắt và đau đáu: “Chúng tôi rút
ra ngoài, vẫn nghe tiếng RPD anh Hiền điểm xạ từng loạt ngắn và tiếng súng đánh
chặn chỉ dứt khi lính Trung Quốc bắn liên tiếp 4 phát B41 vào vị trí anh ngồi”.
Liệt sĩ Nguyễn
Văn Hiền hy sinh đúng thời điểm vợ anh là cô giáo Nguyễn Thị Đường (sinh 1951,
hiện đang ở TP.Thanh Hóa) đang theo học lớp hoàn chỉnh hệ Trung cấp Sư phạm ở
thị xã Lai Châu. “Trước tháng 2.1979, anh từ biên giới xuống thị xã công tác
nên vợ chồng ở với nhau được vài ngày. Sau đó, tôi được nhà trường cho nghỉ học
về Điện Biên đón Tết Kỷ Mùi, anh ấy ngược lên biên giới. Không ngờ đó là lần
gặp cuối cùng”, bà Đường nức nở và lẩn mẩn: “Năm 1972 chúng tôi cưới nhau, sinh
được 2 con trai và tháng 2.1979 tôi đang mang thai đứa út, chưa kịp báo tin cho
anh ấy”.
37 năm sau khi bố
hy sinh, con trai đầu của liệt sĩ Hiền là Nguyễn Viết Hùng (sinh năm 1973) đã
đi theo nghiệp bố, hiện là thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, Quân y sĩ tại Hải
đội 2, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa, kể với chúng tôi: “Mất chồng khi mới 28
tuổi, nhưng chưa bao giờ mẹ tôi có ý định đi bước nữa. Mọi công việc đều mẹ
cáng đáng nhưng không kêu ca mà chỉ động viên các con phấn đấu, xứng đáng với
sự hi sinh vì Tổ quốc của bố”.
Cũng vì thương mẹ
vất vả, nên sau khi tốt nghiệp lớp 12, anh Hùng không thi đại học theo định
hướng của người chú ruột, mà xung phong đi nghĩa vụ quân sự tại BĐBP Lai Châu.
Mãi đến năm 1995, bà Đường cùng 2 con quay trở về quê Thanh Hóa. Với anh Hùng,
sau đó được cử đi học Quân y và năm 1997 được Bộ Tư lệnh BĐBP điều chuyển công
tác về Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa để tiện bề chăm sóc mẹ già, em nhỏ. “Tôi là
con của người anh hùng, nhưng cũng thấy hiểu đằng sau danh hiệu đó là mất mát
hy sinh, nên phải sống cho xứng đáng với bố, với Tổ quốc”, thượng úy Hùng nói.
![]() |
Thượng úy Nguyễn Viết Hùng nghe mẹ kể ký ức về người cha anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền, đã hy sinh ngày 17.2.1979 tại Đồn BP Ma Lù Thàng, Phong Thổ, Lai Châu - Ảnh: Hà Quỳnh Trang |
Con trai của Đồn Tà Lùng
Thiếu tá Ngân Thế
Phong (sinh năm 1975), hiện là Phó Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn Huấn luyện –
cơ động, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cao Bằng. Bố của anh là liệt sĩ Ngân Xuân Bình
(dân tộc Tày) hy sinh ngày 17.2.1979 khi đang đeo quân hàm trung úy, Chính trị
viên phó ĐBP Tà Lùng, Cao Bằng. Bố hy sinh khi vừa tròn 4 tuổi, mẹ là Hà Thúy
Ngời (sinh năm 1948) khi ấy là công nhân Xí nghiệp May Cao Bằng ở vậy tần tảo
nuôi hai anh em. Mấy năm sau, cậu em mất vì bệnh hiểm nghèo. Một mình bà Ngời
dồn hết tâm sức nuôi cậu con trai Ngân Thế Phong, trong căn nhà tranh ở tổ 21,
P.Tân Giang, TP.Cao Bằng. Tháng 3.1994, Ngân Thế Phong đi nghĩa vụ quân sự,
đóng quân ở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động. Năm 1995, Phong được cấp trên cho
đi học tại Trường Văn hóa - Ngoại ngữ BĐBP đóng tại Văn Giang Hưng Yên và năm
1997, được vào học Học viện Biên phòng. Sau 4 năm, thiếu úy Phong ra trường, về
công tác tại ĐBP Lũng Nặm (Hà Quảng, Cao Bằng), ĐBP Đức Long (Thạch An, Cao
Bằng) và năm 2007 về Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, giữ chức vụ Đội trưởng Đặc
nhiệm, rồi Phó Tiểu đoàn trưởng. Suốt quãng đời quân ngũ, lúc nào Phong cũng
đau đáu lời dặn của mẹ, trong ngày nhập ngũ: “Trước khi hy sinh, về thăm nhà,
bố chỉ mong con trai khỏe mạnh, cứng cáp để đi theo nghiệp bố, giữ đất đai cho
quê hương, thôn xóm”…
Lịch sử BĐBP ghi
rõ: Từ 4 giờ sáng ngày 17.2.1979, lính bộ binh và 20 xe tăng Trung Quốc với sự
yểm hộ của pháo tầm xa ào ạt vượt sông Thủy Khẩu tấn công vào ĐBP Tà Lùng, để
mở cửa di chuyển theo Quốc lộ 3, đánh xuống đèo Khau Chỉ, vào thị xã Cao Bằng.
Các cán bộ chiến sĩ biên phòng sau khi nổ súng đánh trận mở màn ở Trạm Kiểm
soát Thủy Khẩu, đã quay về đồn tăng cường lực lượng chiến đấu, ngăn cản không
cho bộ binh địch tiếp cận các chiến hào ngoài cùng.
Một số xe tăng
lọt được vào sân bóng, liên tục nã pháo lên các lô cốt, ụ súng nhưng bị B40 của
bộ đội lần lượt tiêu diệt đến chiếc thứ 4. Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ tối ngày
17.2.1979, Chính trị viên Vạn và Chính trị viên phó Ngân Xuân Bình trực tiếp
chỉ huy chiến đấu phòng ngự, mặc dù bị thương nhưng vẫn đến từng cụm – tổ chiến
đấu chỉ thị mục tiêu, động viên bộ đội và các anh ngã xuống ngay cuối giờ
chiều, cùng với 2 chiến sĩ, khi vừa tiêu diệt xong chiếc tăng thứ 4 của quân
Trung Quốc, khiến địch điên cuồng nã pháo trả đũa.
Suốt 1 ngày trời
ròng rã, lực lượng của Trung Quốc bị chôn chân bởi hỏa lực đánh trả mãnh liệt
của ĐBP Tà Lùng và khoảng thời gian này, cũng tạo điều kiện cho lực lượng tiếp
ứng của ta cơ động lên từ phía sau. Đêm 17.2.1979, cả ĐBP Tà Lùng nén nước mắt
đưa thi hài 4 liệt sĩ, 8 thương binh, phá vòng vây của 12 chiếc xe tăng bật đèn
pha sáng trưng và hàng ngàn lính của quân đoàn 41 Trung Quốc. Về đến khu hậu cứ
Minh Tâm của BĐBP tỉnh, mắt Chính trị viên phó Ngân Xuân Bình và Chính trị viên
Vạn vẫn mở trừng trừng, uất hận…
![]() |
Thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, Hà Giang - Ảnh: Hà Quỳnh Trang |
Như thường lệ, cứ
ngày 17.2, vợ chồng Phong lại đưa con ra Nghĩa trang liệt sĩ Cao Bằng thắp
hương cho ông nội. Hai đứa trẻ vuốt ve ngôi sao đỏ trên bia mộ, bảo nhau: “Ông
hy sinh vì giữ đất nhà mình đấy!”. Những cựu binh BĐBP kể: Trước lúc hy sinh
trên chiến hào ĐBP Tà Lùng, buổi chiều ngày 17.2.1979, trung úy Ngân Xuân Bình
kịp trăng trối: “Nhờ anh em trông nom con trai” và những người lính biên phòng
đã giữ lời hứa, không chỉ coi Phong như con của ĐBP Tà Lùng mà còn là con của
cả lực lượng BĐBP…
§ Chốt máu Pha Long
§ Tìm cô bộ đội 37 năm về trước
§ Tượng đài máu dọc đường biên giới
Mai Thanh Hải - Ngọc Minh/
TNO
Nhận xét