3633. Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân
Xuân Trung: Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân/ Nguyễn Văn Tuấn: Một kiểu tẩy xoá kí ức dân tộc?
Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dân
XUÂN TRUNG/ 28/11/15 07:38
Chiều qua
(27/11), là một ngày vui của các thầy cô dạy Lịch sử, các nhà sử học khi Nghị
quyết vừa được Quốc hội biểu quyết yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương
trình giáo dục phổ thông mới.
PGS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên phó Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, Quốc hội nhìn nhận vấn đề rất
xác đáng và lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học lịch sử. Căn cứ
vào tình hình thực tiễn Quốc hội cũng thấy rõ được vai trò của môn
Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông, nhất là trong tình
hình đất nước hiện nay.
“Tất cả các đại biểu quốc hội đã
lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, của nhân dân, các cựu chiến
binh và cũng đã nhận thấy những bất cập của chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể do Ban soạn thảo làm” PGS. Vỳ cho hay.
![]() |
PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh Xuân Trung |
Cũng theo PGS. Nghiêm Đình Vỳ, sắp
tới Ban soạn thảo cũng phải điều chỉnh lại chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể, trong đó có cả kế hoạch dạy và học. Nếu như
chỉ đạo của Quốc hội thì phải điều chỉnh lại cả các môn khoa học
xã hội, điều chỉnh cả thời lượng trong dự thảo mới.
Đồng quan điểm, PGS. Vũ Quang Hiển,
giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc Quốc hội có nghị quyết để môn
Lịch sử là môn bắt buộc, đó là một quyết định sáng suốt.
Bởi rõ ràng trí tuệ của Quốc hội
đã nhìn thấy môn Lịch sử như là một môn khoa học riêng biệt, độc
lập. Theo ý kiến của PGS. Hiển, vì đâu có việc tích hợp như trong dự thảo,
bởi xuất phát của Ban soạn thảo chương trình mới là dựa vào xu thế
của thế giới tích hợp, nhưng Ban soạn thảo không hiểu một vấn đề “xu
thế của thế giới là tích hợp, nhưng không tích hợp môn Lịch sử”.
Ngay cả những nước đã từng tích hợp
môn Lịch sử như Nhật Bản thì hiện nay cũng phải xây dựng lại đề án
để trả lại vị trí độc lập của môn học này.
“Rõ ràng không có lý gì Việt Nam
lại đi vào vết xe đổ đó. Do vậy, tôi nghĩ quyết định của Quốc hội
là một quyết định sán suốt, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng.
Tôi nghĩ đây cũng là trách nhiệm của Quốc hội đối với nhân dân, với
đất nước” PGS. Vũ Quang Hiển khẳng định.
Hơn nữa, theo PGS. Vũ Quang Hiển, đây
còn là một quyết định dũng cảm, bởi vì dự thảo chương trình giáo
dục phổ thông đã xây dựng xong, giờ phải thay đổi, bổ sung, nhưng trên
thực tế Bộ GD&ĐT muốn giữ nguyên như trong dự thảo.
“Quốc hội cũng đã phản ánh được vị
trí, nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ là các
thầy cô dạy sử mà còn nhiều các em học sinh, các bác cựu chiến
binh, đặc biệt là những người già, những người mà trước nay không
biết tới internet là gì” PGS. Vũ Quang Hiển nói.
Cũng theo PGS. Hiển thông tin, ngay tại
khu vực nhà gia đình ông sinh sống, trong các cuộc họp chi bộ, tổ dân
phố thì đã có rất nhiều người ý kiến về chuyện Lịch sử là môn
tích hợp.
![]() |
PGS. Vũ Quang Hiển. Ảnh Xuân Trung |
Nhận định về chỉ đạo từ Quốc hội
với việc thông qua để môn Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình
giáo dục phổ thông mới, PGS. Vũ Quang Hiển cho rằng, chắc chắn thời
gian tới Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh dự thảo.
Bởi các môn đều quan trọng, nhưng
riêng môn Lịch sử có tính đặc thù, tính đặc thù biểu hiện ở hai
mặt; thứ nhất là bản thân môn học này có tính tích hợp rất cao;
thứ hai, môn học này cung cấp nền tảng tri thức về nền văn hóa dân
tộc, xây dựng con người Việt Nam.
Do đó, không có môn nào thay thế
được, nếu chia cắt, làm mất tính thống nhất thì rõ ràng hậu quả
không thể lường trước được.
“Với chỉ đạo này chắc chắn Bộ
GD&ĐT sẽ phải thay đổi, không thể làm khác được, nếu Bộ làm khác
chắc chắn còn vướng vào nhiều phản ứng từ dư luận. Và Quốc hội đã
nhìn thấy điều này, do đó, quyết định này còn mang tính đại diện
cho nhân dân, đó là quyết định cần phải được tôn trọng” PGS. Vũ Quang
Hiển khẳng định.
Là một giáo viên dạy Lịch sử ở bậc
phổ thông, thầy Trần Trung Hiếu (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)
cho biết, khi biết được tin Quốc hội đề nghị môn Lịch sử là môn bắt
buộc thì thầy đã thở phào nhẹ nhõm. Bởi suốt hơn 2 tháng qua thầy
và các đồng nghiệp ăn không ngon, ngủ không yên về vấn đề tích hợp
Lịch sử.
Có lẽ ghi nhận được công sức của
thầy Trần Trung Hiếu đấu tranh để bảo vệ vị thế môn Lịch sử trong
dự thảo chương trình mới, khi Nghị quyết của Quốc hội thông qua vẫn
đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc ở chương trình phổ thông thì
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã gọi điện báo cho thầy Hiếu đầu tiên.
“Tôi nghĩ mình đã góp một phần nhỏ bé để tạo nên một kết quả rất
vui, khi Quốc hội quyết định môn Lịch sử không nằm trong những môn
tích hợp. Đây là điều đáng trân trọng, hôm nay tôi đã sút cân, bơ phờ
vì đã dành nhiều thời gian đấu tranh, có những lúc rơi vào ngõ cụt
bởi sự bảo thủ của Bộ GD&ĐT.
Tôi vẫn nói với những giáo viên dạy
sử rằng, đây là thắng lợi bước đầu và căn bản. Điều quan trọng nhất
tôi và các đồng nghiệp chờ đợi sự đón nhận của Bộ GD&ĐT, và cách
hành xử của Bộ về quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất đất
nước. Nhưng tôi tin đây là một bước ngoặt, tưởng chừng không vượt qua
nổi sự bảo thủ của Bộ, nhưng bây giờ Bộ trưởng phải chấp hành”
thầy Trần Trung Hiếu khẳng định.
Trước đó, Dự thảo chương trình Giáo dục
phổ thông tổng thể nhận được sự quan tâm đặc biệt ở bộ môn Lịch sử. Theo bản dự
thảo này thì ở tiểu học, Lịch sử được tích hợp trong bộ môn Khoa học xã hội
theo dạng bắt buộc, cấp THCS, môn học này được phân hóa trở lại trong các môn
tự chọn.
Cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm:
Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc (tích hợp từ ba phân môn Giáo
dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh).
Trước sự băn khoăn của các nhà sử học,
chiều 3/11, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại
diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp Hội khoa học Kỹ thuật và các đơn vị
liên quan về Dự thảo. Tại đây, các ý kiến bày tỏ quan điểm hoàn toàn không nhất
trí với việc tích hợp Lịch sử ở cấp học THPT như trong Dự thảo nêu.
Ngày 15/11, tại Hội thảo khoa học về môn
Lịch sử, giới chuyên môn chỉ trích Bộ GD&ĐT đang “khai tử môn Lịch sử” khi
xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngay sau đó, trả lời chất vấn của
đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết sẽ cân nhắc kỹ,
nếu không phù hợp sẽ không tích hợp môn Lịch sử.
Liên quan đến chủ trương tích hợp môn Lịch sử, Báo
điện tử Giáo dục Việt Nam đã mở chuyên đề và nhận được đóng góp, ý kiến của
nhiều nhà khoa học, lão thành cách mạng, của nhiều tầng lớp nhân dân.
Các ý kiến phần đông cho rằng nên chú trọng đến môn
lịch sử với tư cách là môn học bắt buộc, độc lập.
Tuy nhiên, cũng có nhiều đòi hỏi phải đổi mới cách
dạy và học môn này sao cho hấp dẫn, hiệu quả.
Chúng tôi sẽ tiếp tục với chuyên đề này trong các số
báo tới.
|
Xuân Trung
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Một kiểu tẩy xoá kí
ức dân tộc?
* NGUYỄN VĂN TUẤN
Báo chí đang rộ lên cuộc thảo luận về
chuyện bỏ hay giữa môn sử. Có dự kiến “tích hợp” môn sử với các môn khác thành
một môn học có tên là “Công dân với Tổ quốc” (1). Đề nghị này làm tôi nhớ đến
cái khái niệm rất đặc thù ở VN sau này là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Với kiểu
tích hợp này và cái khái niệm “Tổ quốc XHCN”, tôi e rằng người ta lại dấn sâu
thêm một bước trong quá trình xoá bỏ kí ức của dân tộc.
Theo dự kiến của Ban Xây dựng Chương
trình giáo dục phổ thông thì môn học mới này là tổng hợp 4 môn học giáo dục đạo
đức – công dân, quốc phòng – an ninh, và lịch sử. Trong đó có dạy những nghĩa
vụ công dân, kĩ năng sống, pháp luật, đạo đức cách mạng, v.v. Nhìn qua nội dung
thì môn học mới này có vẻ rất “hầm bà lằng”. Tôi không phải là dân sử học,
nhưng vẫn cảm thấy khó chấp nhận cái dự án “tích hợp” các môn học như thế này.
Trong một thời gian dài, sách sử của VN
ngày nay có rất nhiều vấn đề. Vấn đề lớn nhất là sử Việt Nam đã và đang bị chính trị hoá. Vì bị
chính trị hoá, nên sách sử chỉ phục vụ cho thế lực chính trị đương thời, và hệ
quả là bỏ qua những sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
đất nước. Chẳng hạn như những cuộc xâm lăng của Tàu, những trận hải chiến với
Tàu cộng làm cho chúng ta mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa không được đề cập
đến trong sách giáo khoa sử. Ngược lại, có những sự kiện được đưa vào sử lại là
dối trá, mà trường hợp Lê Văn Tám là một ví dụ tiêu biểu.
Vì phục vụ cho thế lực chính trị, nên sự
thật lịch sử cũng bị bóp méo và xuyên tạc. Ví dụ tiêu biểu là những trang sách
viết về chế độ Việt Nam Cộng Hoà, hay về triều Nguyễn hoặc là một chiều, không
sòng phẳng, hoặc dối trá, hoặc xuyên tạc. Lại có tình trạng che giấu sự thật về
những tội phạm của các triều đình phong kiến đối với các vương quốc nhỏ hơn như
Chăm Pa. Như thế là thiếu trung thực và thiếu khách quan. Sử mà không trung
thực và không khách quan thì khó có thể xem là sử được, mà là tuyên truyền.
Với một nội dung sử như thế mà “tích
hợp” với các môn mang tính “phụ” như an ninh, quốc phòng để cho ra cái gọi
là”Công dân với Tổ quốc”, thì chúng ta có thể đoán rằng môn học mới chẳng khá
hơn. Ở VN mà giáo dục về quốc phòng và an ninh chắc chắn phải chịu sự chi phối
của chính trị nặng nề. Do đó, môn học mới chỉ nâng độ tuyên truyền và chính trị
hoá lên một tầm cao hơn mà thôi, chứ đâu có giải quyết rốt ráo những khiếm
khuyết về nội dung như đề cập trên.
Có một khái niệm tôi rất ngán ngẩm là
“Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” mà chắc sẽ trở thành một “feature” của môn học mới
“Công dân với Tổ quốc”. Cái khái niệm này rất quan trọng, vì nó được nhắc đến
thường xuyên trong các bài diễn văn của giới lãnh đạo, trong khẩu hiệu, trong
sách, trên báo chí, v.v. nói chung là khắp nơi. Những người làm tuyên truyền
thậm chí còn nói thẳng rằng yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa! Tôi nghĩ cái khái
niệm này chắc chỉ tồn tại ở Việt Nam,
chứ ít thấy cái đuôi XHCN ở các nước khác.
Tôi tò mò tìm hiểu khái niệm “Công dân với Tổ quốc” có nghĩa gì thì thấy … rất sốc.
Thật ra, nó xuất phát từ suy nghĩ của những kẻ như Lenin rằng không có tổ quốc
gắn liền với đất đai của tổ tiên cha ông, mà chỉ có tổ quốc của người vô sản ở
khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại thành một khối. Trong bộ sách “Hồ Chí Minh
toàn tập” (tập 11, trang 166), đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa “Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa” như sau: “Từ
khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên
Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc
thứ hai của mình” (2).
Nhưng Liên Xô đã “chết”. Vậy thì hà cớ
gì mà giữ cái “Tổ quốc XHCN” đang được quảng bá khắp nơi hiện nay? Tại sao
không quay về với tổ quốc là “Đất
nước, gắn liền với bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình.” (Đại Từ điển Tiếng
Việt)?
Lịch sử, theo cái nhìn của tôi, là kí ức
của dân tộc. Môn lịch sử phải có một vị trí trang trọng trong chương trình học,
nhưng nội dung thì phải khách
quan và tôn trọng sự thật (chứ không phải có quá nhiều gian dối và chính trị
hoá như hiện nay). Cách
dạy sử ở nước ta hiện nay, cùng khái niệm “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, là một
cách tẩy xoá kí ức dân tộc. Những
người nhúng tay vào quá trình tẩy xoá kí ức dân tộc phải được xem là có tội với
dân tộc.
NVT/BS/BVB
--------------
(2) Luận cương của Lê Nin” Về vấn đề
dân tộc và dân tộc thuộc địa ” quyết định bước ngoặt và sự nghiệp cách mạng của
Hồ Chí Minh (ĐH Huế) (trích từ Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 166).
Nhận xét