3632. Ông Thạnh có bằng ‘đứa trẻ hư’ ?
Ông Thạnh có bằng ‘đứa trẻ hư’ ?
"Cũng rất nhiều người bình luận rằng ông Vương Bình Thạnh khi ngồi lên chiếc ghế chủ tịch tỉnh – dù bằng cách nào – thì hãy là một công bộc của nhân dân – chứ đừng tập nói dối và làm một đứa trẻ hư". (Tuấn Khanh)
Chưa
'yên' được với ông !
NGUYỄN VĂN TUẤN
Đọc bản tin viết về hệ thống chính quyền tỉnh An Giang “Hủy bỏ quyết
định xử lý, công khai xin lỗi”(1) càng khẳng định lời nhận xét kênh kiệu
của cô giáo Thuỳ Trang dành cho ông chủ tịch tỉnh An Giang là quá đúng. Chẳng
những ông ấy kênh kiệu, mà những người dưới trướng của ông cũng kênh kiệu. Họ
làm bộ tỏ ra xin lỗi, nhưng là loại xin lỗi của một kẻ trịch thượng.
Thế là chính quyền
tỉnh An Giang đã huỷ bỏ quyết định xử lí và xin lỗi 3 nạn nhân về vụ nhận xét
ông chủ tịch tỉnh là “kênh kiệu”.
Nhưng không nên xem đó
là một tin vui, mà đúng ra là một … tin phẩn nộ. Mấy quan chức dưới trướng ông
chủ tịch nói rằng “Dù
đối tượng có lỗi, nhưng do Thanh tra áp dụng điều luật xử phạt hành chính không
đúng nên chúng tôi đã ban hành các quyết định hủy bỏ các quyết định xử phạt đối
với các cá nhân trên”. Chưa hết, họ không xin lỗi trực tiếp, mà phải qua một
cơ quan trung gian: “cũng mong muốn qua
báo chí, chúng tôi muốn gởi lời xin lỗi công khai đến các cá nhân liên quan”.(1)
![]() |
PCT UBND tỉnh An Giang Hồ Việt Hiệp chủ trì buổi họp báo. |
Chú ý họ bắt đầu câu
nói “có lỗi” như là một điểm nhấn. Họ còn dùng chữ “đối tượng” cứ như là vật vô
tri vô giác, chứ không nêu danh tính của nạn nhân. Đó là cách nói láo cá, một
cách nói xấc xược, một cách nói trịch thượng như là bề trên tha thứ cho kẻ dưới
có lỗi. Đó là một lời nói kênh kiệu. Đúng như báo Lao Động nhận xét “Xin lỗi. Rồi mày biết tay ông”.(2)
Cái hệ thống chính trị
tỉnh An Giang hình như không có cái đức tính thực lòng xin lỗi. Có lẽ họ chỉ có
cái gen đóng kịch trong “tế bào quan chức” của họ thôi. Tôi đoán rằng 3 nạn
nhân của hệ thống chính trị tỉnh An Giang sẽ còn khổ dài dài với những con
người kênh kiệu và trịch thượng đó.
NVT
----------
****************************************************
Ahmed
Mohamed và ông Vương Bình Thạnh:
Ai
là đứa trẻ hư?
*
TUẤN KHANH
23 tháng 11, nhiều bản
tin loan đi, cho biết thiếu niên 14 tuổi Ahmed Mohamed từng bị nhà trường cho
cảnh sát thẩm vấn vì nghi ngờ mang bom vào nhà trường đã khởi kiện chính quyền
thành phố và học khu, tổng cộng số tiền là 15 triệu USD.
Ahmed
Mohamed và chiếc đồng hồ tự chế
Tháng 9, Ahmed Mohamed
mang chiếc đồng hồ điện tử tự chế vào trường và khoe với cô giáo, nhưng sau đó,
em bị cảnh sát đến tận nơi thẩm tra vì e rằng đó có thể là một quả bom hẹn giờ.
Sự kiện này bùng nổ, trở thành một sự kiện lớn của nước Mỹ và được cả thế giới
theo dõi. Tình trạng khủng bố, sự sợ hãi và tâm lý kỳ thị im lặng là điều mà
người ta nói với nhau, như một sự sụp đổ về niềm tin và các quy tắc ứng xử
trong xã hội.
Tổng thống Mỹ và nhiều
nhà lãnh đạo của các công ty lớn đã cùng chung một nỗ lực để hóa giải chuyện
này, bằng cách mời em Ahmed Mohamed đến tận Nhà trắng, tham quan các công ty sản
xuất lớn… Từ một thiếu niên bị nghi ngờ, Ahmed trở thành hình ảnh của một thiếu
niên tỏa sáng, ai cũng biết. Thậm chí Wikipedia cũng ghi lại trường hợp của em
như một ví dụ đặc biệt của thời đại khủng hoảng hôm nay.
Ahmed
Mohamed có bị lợi dụng?
Tin tức về chuyện
Ahmed Mohamed bị gia đình và luật sư dùng như một công cụ để kiếm tiền,
lại là điều để lời bàn xuất hiện khắp nơi. Có người tán đồng, vì coi khởi kiện
là quyền và cần thiết theo đời sống Mỹ. Có người phản đối, coi rằng việc kiếm tiền
từ khởi kiện sẽ làm xóa đi mọi thứ đẹp đẽ, mất cân bằng trong xã hội.
![]() |
Ahmed Mohamed
|
Nhưng còn một điều
khác, rất quan trọng, đó là vì món lợi trước mắt, người lớn với các quyền hợp
pháp có thể làm hỏng tâm hồn của đứa trẻ. Bằng việc thuyết phục về quyền, về sự
tức giận và cách phủ nhận nỗ lực hàn gắn của xã hội chung quanh, người lớn giới
thiệu sự bù đắp cho thiếu nhi 14 tuổi bằng tiền – mà nếu có được, em cũng không
phải là người được quản lý bởi chưa đủ tuổi vị thành niên.
Không rõ gia đình của
Ahmed đã thuyết phục em bằng cách nào để cùng ký vào thư ủy nhiệm với luật sư
đại diện cho việc khỏi kiện, nhưng chắc là phải bao gồm cả sự lạnh lùng để đối
diện với mọi thứ.
Ahmed
Mohamed và chuyện ông Vương Bình Thạnh
Bản tin về thiếu niên
Ahmed Mohamed có cùng ngày với tin về việc chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình
Thạnh đồng ý rút lại quyết định phạt 5 triệu đồng, vì công dân trong tỉnh có
lời phê bình ông ta “kênh kiệu” trên mạng xã hội. Ông Thạnh nói ông cũng muốn
rút lại quyết định này, nếu như người dân đã “hối lỗi”.
Chỉ một ngày trước đó,
ông Thạnh còn nói ông không biết gì về việc ra giấy phạt này. Hàng ngàn các
bình luận và phản đối dữ dội trên các diễn đàn có chung một kết luận là ông
Thạnh đã quá lố và lạm quyền khi bức ép công dân từ một nhận xét rất ư bình thường
như vậy.
Người ta tính rằng có
đến 16 cơ quan của tỉnh này đã rầm rập vào cuộc nhằm tấn công vào 2 người dân,
vì dám nhận xét vị chủ tịch là kênh kiệu. Không khác gì một cuộc truy nã tội
phạm, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh An Giang (PV11), Phòng An ninh Chính trị Nội
bộ… đã cử chuyên viên đi điều tra để bắt cho được người ghi chữ “kênh kiệu” với
chủ tịch tỉnh.
Có “kênh kiệu” không?
Khi chủ tịch tỉnh An Giang có thể mặc nhiên huy động một lực lượng hùng hậu
bằng ngân sách Nhà nước, bằng tiền thuế của nhân dân để rượt đuổi 2 người bình
luận về mặt mũi của ông ta. Ông có vẻ vẫn bình chân như vại và đầy quyền lực,
mặc dù tháng 6 năm nay, ông Thạnh cùng toàn bộ sậu của mình từng bị Thanh tra
Chính phủ kiến nghị lên Trung ương hình thức kiểm điểm vì sai phạm trong việc
thực hiện luật Khiếu nại, luật Tố cáo và luật Phòng chống tham nhũng. Thanh tra
cũng tìm ra sự khuất tất hàng chục tỉ đồng, và yêu cầu tỉnh này phải gấp rút
thu hồi.
Cả một bộ máy hùng hậu
như vậy để phục vụ cho “mặt mũi” của ông Thạnh, mà ông lại vẫn khăng khăng là
mình không biết gì về chuyện này, vậy khả năng quản lý cùng chức vụ của ông có
đáng tin cậy?
Ai
là đứa trẻ hư
Không khác gì cậu bé
Ahmed Mohamed, bị người lớn chung quanh thuyết phục rằng mình có cả một hệ
thống pháp luật bảo vệ, và cần phải đánh trả vào những ai chống lại mình. Cần
phải thể hiện sự lạnh lùng với tất cả những ai không đứng về phía mình. Ông
Vương Bình Thạnh ắt hẳn cũng đã được cả một hệ thống kề cận xôn xao góp ý rằng
cần phải chống lại thế giới này, từ những điều nhỏ nhất như việc người dân nói
rằng ông “kênh kiệu”.
Chưa biết rồi người
lớn có thể làm hư thiếu niên Ahmed hay không, nhưng chắc chắn ông Vương Bình
Thạnh đã là một đứa trẻ hư, khi vận động cả một bộ pháp luật pháp phục vụ cho
điều cỏn con của mình. Thời gian công việc trễ nải của cả tỉnh trong việc tiếp
nhận đơn thư khiếu nại, kêu oan mà ông Thạnh từng bị đoàn Thanh tra Chính phủ
cảnh cáo, thì hóa ra có thể chỉ là do đang phục vụ cho việc rửa sạch sự kênh
kiệu của ông Vương Bình Thạnh, nhưng lời của dân tỉnh An Giang nói, của hàng
ngàn lời bình trên các diễn đàn khẳng định.
Rất nhiều người bình
luận về sự kiện của thiếu niên Ahmed hôm nay khởi kiện cho mức bồi thường 15
triệu USD, rằng sau tất cả, hy vọng rằng cậu vẫn còn một nụ cười trong sáng và
đáng yêu khi được tổng thống Obama mời vào Nhà Trắng.
Và cũng rất nhiều
người bình luận rằng ông Vương Bình Thạnh khi ngồi lên chiếc ghế chủ tịch tỉnh
– dù bằng cách nào – thì hãy là một công bộc của nhân dân – chứ đừng tập nói
dối và làm một đứa trẻ hư.
T.K/BaSam/BVB
Nhận xét