3591. Mùa giáp hạt với cái đói, cái khát đến ‘dại người’ ở vùng cao

Mùa giáp hạt với cái đói, cái khát đến ‘dại người’ ở vùng cao
1. Bên vách phên ọp ẹp, trẻ con xóm Lũng Mần thơ thẩn đùa nghịch. Thiếu nước, có khi gần cả năm chúng không được tắm. Bụng phù thũng, ỏng eo. Ảnh chụp khoảng tháng 1/2013 (Ảnh Baocaobang.vn)
2. Những thửa đồi rặt những đá tai mèo là nơi gần 400 nhân khẩu xóm Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) trông vào trồng ngô. Ảnh chụp khoảng tháng 4/2011 (Ảnh Danviet.vn)

3. Các thớt đá đen kịt, phủ rộng tới hàng trăm ha không đọng lại được chút nước nào khiến 8 tháng mùa khô cả người cả đất khát đến quắt quay. (Ảnh baocaobang.vn)


4. Cả bản có khoảng 10 hốc đọng nước để dùng trong mùa khô. Ảnh baocaobang,vn)

5. Hang đá này còn chừng khoảng nửa mét khối nước… đặc như cao, 3 gia đình trong bản chia đều dùng đến tận mùa mưa. (Tin, ảnh danviet.vn)

6. Thân chuối đã cắt về vắt nước để dùng, còn gốc để vét nước đọng như nghìn năm xưa. (Ảnh danviet.vn)

7. Gần 12h trưa, cả gia đình ông Sần Sáy Tùa (80 tuổi) ngồi quanh bếp lửa với bữa ăn mèn mén, rau cải. Cái mảnh nồi đất vỡ méo xẹo, sôi lục bục trên bếp. (Ảnh baocaobang.vn)

1. Bên vách phên ọp ẹp, trẻ con xóm Lũng Mần thơ thẩn đùa nghịch. Thiếu nước, có khi gần cả năm chúng không được tắm. Bụng phù thũng, ỏng eo. Ảnh chụp khoảng tháng 1/2013 (Ảnh Baocaobang.vn)

8. Kế bên Cao Bằng, cách độ khoảng 20 km là đến Hà Giang. Trong hình, theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, phía dưới nghìn thước là sông Nho Quế, rồi đến địa bàn của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh laodong.com.vn)

9. Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Trong hình là một dải đường ngang qua cao nguyên đá khu vực xã Sín Chải, tháng 5/2015. (Ảnh vietnam.vnanet.vn)

10. Đến nay là sau 5 năm, đời sống vẫn không có gì thay đổi. (Ảnh vietnam.vnanet.vn)

11. Mỗi mùa ngô, anh Thào Mí Nô bản Sủng Lỳ (xã Lũng Phìn, Đồng Văn) vẫn bị gẫy tới vài ba chiếc lưỡi cày vì cày nương trên đá, tháng 12/2014 (Tin, ảnh danviet.vn)

12. Từng gùi đất vẫn được gánh về, vùi vào hốc đá rồi tra từng hạt ngô, canh cho lên mầm, đợi bắp, tháng 1/2014. (Ảnh vnexpress.net)

13. Có nơi nào mà đất gùi về, bốc từng nắm nhét vào hốc đá, lại đắp thân ngô lên chờ rục ra để sau tra ngô canh tác? (Ảnh qua thethaovietnam.vn)

14. Có nơi nào những ruộng ngô lại nằm chênh vênh bên các hẻm vực sâu thăm thẳm như thế. (Ảnh kienthuc.vn).

15. Có nơi nào mà trâu, bò cày trên đá như vậy? Hễ nghe tiếng sấm ì ùng là nửa đêm cũng phải vác cày lên nương, vì chậm một ngày là đất khô rang không làm nổi. (Ảnh vov.vn)

16. Thế nhưng 3 nương ngô như thế, mỗi năm một vụ cũng chỉ đủ cho 5 miệng ăn. (Tin danviet.vn, ảnh kienthuc.vn)

17. Ở một nơi khác, những đứa trẻ vô tư chạy chơi trên con dốc đất dẻo, dính như bánh giầy, tháng 2/2012 (Tin, ảnh nongnghiep.vn)

18. Con đường ấy dẫn đến Tả Thàng, một trong những xã nghèo nhất huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Người bản cho biết, sau lễ cúng rừng tháng 2 âm là đói và khát, vì tháng 4,5 mới có mưa, mới làm đất gieo ngô được. (Tin, ảnh nongnghiep.vn)

19. Căn bếp chỏng quèo mấy cái bát với nồi, 1 mớ rau cải của gia đình anh Hàng Giàng (Tả Thàng, Lào cai). Còn nửa bao lúa, chẳng mấy chốc mà hết, mà còn 7 tháng nữa mới tới vụ ngô. Ảnh chụp tháng 2/2012 (Tin, ảnh nongnghiep.vn)

20. Mùa tháng 3 giáp hạt khi ấy sang tới Lao Xả Phình (Điện Biên) cũng đang vào mùa đói khát nhất trong năm. Trong hình: Trưởng bản Sùa bên giếng nước cạn khô. (Ảnh nongnghiep.vn)

21. Muốn có nước dùng, một là đi bộ nửa ngày đường sang Cán Phình gùi về, hai là đào hố để hứng nước mưa. (Ảnh vshttdidienbien.gov.vn.


22. Mỗi khi có mua, cả bản kéo nhau ra dùng gậy khuấy nước mưa trong hố lẫn đất thành bùn rồi để thế. Bùn sẽ lắng xuống, len lỏi, bịt các kẽ hở của hố. còn nước đó dùng được khoảng…2 ngày. (Tin nongnghiep.vn, ảnh diendientv.vn)

23. “Xã có 30 ha ruộng, 78 ha nương, chỉ làm được 1 vụ, trời cho ăn được thì ăn, không cho ăn thì đói, nên cứ có gạo cứu đói là Lao Xả Phình được nhận nhiều nhất”, ông Và A Cở một - người dân xã Lao Xả Phình nói. (Tin, ảnh nongnghiep.vn)

24. Giáp hạt năm 2013, mỗi khẩu được 15 kg gạo cứu trợ. 15 kg  cho 6 -11 hộ, mà đến tháng 8 - 9 mới bẻ được ngô. Vì thế, trẻ lên 3 lên 7 cũng phải huy động đi lấy nước, làm nương như ai. (Ảnh nongnghiep.vn)

25. Lớp học mầm non của bản Chẻo Chử Phình (Lao Xả Phình, Điện Biên), cơn lốc đêm vừa cuốn bay gần hết cả vạt cỏ gianh, còn trơ khung tre với vách phên liêu xiêu, tháng 3/2013. (Tin, ảnh nongnghiep.vn).

26. Tại trường tiểu học Lao Xả Phình (Tủa Chùa, Điện Biên), tháng 12/2014. (Ảnh baodatviet.vn)

27. Cho con đi học thì đỡ được mấy suất ăn, nhưng lại mất người đi làm nương và đi lấy nước. Thành thử học hay không cũng như nhau cả, chẳng thấy khác gì – Thào Thị Đài ở bản Chẻo Chử Phình phàn nàn trong cái đói hút mắt mùa khô. (Tin nongnghiep.vn, ảnh baodatviet.vn)

28. Đó là câu chuyện ở bản vùng cao. Còn câu chuyện ở bản tái định cư công trình thủy lợi thì lại rẽ sang hướng khác. (Ảnh dienbientv.vn)

29. Những vùng mới cũng nghèo đói vì thiếu đất, nghèo đói thiếu nước. Nghèo đói vì đất sản xuất đã nhường lại cho thủy điện Sơn La. Trong hình, thôn tái định cư Tà Huổi Sáng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, tháng 8/2013. (Ảnh dienbientv.vn).

30. “Nếu như mà đất nơi ở cũ theo được người chúng tôi lên đây cùng tái định cư thì tốt biết mấy! Bây giờ đất ruộng trồng lúa tốt quanh năm không phải bón phân của cả bản Pắc Na cũ chúng tôi đã chìm dưới lòng hồ sông Đà rồi, tiếc lắm chứ”, ông Điềm Văn Dừa ở điểm tái định cư thủy điện Sơn La (thôn Tà Huổi Tráng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa) nói. (Tin dienbientv.vn, ảnh nhandan.vn).

31. Bãi đất màu được chia cho người dân khu tái định cư Huổi Lực 1, giờ bỏ hoang vì không có nước sản xuất tháng 8/2015 (Tin, ảnh dienbientv.vn)

32. Sau gần 9 năm rời Pắc Na về định cư tại bản Huổi Lực 1 nhưng năm nào nhà anh Quàng Văn Chung cũng thiếu lương thực từ 2 – 3 tháng, dù được chia tới 700 m2 ruộng /2 vụ/ khẩu. Thiếu nước, đất bạc màu, bắp ngô nhỏ thó, ít hạt. (Tin. ảnh dienbientv.vn)

33. Các bể nước của bản tái định cư Pắc Khoa (hồ thủy điện Bản Chát) cạn khô nước, tháng 7/ 2012 (tin, ảnh baolaichau.vn).

34. Ở đây xa nương, không tiện như bản cũ, thứ gì cũng mua nên phải vay mượn lung tung khắp nơi. Trong hình, những hạt cơm nguội cuối cùng, tháng 3 /2012. (Tin, ảnh nongnghiep.vn).

35. Bản mới đẹp hơn bản cũ, nhưng mà đói thì đẹp làm gì – Anh Lò Văn Chô (bản tái định cư Pắc Khoa) nói trên báo Nông nghiệp. Trong hình, một góc bản tái định cư Pắc Khoa (xã Phúc Khoa). (Ảnh baolaichau.vn)

36. Trong khi chỗ tái định cư lòng thủy điện thiếu nước, đói thì ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa mọi người đang thấp thỏm, lo âu khi mùa mưa lũ về, tháng 7/2015 (Tin, ảnh vov.vn)

37. Trận lũ tháng 9/ 2013, một nửa bản Hột bị ngập, toàn bộ các công trình thủy lợi bị vùi lấp, hàng chục ao cá, ruộng lúa, hàng trăm con gia súc, gia cầm và tài sản bị cuốn trôi. (Tin, ảnh dienbientv.vn)

38. Còn dự án “Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa” đã được UBND tỉnh Điện Biên từ cuối 2014 tới tháng 7/2015, vẫn chưa có một hạng mục nào được triển khai. (Tin, ảnh dienbientv.vn).

39. “Hôm mưa lũ về ngập hết cả, khó khăn lắm, lũ lên cao đến 1m trong bản, ai cũng sợ. Mong làm nền nhà để dân chuyển đi, nhưng mong mãi chưa xuống không biết làm sao”, anh Quàng Văn Chơi người dân bản Hột nói. (Tin, ảnh vov.vn)

Giá như có ai đó nhường lại một phần nhỏ, thật nhỏ thôi…tiền đầu tư xây dựng các trụ sở nguy nga ở địa phương, hay những công trình tượng đài hoành tráng, thì cuộc sống của người dân nơi đây sẽ đỡ khổ biết bao.

A Phan tổn hợp/
Theo Đại Kỷ nguyên VN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5044. Màu đỏ Artek

5485. Vì sao nước Đức hùng mạnh? (Kỳ 1)

6272. Kịch tính vụ kit Việt Á ngày càng cao.